22/12/24 lúc 00:51
Đăng nhập
Đăng ký
Menu
Trang chủ
Diễn đàn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Điểm Tin
Nhật Bản học
Có gì mới
Bài viết mới
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
Tìm kiếm
Đăng nhập
Đăng ký
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Vẻ đẹp Thiền Trong Vườn Cảnh Nhật Bản
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="sakura_hana" data-source="post: 6712" data-attributes="member: 1223"><p><strong>Ðề: Vẻ đẹp Thiền Trong Vườn Cảnh Nhật Bản</strong></p><p></p><p><strong>VÀI NÉT VỀ THẨM MỸ THIỀN CỦA NHẬT BẢN </strong></p><p></p><p>Văn minh Trung Hoa được du nhập vào Nhật Bản bằng nhiều cách khác nhau nhưng có một kênh hết sức quan trọng đó là được chuyển tải qua lối tư duy và ý niệm Phật giáo. Phần lớn những học giả đầu tiên từ Trung Quốc, Triều Tiên đến Nhật thời Nara là những nhà tu hành. </p><p></p><p></p><p>Cùng với việc truyền bá Phật giáo, họ đã mang vào Nhật Bản nhiều ngành nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ của Trung Hoa. Còn người Nhật bằng những cảm nhận trực quan của mình đã nhận ra rằng đằng sau Phật giáo là cả bề dày của một nền văn minh đang đạt đến giai đoạn phát triển cao. Vì vậy họ đã tiếp nhận say mê, học hỏi tích cực để tạo ra những công trình có giá trị không kém gì so với người Trung Hoa.</p><p></p><p>Chính vì vậy, sau khi du nhập vào Nhật một thời gian, ảnh hưởng của Phật giáo đã lan tới tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã có những cải biến để phù hợp với tập quán, tính cách của người Nhật.</p><p></p><p>Thiền chính là một trong những cải biến đó của Phật giáo. Tư tưởng chính của Thiền là chủ trương rũ bỏ tất cả những sách vở kinh viện, chỉ thông qua "trực giác" để đạt được chân lý và hiểu được bản chất của sự vật. Do sự đơn giản này nên ngay từ khi mới du nhập vào Nhật, Thiền đã nhanh chóng trở thành triết lý sống cho tầng lớp võ sĩ đương thời.</p><p></p><p>Hơn thế nữa, Thiền còn tác động tương đối mạnh mẽ đối với nhiều loại hình nghệ thuật của Nhật Bản, đặc biệt là trong ba lĩnh vực cắm hoa, trà đạo và vườn cảnh. Trong trà đạo, nhờ thẩm mỹ Thiền kiểu kiến trúc xây dựng vườn cảnh và trà thất mang phong cách Nhật đã trở thành giá trị văn hoá đặc sắc. Nhắc đến Nhật Bản người ta thường liên tưởng đến những bộ Kimono lộng lẫy, những cành hoa Ikebana khẳng khiu, những khu vườn cảnh đơn giản nhưng có sức cuốn hút kỳ lạ và những căn phòng kiểu Nhật với vẻ đẹp đơn sơ và tinh tuý.</p><p></p><p>Thiền đến Nhật vào thế kỷ thứ XII và trong suốt 800 năm lịch sử nó đã ảnh hưởng đến Nhật trên nhiều phương diện, không chỉ trong đời sống tâm linh của võ sĩ đạo mà còn trong những hình thức nghệ thuật thuộc thị giác của Nhật như hội họa Sumie, kiến trúc vườn cảnh và mỹ học Nhật nói chung. </p><p></p><p>Có sáu sắc thái lớn mà Thiền đã ảnh hưởng đến việc tạo ra tinh thần Nhật Bản nói chung và kiến trúc vườn cảnh và trà thất nói riêng đó là: sự hướng nội, chỉ thẳng, giản dị, mộc mạc, không phân biệt, hoang vắng cô liêu (vĩnh tịch). Sáu sắc thái này đã chung đúc, tạo nên tinh thần thẩm mỹ Thiền mà nó tự biểu lộ trong nghệ thuật. </p><p></p><p>Thẩm mỹ Thiền này cộng với bốn tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người Nhật đã tạo ra vườn cảnh, những căn trà thất nổi tiếng còn lưu lại dấu ấn qua bao nhiêu thế kỷ. Bốn tiêu chuẩn về vẻ đẹp đó là sabi, wabi, sibui và ugen. </p><p></p><p>Sabi: là "han rỉ", là vẻ đẹp của sự cổ điển, của dấu ấn thời gian, của sự han rỉ không hoàn thiện cổ xưa. Đó là vẻ đẹp đen sạm của một cây cổ thụ, hòn đá phủ rêu phong trong vườn hay vẻ sờn rách, dấu vết của nhiều vết tay sờ.</p><p></p><p>Wabi: vẻ đẹp hoang vắng, cô liêu, không cầu kỳ, diêm dúa, giả tạo mà theo quan niệm của người Nhật có nghĩa là phàm tục, là vẻ đẹp thường ngày, sự tự kiềm chế một cách thông minh, vẻ đẹp của sự đơn giản.</p><p></p><p>Nếu vẻ đẹp Sabi thể hiện mối liên hệ giữa nghệ thuật và thiên nhiên thì vẻ đẹp Wabi là cầu nối giữa thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày. Wabi và Sabi dần dần theo thời gian đã mang một nghĩa thông dụng và trở thành vẻ đẹp Sibui</p><p></p><p>Sibui: là vẻ đẹp không hoàn thiện ban đầu kết hợp với sự kiềm chế tĩnh tại, là vẻ đẹp tự nhận cộng với vẻ đẹp khoáng đạt, là vẻ đẹp phù hợp với chức năng của một vật và vật liệu tạo ra nó.</p><p></p><p>Ugen: là vẻ đẹp của điều chưa nói hết nằm sâu trong sự vật mà không phô ra ngoài, nó chỉ có thể được cảm nhận bởi những người có óc thẩm mỹ hay sự bình thản về nội tâm. Vẻ đẹp Ugen được thể hiện cao nhất qua bài thơ bằng đá và cát dưới cái tên "Vườn triết học" do nghệ nhân Soami tạo ra ở Thiền viện Ryoanji tại Kyoto cách đây 400 năm.</p><p></p><p>Tính nghệ thuật tinh tế của các tướng quân, đặc biệt là các tướng quân Ashikaga và các Thiền sư thời ấy đã để lại dấu ấn lâu dài trong khiếu thẩm mỹ của người Nhật Bản.</p><p></p><p><em>Viện nghiên cứu Đông Bắc Á </em></p></blockquote><p></p>
[QUOTE="sakura_hana, post: 6712, member: 1223"] [b]Ðề: Vẻ đẹp Thiền Trong Vườn Cảnh Nhật Bản[/b] [B]VÀI NÉT VỀ THẨM MỸ THIỀN CỦA NHẬT BẢN [/B] Văn minh Trung Hoa được du nhập vào Nhật Bản bằng nhiều cách khác nhau nhưng có một kênh hết sức quan trọng đó là được chuyển tải qua lối tư duy và ý niệm Phật giáo. Phần lớn những học giả đầu tiên từ Trung Quốc, Triều Tiên đến Nhật thời Nara là những nhà tu hành. Cùng với việc truyền bá Phật giáo, họ đã mang vào Nhật Bản nhiều ngành nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ của Trung Hoa. Còn người Nhật bằng những cảm nhận trực quan của mình đã nhận ra rằng đằng sau Phật giáo là cả bề dày của một nền văn minh đang đạt đến giai đoạn phát triển cao. Vì vậy họ đã tiếp nhận say mê, học hỏi tích cực để tạo ra những công trình có giá trị không kém gì so với người Trung Hoa. Chính vì vậy, sau khi du nhập vào Nhật một thời gian, ảnh hưởng của Phật giáo đã lan tới tất cả mọi tầng lớp trong xã hội. Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã có những cải biến để phù hợp với tập quán, tính cách của người Nhật. Thiền chính là một trong những cải biến đó của Phật giáo. Tư tưởng chính của Thiền là chủ trương rũ bỏ tất cả những sách vở kinh viện, chỉ thông qua "trực giác" để đạt được chân lý và hiểu được bản chất của sự vật. Do sự đơn giản này nên ngay từ khi mới du nhập vào Nhật, Thiền đã nhanh chóng trở thành triết lý sống cho tầng lớp võ sĩ đương thời. Hơn thế nữa, Thiền còn tác động tương đối mạnh mẽ đối với nhiều loại hình nghệ thuật của Nhật Bản, đặc biệt là trong ba lĩnh vực cắm hoa, trà đạo và vườn cảnh. Trong trà đạo, nhờ thẩm mỹ Thiền kiểu kiến trúc xây dựng vườn cảnh và trà thất mang phong cách Nhật đã trở thành giá trị văn hoá đặc sắc. Nhắc đến Nhật Bản người ta thường liên tưởng đến những bộ Kimono lộng lẫy, những cành hoa Ikebana khẳng khiu, những khu vườn cảnh đơn giản nhưng có sức cuốn hút kỳ lạ và những căn phòng kiểu Nhật với vẻ đẹp đơn sơ và tinh tuý. Thiền đến Nhật vào thế kỷ thứ XII và trong suốt 800 năm lịch sử nó đã ảnh hưởng đến Nhật trên nhiều phương diện, không chỉ trong đời sống tâm linh của võ sĩ đạo mà còn trong những hình thức nghệ thuật thuộc thị giác của Nhật như hội họa Sumie, kiến trúc vườn cảnh và mỹ học Nhật nói chung. Có sáu sắc thái lớn mà Thiền đã ảnh hưởng đến việc tạo ra tinh thần Nhật Bản nói chung và kiến trúc vườn cảnh và trà thất nói riêng đó là: sự hướng nội, chỉ thẳng, giản dị, mộc mạc, không phân biệt, hoang vắng cô liêu (vĩnh tịch). Sáu sắc thái này đã chung đúc, tạo nên tinh thần thẩm mỹ Thiền mà nó tự biểu lộ trong nghệ thuật. Thẩm mỹ Thiền này cộng với bốn tiêu chuẩn về vẻ đẹp của người Nhật đã tạo ra vườn cảnh, những căn trà thất nổi tiếng còn lưu lại dấu ấn qua bao nhiêu thế kỷ. Bốn tiêu chuẩn về vẻ đẹp đó là sabi, wabi, sibui và ugen. Sabi: là "han rỉ", là vẻ đẹp của sự cổ điển, của dấu ấn thời gian, của sự han rỉ không hoàn thiện cổ xưa. Đó là vẻ đẹp đen sạm của một cây cổ thụ, hòn đá phủ rêu phong trong vườn hay vẻ sờn rách, dấu vết của nhiều vết tay sờ. Wabi: vẻ đẹp hoang vắng, cô liêu, không cầu kỳ, diêm dúa, giả tạo mà theo quan niệm của người Nhật có nghĩa là phàm tục, là vẻ đẹp thường ngày, sự tự kiềm chế một cách thông minh, vẻ đẹp của sự đơn giản. Nếu vẻ đẹp Sabi thể hiện mối liên hệ giữa nghệ thuật và thiên nhiên thì vẻ đẹp Wabi là cầu nối giữa thiên nhiên và cuộc sống hàng ngày. Wabi và Sabi dần dần theo thời gian đã mang một nghĩa thông dụng và trở thành vẻ đẹp Sibui Sibui: là vẻ đẹp không hoàn thiện ban đầu kết hợp với sự kiềm chế tĩnh tại, là vẻ đẹp tự nhận cộng với vẻ đẹp khoáng đạt, là vẻ đẹp phù hợp với chức năng của một vật và vật liệu tạo ra nó. Ugen: là vẻ đẹp của điều chưa nói hết nằm sâu trong sự vật mà không phô ra ngoài, nó chỉ có thể được cảm nhận bởi những người có óc thẩm mỹ hay sự bình thản về nội tâm. Vẻ đẹp Ugen được thể hiện cao nhất qua bài thơ bằng đá và cát dưới cái tên "Vườn triết học" do nghệ nhân Soami tạo ra ở Thiền viện Ryoanji tại Kyoto cách đây 400 năm. Tính nghệ thuật tinh tế của các tướng quân, đặc biệt là các tướng quân Ashikaga và các Thiền sư thời ấy đã để lại dấu ấn lâu dài trong khiếu thẩm mỹ của người Nhật Bản. [I]Viện nghiên cứu Đông Bắc Á [/I] [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Thủ đô Việt Nam là?
Gửi trả lời
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Vẻ đẹp Thiền Trong Vườn Cảnh Nhật Bản
Top