3/1/25 lúc 07:59
Đăng nhập
Đăng ký
Menu
Trang chủ
Diễn đàn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Điểm Tin
Nhật Bản học
Có gì mới
Bài viết mới
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
Tìm kiếm
Đăng nhập
Đăng ký
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Văn hóa của "con dấu" của Nhật Bản đang cản trở là việc từ xa
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="kamikaze" data-source="post: 57839" data-attributes="member: 2"><p>Tại Nhật Bản con dấu được sử dụng thay cho chữ ký. Trong mọi giao dịch đều cần sử dụng đến con dấu. Là người nước ngoài có kinh nghiệm làm việc tại Nhật chắc chắn sẽ có kỷ niệm về việc đi làm con dấu khi mới qua Nhật hay ký ức không đẹp về việc giao dịch không thành chỉ vì quên con dấu hay sử dụng con dấu không hợp lệ.Con dấu đã từng là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tại Nhật. Nhưng do ảnh hưởng của quá trình số hóa và đặc biệt là ảnh hưởng của covid-19, người Nhật buộc phải nhìn nhận lại vai trò của nó.</p><p></p><p style="text-align: center">[ATTACH=full]2923[/ATTACH]</p><p></p><p>Thông tin Nhật Bản xin lược dịch và giới thiệu bài viết có tên: “VĂN HÓA CON DẤU CỦA NHẬT BẢN CẢN TRỞ LÀM VIỆC TẠI NHÀ. VỐN DĨ CON DẤU LIỆU CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ HAY KHÔNG ?”</p><p></p><p></p><p></p><p><strong>LÝ DO VIỆC PHẢI ĐẾN CÔNG TY KHI LÀM VIỆC TẠI NHÀ: ĐI LẤY CON DẤU, TÀI LIỆU XẾP SỐ 1:</strong></p><p>Trong khoảng thời gian gần đây, thường bắt gặp trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đã đưa ra những ý kiến như : “Tôi đang làm việc tại nhà vì virus Corona mới, thế nhưng tôi đã phải đến công ty hôm nay chỉ để nhờ sếp đóng dấu.” hay “Khách hàng cần con dấu”. Mặc dù làm việc tại nhà ( telework ) được khuyến khích do sự lây lan của virus Corona mới, nhưng việc telework tại các công ty đã không tiến triển như chính phủ mong đợi. Theo một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Tokyo thực hiện trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 23 quận của Tokyo ( diễn ra từ ngày 13~31/3, với 1300 phản hồi hợp lệ ) , chỉ có khoảng 26% các công ty trả lời rằng họ “đang thực thi” việc làm việc tại nhà (telework ).</p><p></p><p>Vào ngày 11 tháng 4 ( Thứ 7 ), Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với 7 tỉnh thành, yêu cầu “giảm 70% số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng”. Như đã nêu ở đầu bài viết về ý kiến của các nhân viên, một trong những lý do không thể tiến triển việc làm việc từ xa, đó là “văn hóa con dấu” tiêu biểu của Nhật Bản.</p><p></p><p>Với sự cải tổ của Nội các vào tháng 9 năm 2019, Nghị sĩ Naokazu Takemoto, người giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Nghị sĩ bảo vệ văn hóa – hệ thống con dấu của Nhật Bản ( còn gọi là Ủy ban Con dấu ) đã được bổ nhiệm làm Bộ trường Bộ Công nghệ Thông tin. Lời phát biểu nhận được cả ủng hộ lẫn phản đối của ông rằng “ Tôi muốn tập trung trí tuệ để đạt được sự thịnh vượng ( trong cả văn hóa con dấu và sự phát triển của công nghệ thông tin ) “ vẫn còn rất mới trong ký ức của tôi.</p><p></p><p>Trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản tồn tại một tình huống khá phức tạp liên quan đến con dấu. Đó là vừa có con dấu của người đại diện doanh nghiệp- được đăng ký, không được phép mang ra ngoài lại vừa có con dấu của ngân hàng, dấu xác nhận. Rồn lại có cả dấu cá nhân, dấu chức vụ v.v…</p><p></p><p>Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội CFO Nhật Bản ( trụ sở ở Hirakawacho, quận Chiyoda ), là một tổ chức chứng nhận quốc tế về quản lý tài chính cho biết “40% giám đốc điều hành trong lĩnh vực tài chính kế toán của các công ty đã lên sàn chứng khoán đã thực hiện 70% công việc tại nhà vào thời điểm tháng 2 và tháng 3 khi corona mới bắt đầu lan rộng. Thế nhưng 41% trong số đó đã trả lời rằng “Mặc dù đang làm việc tại nhà nhưng vẫn phát sinh tình huống cần phải đến công ty”. Lý do chính đó là “ Để xử lý giấy tờ hay dữ liệu như in ấn hay thủ tục đóng dấu và hóa đơn.” ( Trích trong “thời báo kinh tế Nhật Bản Bizgate, ngày 7 tháng 4 năm 2020 ). “Tôi không thể tự đẩy bản thân vào nguy hiểm để đến công ty chỉ vì một con dấu” là tâm tư của họ, những phụ trách thuế và kế toán.</p><p></p><p><strong>VIỆC SỬ DỤNG CON DẤU TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY CHỈ CÒN NHẬT BẢN ?</strong></p><p>Ở Nhật Bản, văn hóa con dấu bắt nguồn từ khi nào ? Người ta nói rằng nó thường được sử dụng trong thời Edo do tỷ lệ người dân biết chữ thấp, nhưng hệ thống đăng ký con dấu sử dụng con dấu đăng ký đã bắt đầu từ thời kỳ đầu của thời Minh Trị (Meiji) .Hơn nữa khi theo dấu lịch sử, nó đã quay trở lại vào thời Yayoi, khi ta được người Hán trao tặng một con dấu bằng vàng. Con dấu bằng vàng này đã được sử dụng để niêm phong các văn thư tại Trung Quốc.Thế nhưng, tại một nước Trung Quốc nơi có lịch sử con dấu lâu đời, hiện tại chữ ký hiện đang được sử dụng để ký kết hợp đồng.</p><p></p><p>Theo ông Nakajima Souichi, chủ tịch Hiệp hội con dấu toàn quốc ( trụ sở tại Kandajinbocho, quận Chiyoda ) cho biết “ Cho đến khoảng 10 năm trước ( tính đến năm 2016 ), có một hệ thống đăng ký con dấu ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, thế nhưng hiện tại vẫn còn duy trì trên thế giới thì chỉ có duy nhất Nhật Bản.” ( trích “Post Seven”, ngày 20 tháng 7 năm 2016 )</p><p></p><p>Về Hàn Quốc, sau Hiệp ước thống nhất Nhật Bản – Hàn Quốc ( Năm Minh Trị thứ 43 ) , giấy chứng nhận con dấu đã được cấp theo sự chỉ đạo của Nhật Bản. Tuy nhiên, vì có rất ít họ ở Hàn Quốc và rất dễ làm giả các ký tự tiếng Hàn ( Hangul ) , việc hệ thống chứng nhận con dấu đã bị bãi bỏ hoàn toàn được phát biểu vào tháng 1 năm 2006 ( Năm Bình Thành thứ 16 ). Tại Nhật Bản, cũng có một vấn đề đó là bị người khác sử dụng con dấu bất hợp pháp. Ví dụ, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng có được con dấu thấm mực ( được gọi là SHIYACHIHATA ) với họ phổ biến như Suzuki hay Tanaka . Dễ dàng như việc bán nó tại cửa hàng 100 Yên.</p><p></p><p>Thật kỳ lạ khi người khác có thể đóng dấu ngay cả khi chính chủ không có mặt. Các quốc gia khác từ lâu đã “tốt nghiệp” văn hóa con dấu vốn được duy trì và bảo tồn vững chắc (tại Nhật).</p><p></p><p></p><p><strong>MỘT VÍ DỤ VỀ NƯỚC ANH THEO “CHỦ NGHĨA NGUYÊN BẢN” NHƯNG KHÔNG DÙNG CON DẤU :</strong></p><p>Như mọi người đã biết, người phương Tây không sử dụng con dấu. Mà là chữ ký. Tùy vào từng trường hợp, cũng có trường hợp nhân chứng chứng kiến việc ký tên có thể ký tên, kể cả không có điều đó thì hiệu lực vẫn không thay đổi.Một điểm khác biệt với Nhật Bản là bằng cách ký tất cả các trang trong hợp đồng, có thể ngăn chặn được việc giả mạo các trang giữa chừng.Ngoài ra, có một suy nghĩ phổ biến rằng không có vấn đề gì cả ngay cả khi nó không phải là bản gốc. Tất cả những gì bạn phải làm là ký hợp đồng và gửi cho người nhận bằng PDF hoặc fax.</p><p></p><p>Không phải là kinh doanh , nhưng khi nói về kinh nghiệm cá nhân của tôi, khi được nhận thị thực khi nhập cảnh vào Anh để du học ngắn hạn tại Anh, tôi cần xuất trình bản gốc giấy nhập học của trường ngoại ngữ. Thế nhưng trường học của tôi đã cho biết “ Nếu giấy tờ không đến thì bản PDF cũng không không sao”, tôi đã bán tín bán nghi chuyện này. Điều này không giống như chủ nghĩa nguyên bản ở Nhật. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng việc ở Anh không có “con dấu công ty”, có thể đã dẫn đến một lối suy nghĩ dựa trên các cá nhân thay vì công ty.</p><p></p><p><strong>LỢI THẾ CỦA VIỆC KHÔNG CON DẤU, KHÔNG GIẤY TỜ LÀ GÌ ?</strong></p><p>Là một nhà văn tự do thường làm việc tại nhà, về cơ bản tôi làm việc mà không cần giấy tờ. Cũng có một số khách hàng ban đầu yêu cầu tôi đóng dấu vào những giấy tờ như hợp đồng hay tài liệu tuyệt mật, nhưng căn cứ theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì đó không phải là phái đa số. Đối với hóa đơn, tôi đã dán hình ảnh con dấu lên và gửi dưới dạng PDF, nhưng chưa bao giờ có vấn đề gì cả. Nếu nói về điều hữu ích nhất về số hóa là trong nửa đầu năm 2019, đó là việc tôi có thể nộp tờ khai thuế trực tuyến một cách an toàn khi tôi đang làm việc vô định ở Anh ( cách làm việc bên ngoài văn phòng sử dụng các thiết bị kỹ thuật số ) . Bằng cách này, bạn không phải lo lắng về việc in ra, scan và gửi thư, cho phép bạn tự do làm việc ở bất kỳ nơi đâu không kể nước ngoài lẫn Nhật Bản.</p><p></p><p></p><p>Cá nhân tôi thích cảm giác trang trọng khi đóng dấu, thậm chỉ tôi đã đặt mua một con dấu may mắn. Tuy nhiên, vì việc đóng dấu hạn chế hành động của mọi người và tốn công sức hơn, tôi cũng cảm thấy rằng nó là một món đồ không phù hợp với bầu không khí của thời đại</p><p></p><p><strong>THAY THẾ CHO CON DẤU TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ LÀ GÌ?</strong></p><p>Tôi đã đề cập trước đó rằng tôi đang sử dụng dữ liệu hình ảnh con dấu, đây được gọi là con dấu điện tử. Ngoài ra còn có cả chữ ký điện tử để ký trên màn hình. Ngoài ra, việc trao đổi tài liệu bằng mật mã cũng được họi là hợp đồng điện tử. Người ta nói rằng hiện tại 40% các công ty trong nước đang bắt đầu đưa vào sử dụng hợp đồng điện tử ngay cả khi chưa được giới thiệu. Về mặt bảo mật, người ta đang cố gắng cải thiện độ tin cậy bằng “dấu thời gian” cho phép đóng dấu trên các tài liệu điện tử và con dấu điện tử của công ty. Chính phủ hiện đang trong quá trình thúc đẩy sự chấp thuận từ các doanh nghiệp.</p><p></p><p></p><p></p><p><strong>HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA MỘT CON DẤU LÀ GÌ ?</strong></p><p>Đầu tiên con dấu có hiệu lực pháp lý đến mức nào ?Cùng với Japan Post và Amazon, có khả năng rằng phía vận chuyển Yamato cũng sẽ thực hiện “giao hang theo chỉ định” do tình hình virus Corona mới. Việc nhận hàng đã từng cần con dấu và chữ ký, thế nhưng việc bỏ qua những điều đó tôi nghĩ đó là một điều rất to lớn. Trên thực tế, có thể đã thực hiện được từ việc “con dấu chứng nhận không có căn cứ pháp lý” .</p><p></p><p>Tài liệu quan trọng hơn con dấu, mục đích của người đóng dấu mới là quan trọng. Bằng việc câu nệ hình thức như vậy, cho dù có mục đích thì việc đi đường vòng là một điều ngu ngốc.</p><p></p><p>.Nếu suy nghĩ như vậy và tìm hiểu thông tin trên Internet, theo luật của Anh và Mỹ, việc thiết lập hợp đồng là “khi đề nghị được chấp thuận” ( = Nếu các bên đều nhất trí ý kiến ) , theo nguyên tắc “ không cần tài liệu, có thể thiết lập hợp đồng bằng lời nói”. ( Trích “Luật kinh doanh” ( BUSINESS LAWYERS) , ngày 14 tháng 5 năm 2018 )</p><p></p><p><strong> </strong></p><p><strong></strong></p><p><strong>KHI XẢY RA THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT LỚN, “XÁC MINH DANH TÍNH” LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT.</strong></p><p>Hơn nữa tại Nhật Bản, dù có không đóng dấu vào hợp đồng, thì có vẻ như “nếu có chữ ký, sẽ có hiệu lực dù có con dấu hay không.” “ Về nguyên tắc, bản thân con dấu không có hiệu lực pháp lý đặc biệt nào” “Hơn nữa , ngay cả khi không có hợp đồng, cho dù là trao đổi bằng lời nói, bằng email hay qua line, hợp đồng vẫn có hiệu lực nếu đạt được thỏa thuận ở đó.” ( Văn phòng luật Sekiguchi, ngày 4 tháng 2 năm 2020 )</p><p></p><p>Hãy cùng nhớ lại trận động đất lớn đã xảy ra ở phía Đông Nhật Bản. Khi cả sổ ngân hàng, thẻ ngân hàng và con dấu bị mất, có thể rút tiền tối đa 200.000 yen tại ngân hàng Yuucho ( Ngân hàng bưu điện Nhật Bản ) và 100.000 yên tại các tổ chức tài chính khác. Người ta đã chú trọng vào việc xác minh danh tính.</p><p></p><p>Nói cách khác, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi các quy tắc nếu chúng ta muốn. Vấn đề là chúng ta có “quyết tâm thay đổi bằng mọi giá hay không thôi”.</p><p style="text-align: right"><strong>(</strong><a href="https://urbanlife.tokyo/post/33287/" target="_blank"><strong>Nguồn bài viết bằng tiếng Nhật</strong></a><strong>)</strong></p><p></p><p><strong>BÀN THÊM:</strong></p><p>Con dấu sinh ra ở Trung Quốc nhưng đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa kinh doanh nói riêng và trong đời sống xã hội ở Nhật nói chung. Từ con dấu chúng ta có thể nhìn ra nhiều đặc điểm của văn hóa kinh doanh Nhật Bản như chỉn chu, bảo thủ v.v...</p><p></p><p>Cho đến thời điểm hiện tại- năm 2020- thì có thể nói mọi giao dịch quan trọng tại Nhật đều cần phải có con dấu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của covid-19, quá trình số hóa cách làm việc đang được thúc đẩy. Với sự thây đổi này, vài trò của con dấu dường như đã hết và nó đang trở thành cản trở trong công việc cũng như đời sống tại Nhật. Thay đổi chính sách và tập quán về con dấu sẽ giúp Nhật Bản nhanh thoát ra khỏi sực lạc hậu cũng như tụt hậu. Có thể nói với tính bảo thủ khá mạnh, Nhật Bản sẽ không dễ dàng từ bỏ con dấu ngay mà sẽ phải qua một quá trình khá dài.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="kamikaze, post: 57839, member: 2"] Tại Nhật Bản con dấu được sử dụng thay cho chữ ký. Trong mọi giao dịch đều cần sử dụng đến con dấu. Là người nước ngoài có kinh nghiệm làm việc tại Nhật chắc chắn sẽ có kỷ niệm về việc đi làm con dấu khi mới qua Nhật hay ký ức không đẹp về việc giao dịch không thành chỉ vì quên con dấu hay sử dụng con dấu không hợp lệ.Con dấu đã từng là một yếu tố không thể thiếu trong đời sống tại Nhật. Nhưng do ảnh hưởng của quá trình số hóa và đặc biệt là ảnh hưởng của covid-19, người Nhật buộc phải nhìn nhận lại vai trò của nó. [CENTER][ATTACH type="full" alt="INKANOSU.jpg"]2923[/ATTACH][/CENTER] Thông tin Nhật Bản xin lược dịch và giới thiệu bài viết có tên: “VĂN HÓA CON DẤU CỦA NHẬT BẢN CẢN TRỞ LÀM VIỆC TẠI NHÀ. VỐN DĨ CON DẤU LIỆU CÓ HIỆU LỰC PHÁP LÝ HAY KHÔNG ?” [B]LÝ DO VIỆC PHẢI ĐẾN CÔNG TY KHI LÀM VIỆC TẠI NHÀ: ĐI LẤY CON DẤU, TÀI LIỆU XẾP SỐ 1:[/B] Trong khoảng thời gian gần đây, thường bắt gặp trên mạng xã hội và các phương tiện truyền thông đã đưa ra những ý kiến như : “Tôi đang làm việc tại nhà vì virus Corona mới, thế nhưng tôi đã phải đến công ty hôm nay chỉ để nhờ sếp đóng dấu.” hay “Khách hàng cần con dấu”. Mặc dù làm việc tại nhà ( telework ) được khuyến khích do sự lây lan của virus Corona mới, nhưng việc telework tại các công ty đã không tiến triển như chính phủ mong đợi. Theo một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại và Công nghiệp Tokyo thực hiện trên các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở 23 quận của Tokyo ( diễn ra từ ngày 13~31/3, với 1300 phản hồi hợp lệ ) , chỉ có khoảng 26% các công ty trả lời rằng họ “đang thực thi” việc làm việc tại nhà (telework ). Vào ngày 11 tháng 4 ( Thứ 7 ), Thủ tướng Shinzo Abe đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với 7 tỉnh thành, yêu cầu “giảm 70% số lượng nhân viên làm việc tại văn phòng”. Như đã nêu ở đầu bài viết về ý kiến của các nhân viên, một trong những lý do không thể tiến triển việc làm việc từ xa, đó là “văn hóa con dấu” tiêu biểu của Nhật Bản. Với sự cải tổ của Nội các vào tháng 9 năm 2019, Nghị sĩ Naokazu Takemoto, người giữ chức vụ Chủ tịch Liên đoàn Nghị sĩ bảo vệ văn hóa – hệ thống con dấu của Nhật Bản ( còn gọi là Ủy ban Con dấu ) đã được bổ nhiệm làm Bộ trường Bộ Công nghệ Thông tin. Lời phát biểu nhận được cả ủng hộ lẫn phản đối của ông rằng “ Tôi muốn tập trung trí tuệ để đạt được sự thịnh vượng ( trong cả văn hóa con dấu và sự phát triển của công nghệ thông tin ) “ vẫn còn rất mới trong ký ức của tôi. Trong văn hóa kinh doanh của Nhật Bản tồn tại một tình huống khá phức tạp liên quan đến con dấu. Đó là vừa có con dấu của người đại diện doanh nghiệp- được đăng ký, không được phép mang ra ngoài lại vừa có con dấu của ngân hàng, dấu xác nhận. Rồn lại có cả dấu cá nhân, dấu chức vụ v.v… Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội CFO Nhật Bản ( trụ sở ở Hirakawacho, quận Chiyoda ), là một tổ chức chứng nhận quốc tế về quản lý tài chính cho biết “40% giám đốc điều hành trong lĩnh vực tài chính kế toán của các công ty đã lên sàn chứng khoán đã thực hiện 70% công việc tại nhà vào thời điểm tháng 2 và tháng 3 khi corona mới bắt đầu lan rộng. Thế nhưng 41% trong số đó đã trả lời rằng “Mặc dù đang làm việc tại nhà nhưng vẫn phát sinh tình huống cần phải đến công ty”. Lý do chính đó là “ Để xử lý giấy tờ hay dữ liệu như in ấn hay thủ tục đóng dấu và hóa đơn.” ( Trích trong “thời báo kinh tế Nhật Bản Bizgate, ngày 7 tháng 4 năm 2020 ). “Tôi không thể tự đẩy bản thân vào nguy hiểm để đến công ty chỉ vì một con dấu” là tâm tư của họ, những phụ trách thuế và kế toán. [B]VIỆC SỬ DỤNG CON DẤU TRÊN THẾ GIỚI HIỆN NAY CHỈ CÒN NHẬT BẢN ?[/B] Ở Nhật Bản, văn hóa con dấu bắt nguồn từ khi nào ? Người ta nói rằng nó thường được sử dụng trong thời Edo do tỷ lệ người dân biết chữ thấp, nhưng hệ thống đăng ký con dấu sử dụng con dấu đăng ký đã bắt đầu từ thời kỳ đầu của thời Minh Trị (Meiji) .Hơn nữa khi theo dấu lịch sử, nó đã quay trở lại vào thời Yayoi, khi ta được người Hán trao tặng một con dấu bằng vàng. Con dấu bằng vàng này đã được sử dụng để niêm phong các văn thư tại Trung Quốc.Thế nhưng, tại một nước Trung Quốc nơi có lịch sử con dấu lâu đời, hiện tại chữ ký hiện đang được sử dụng để ký kết hợp đồng. Theo ông Nakajima Souichi, chủ tịch Hiệp hội con dấu toàn quốc ( trụ sở tại Kandajinbocho, quận Chiyoda ) cho biết “ Cho đến khoảng 10 năm trước ( tính đến năm 2016 ), có một hệ thống đăng ký con dấu ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan, thế nhưng hiện tại vẫn còn duy trì trên thế giới thì chỉ có duy nhất Nhật Bản.” ( trích “Post Seven”, ngày 20 tháng 7 năm 2016 ) Về Hàn Quốc, sau Hiệp ước thống nhất Nhật Bản – Hàn Quốc ( Năm Minh Trị thứ 43 ) , giấy chứng nhận con dấu đã được cấp theo sự chỉ đạo của Nhật Bản. Tuy nhiên, vì có rất ít họ ở Hàn Quốc và rất dễ làm giả các ký tự tiếng Hàn ( Hangul ) , việc hệ thống chứng nhận con dấu đã bị bãi bỏ hoàn toàn được phát biểu vào tháng 1 năm 2006 ( Năm Bình Thành thứ 16 ). Tại Nhật Bản, cũng có một vấn đề đó là bị người khác sử dụng con dấu bất hợp pháp. Ví dụ, bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng có được con dấu thấm mực ( được gọi là SHIYACHIHATA ) với họ phổ biến như Suzuki hay Tanaka . Dễ dàng như việc bán nó tại cửa hàng 100 Yên. Thật kỳ lạ khi người khác có thể đóng dấu ngay cả khi chính chủ không có mặt. Các quốc gia khác từ lâu đã “tốt nghiệp” văn hóa con dấu vốn được duy trì và bảo tồn vững chắc (tại Nhật). [B]MỘT VÍ DỤ VỀ NƯỚC ANH THEO “CHỦ NGHĨA NGUYÊN BẢN” NHƯNG KHÔNG DÙNG CON DẤU :[/B] Như mọi người đã biết, người phương Tây không sử dụng con dấu. Mà là chữ ký. Tùy vào từng trường hợp, cũng có trường hợp nhân chứng chứng kiến việc ký tên có thể ký tên, kể cả không có điều đó thì hiệu lực vẫn không thay đổi.Một điểm khác biệt với Nhật Bản là bằng cách ký tất cả các trang trong hợp đồng, có thể ngăn chặn được việc giả mạo các trang giữa chừng.Ngoài ra, có một suy nghĩ phổ biến rằng không có vấn đề gì cả ngay cả khi nó không phải là bản gốc. Tất cả những gì bạn phải làm là ký hợp đồng và gửi cho người nhận bằng PDF hoặc fax. Không phải là kinh doanh , nhưng khi nói về kinh nghiệm cá nhân của tôi, khi được nhận thị thực khi nhập cảnh vào Anh để du học ngắn hạn tại Anh, tôi cần xuất trình bản gốc giấy nhập học của trường ngoại ngữ. Thế nhưng trường học của tôi đã cho biết “ Nếu giấy tờ không đến thì bản PDF cũng không không sao”, tôi đã bán tín bán nghi chuyện này. Điều này không giống như chủ nghĩa nguyên bản ở Nhật. Hơn nữa, tôi nghĩ rằng việc ở Anh không có “con dấu công ty”, có thể đã dẫn đến một lối suy nghĩ dựa trên các cá nhân thay vì công ty. [B]LỢI THẾ CỦA VIỆC KHÔNG CON DẤU, KHÔNG GIẤY TỜ LÀ GÌ ?[/B] Là một nhà văn tự do thường làm việc tại nhà, về cơ bản tôi làm việc mà không cần giấy tờ. Cũng có một số khách hàng ban đầu yêu cầu tôi đóng dấu vào những giấy tờ như hợp đồng hay tài liệu tuyệt mật, nhưng căn cứ theo kinh nghiệm cá nhân của tôi thì đó không phải là phái đa số. Đối với hóa đơn, tôi đã dán hình ảnh con dấu lên và gửi dưới dạng PDF, nhưng chưa bao giờ có vấn đề gì cả. Nếu nói về điều hữu ích nhất về số hóa là trong nửa đầu năm 2019, đó là việc tôi có thể nộp tờ khai thuế trực tuyến một cách an toàn khi tôi đang làm việc vô định ở Anh ( cách làm việc bên ngoài văn phòng sử dụng các thiết bị kỹ thuật số ) . Bằng cách này, bạn không phải lo lắng về việc in ra, scan và gửi thư, cho phép bạn tự do làm việc ở bất kỳ nơi đâu không kể nước ngoài lẫn Nhật Bản. Cá nhân tôi thích cảm giác trang trọng khi đóng dấu, thậm chỉ tôi đã đặt mua một con dấu may mắn. Tuy nhiên, vì việc đóng dấu hạn chế hành động của mọi người và tốn công sức hơn, tôi cũng cảm thấy rằng nó là một món đồ không phù hợp với bầu không khí của thời đại [B]THAY THẾ CHO CON DẤU TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ LÀ GÌ?[/B] Tôi đã đề cập trước đó rằng tôi đang sử dụng dữ liệu hình ảnh con dấu, đây được gọi là con dấu điện tử. Ngoài ra còn có cả chữ ký điện tử để ký trên màn hình. Ngoài ra, việc trao đổi tài liệu bằng mật mã cũng được họi là hợp đồng điện tử. Người ta nói rằng hiện tại 40% các công ty trong nước đang bắt đầu đưa vào sử dụng hợp đồng điện tử ngay cả khi chưa được giới thiệu. Về mặt bảo mật, người ta đang cố gắng cải thiện độ tin cậy bằng “dấu thời gian” cho phép đóng dấu trên các tài liệu điện tử và con dấu điện tử của công ty. Chính phủ hiện đang trong quá trình thúc đẩy sự chấp thuận từ các doanh nghiệp. [B]HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA MỘT CON DẤU LÀ GÌ ?[/B] Đầu tiên con dấu có hiệu lực pháp lý đến mức nào ?Cùng với Japan Post và Amazon, có khả năng rằng phía vận chuyển Yamato cũng sẽ thực hiện “giao hang theo chỉ định” do tình hình virus Corona mới. Việc nhận hàng đã từng cần con dấu và chữ ký, thế nhưng việc bỏ qua những điều đó tôi nghĩ đó là một điều rất to lớn. Trên thực tế, có thể đã thực hiện được từ việc “con dấu chứng nhận không có căn cứ pháp lý” . Tài liệu quan trọng hơn con dấu, mục đích của người đóng dấu mới là quan trọng. Bằng việc câu nệ hình thức như vậy, cho dù có mục đích thì việc đi đường vòng là một điều ngu ngốc. .Nếu suy nghĩ như vậy và tìm hiểu thông tin trên Internet, theo luật của Anh và Mỹ, việc thiết lập hợp đồng là “khi đề nghị được chấp thuận” ( = Nếu các bên đều nhất trí ý kiến ) , theo nguyên tắc “ không cần tài liệu, có thể thiết lập hợp đồng bằng lời nói”. ( Trích “Luật kinh doanh” ( BUSINESS LAWYERS) , ngày 14 tháng 5 năm 2018 ) [B] KHI XẢY RA THẢM HỌA ĐỘNG ĐẤT LỚN, “XÁC MINH DANH TÍNH” LÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT.[/B] Hơn nữa tại Nhật Bản, dù có không đóng dấu vào hợp đồng, thì có vẻ như “nếu có chữ ký, sẽ có hiệu lực dù có con dấu hay không.” “ Về nguyên tắc, bản thân con dấu không có hiệu lực pháp lý đặc biệt nào” “Hơn nữa , ngay cả khi không có hợp đồng, cho dù là trao đổi bằng lời nói, bằng email hay qua line, hợp đồng vẫn có hiệu lực nếu đạt được thỏa thuận ở đó.” ( Văn phòng luật Sekiguchi, ngày 4 tháng 2 năm 2020 ) Hãy cùng nhớ lại trận động đất lớn đã xảy ra ở phía Đông Nhật Bản. Khi cả sổ ngân hàng, thẻ ngân hàng và con dấu bị mất, có thể rút tiền tối đa 200.000 yen tại ngân hàng Yuucho ( Ngân hàng bưu điện Nhật Bản ) và 100.000 yên tại các tổ chức tài chính khác. Người ta đã chú trọng vào việc xác minh danh tính. Nói cách khác, chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi các quy tắc nếu chúng ta muốn. Vấn đề là chúng ta có “quyết tâm thay đổi bằng mọi giá hay không thôi”. [RIGHT][B]([/B][URL='https://urbanlife.tokyo/post/33287/'][B]Nguồn bài viết bằng tiếng Nhật[/B][/URL][B])[/B][/RIGHT] [B]BÀN THÊM:[/B] Con dấu sinh ra ở Trung Quốc nhưng đã trở thành một nét đặc biệt trong văn hóa kinh doanh nói riêng và trong đời sống xã hội ở Nhật nói chung. Từ con dấu chúng ta có thể nhìn ra nhiều đặc điểm của văn hóa kinh doanh Nhật Bản như chỉn chu, bảo thủ v.v... Cho đến thời điểm hiện tại- năm 2020- thì có thể nói mọi giao dịch quan trọng tại Nhật đều cần phải có con dấu. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của covid-19, quá trình số hóa cách làm việc đang được thúc đẩy. Với sự thây đổi này, vài trò của con dấu dường như đã hết và nó đang trở thành cản trở trong công việc cũng như đời sống tại Nhật. Thay đổi chính sách và tập quán về con dấu sẽ giúp Nhật Bản nhanh thoát ra khỏi sực lạc hậu cũng như tụt hậu. Có thể nói với tính bảo thủ khá mạnh, Nhật Bản sẽ không dễ dàng từ bỏ con dấu ngay mà sẽ phải qua một quá trình khá dài. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Thủ đô Việt Nam là?
Gửi trả lời
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Văn hóa của "con dấu" của Nhật Bản đang cản trở là việc từ xa
Top