23/12/24 lúc 00:21
Đăng nhập
Đăng ký
Menu
Trang chủ
Diễn đàn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Điểm Tin
Nhật Bản học
Có gì mới
Bài viết mới
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
Tìm kiếm
Đăng nhập
Đăng ký
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Zen và nghệ thuật
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Yumi" data-source="post: 3034" data-attributes="member: 446"><p><span style="color: Red"><strong>Zen và hội họa </strong> </span> </p><p></p><p>[wrap]http://www.robynbuntin.com/Articles/Zen/zen4.gif[/wrap]Zen đã là nguồn cảm hứng cho một hình thái nghệ thuật đặc biệt là hội họa tả thư, tức là tranh vẽ có đề thợ Mực tàu có thể dùng nước để pha nhiều sắc độ khác nhau, tùy theo số lượng nước nhiều ít. Kỹ thuật sử dụng ngọn bút lông rất quan hệ. Người vẽ hay viết không được tì tay xuống tranh vẽ hay giấy viết, đầu bút lông ăn vào giấy hay lụa rất nhẹ, mực phải kéo đều một nét và liên tục. Sử dụng kỹ thuật này người nghệ sĩ phải có tự chủ, đường tay uyển chuyển, mền mại, có thể nói họ múa bút (self-control) hơn là vẽ tranh hay viết chữ. Đó là một phương tiện diễn tả toàn thiện tính chất tự nhiên là hòa nhã và chỉ một nét đủ cho người thưởng thức sành sõi có thể biết được tư cách của con người sáng tác. Lối vẽ thủy mặc này dường như do Ngô Đạo Tử và Vương Duy đời Đường khởi xướng. Song phải đợi đến đời Tống, lối vẽ nầy mới thực sự phát triển với các nhà danh họa Hạ Khuê, Mã Hoàn, Mục Chi, Lương Giaị Các nhà danh họa nầy hầu hết thuộc phái "tự nhiên họa". Họ diễn tả thiên nhiên với núi, sông, cây, đá, chim, muông thú, sương mù, khói sóng... Lối vẽ tự nhiên nầy không giống với lối vẽ phong cảnh như của Tây Phương, mà là diễn tả một lối sống lấy nguồn cảm từ Thiền và Đạo Giáo . Đó là một thế giới mà trong đó con người là một phần tử, không ngự trị mà cũng không bị lệ thuộc, tự tại và vô mục đích. </p><p></p><p>Đặc sắc của tranh Tống là lối bố cục tương đối và họa sĩ có thể vẽ một phần mà đủ diễn tả toàn bộ cuộc sống. Nổi tiếng nhất là Mã Hoàn về lối "vẽ như không vẽ" nầy, cũng như điều mà Zen gọi là "chơi đàn không dây". Bí quyết của lối vẽ đó là biết cách quân bình hóa hình thể và chân không. </p><p></p><p>Nghệ thuật Zen rất kỵ những điều làm trở ngại cho sự khích động thẩm mỹ hoặc khích động giác ngộ như là những chi tiết bổ túc, những giải thích, những ý tưởng thứ yếu và những phẩm bình lý trí. Hình thể hòa hợp thích đáng với chân không sẽ tạo nên một cảm tưởng hư vô huyền diệụ Xúc động nhất là sự chủ trì ngọn bút vẽ cùng động tác đi từ nét tế vi đến nét sống động, từ những chi tiết nhỏ đến sự phác họa toàn bích, thường có những "ngẫu nhiên" của cái phóng tay bất thần, hoặc là giấy ăn mực không đềụ Nhà nghệ sĩ Zen sử dụng kỹ thuật nầy với một lối mệnh danh là "Zenga" (Thiền Họa) trong thuật viết chữ Hán, vẽ những vòng tròn; cành trúc, chim muông, nhân diện và viết vẽ một cách tự nhiên làm cho người thưởng thức có một ảo tưởng là động tác còn liên tục mặc dù nét chữ hay nét vẽ đã hoàn tất. </p><p></p><p>Một nhà sư Nhật có đặc tài về kỹ thuật sử dụng bút lông hay cọng rơm để vẽ những đường nét vẽ tế nhị như những đường tóc bay chẳng hạn. </p><p></p><p>Dưới con mắt Tây Phương, tranh vẽ trung Hoa thiếu cân đối trong bố cục, thiếu những hình thể kỷ hà thông thường, thẳng hoặc cong. Vì đường nét do bút lông vẽ thì có cạnh, có mấu, uốn xoăn không đều, vạch thẳng một nét hoặc kéo dài bao giờ cũng tự nhiên và tế mật. Kể cả trong lúc họa sĩ vẽ chỉ một vòng tròn thôi, một trong những đề tài thông thường của Zenga, nó không những kỳ dị và bất cân đối, mà cách cấu tạo đặc biệt của nét vẽ lại đầy sinh khí với những vấy bẩn và sơ hở bất ngờ của mực khi ăn vào giấỵ Khoa học Âu Tây đã trình bầy một thiên nhiên minh bạch bằng cách phân tích những sự cân đối và đều đặn và tách những hình thể kỳ dị thành những chi tiết mô tả được. Như vậy không đúng với thực tại vì thế giới vật chất thường bị chi phối bởi những nguyên lý bất định. </p><p></p><p>Mục Chi và Lương Giai đã sáng tác khá nhiều tranh vẽ về mười vị tổ sư và thiền sư, diễn tả thái độ kỳ quặc của các vị nầy, giống như những người điên, hình dung cổ quái, lười biếng, họ gào thét hay bật cười lớn khi thấy tiếng lá bay theo gió. </p><p></p><p>Trong số đó hai vị thiền sư Hàn Sơn, Trí Đức và Bố Đại, nhà sư mập phị, chúa tể của đám bình dân, được các họa sư dùng làm nhân vật Zen điển hình để phối diễn sự tương hợp khoái trá giữa tính giang hồ lang bạt và tính khinh bạc vô ưu như là một tiêu biểu cho tính chất phi lý và hư vô của đời sống Zen. </p><p></p><p>Triết thuyết ấy và Đạo Giáo, một phần nào là những tinh thần truyền thống duy nhất dám tự phóng thích và một vô thức nội thâm hậu để tự bỡn cợt tôn giáo mình và châm biếm nó về một vài điểm ở nội vị Qua hình ảnh những người điên, nhà nghệ sĩ Zen muốn diễn tả hơn nữa cái phản ảnh của bản chất "vô tình", bởi vì có một sự giống nhau kỳ lạ giữa tính lảm nhảm cuồng dại của một gã khờ sung sướng và cuộc sống vô tâm của một vị cao tăng Zen. </p><p></p><p>Thiên tài với điên cuồng không khác nhau mấỵ</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Yumi, post: 3034, member: 446"] [COLOR=Red][B]Zen và hội họa [/B] [/COLOR] [wrap]http://www.robynbuntin.com/Articles/Zen/zen4.gif[/wrap]Zen đã là nguồn cảm hứng cho một hình thái nghệ thuật đặc biệt là hội họa tả thư, tức là tranh vẽ có đề thợ Mực tàu có thể dùng nước để pha nhiều sắc độ khác nhau, tùy theo số lượng nước nhiều ít. Kỹ thuật sử dụng ngọn bút lông rất quan hệ. Người vẽ hay viết không được tì tay xuống tranh vẽ hay giấy viết, đầu bút lông ăn vào giấy hay lụa rất nhẹ, mực phải kéo đều một nét và liên tục. Sử dụng kỹ thuật này người nghệ sĩ phải có tự chủ, đường tay uyển chuyển, mền mại, có thể nói họ múa bút (self-control) hơn là vẽ tranh hay viết chữ. Đó là một phương tiện diễn tả toàn thiện tính chất tự nhiên là hòa nhã và chỉ một nét đủ cho người thưởng thức sành sõi có thể biết được tư cách của con người sáng tác. Lối vẽ thủy mặc này dường như do Ngô Đạo Tử và Vương Duy đời Đường khởi xướng. Song phải đợi đến đời Tống, lối vẽ nầy mới thực sự phát triển với các nhà danh họa Hạ Khuê, Mã Hoàn, Mục Chi, Lương Giaị Các nhà danh họa nầy hầu hết thuộc phái "tự nhiên họa". Họ diễn tả thiên nhiên với núi, sông, cây, đá, chim, muông thú, sương mù, khói sóng... Lối vẽ tự nhiên nầy không giống với lối vẽ phong cảnh như của Tây Phương, mà là diễn tả một lối sống lấy nguồn cảm từ Thiền và Đạo Giáo . Đó là một thế giới mà trong đó con người là một phần tử, không ngự trị mà cũng không bị lệ thuộc, tự tại và vô mục đích. Đặc sắc của tranh Tống là lối bố cục tương đối và họa sĩ có thể vẽ một phần mà đủ diễn tả toàn bộ cuộc sống. Nổi tiếng nhất là Mã Hoàn về lối "vẽ như không vẽ" nầy, cũng như điều mà Zen gọi là "chơi đàn không dây". Bí quyết của lối vẽ đó là biết cách quân bình hóa hình thể và chân không. Nghệ thuật Zen rất kỵ những điều làm trở ngại cho sự khích động thẩm mỹ hoặc khích động giác ngộ như là những chi tiết bổ túc, những giải thích, những ý tưởng thứ yếu và những phẩm bình lý trí. Hình thể hòa hợp thích đáng với chân không sẽ tạo nên một cảm tưởng hư vô huyền diệụ Xúc động nhất là sự chủ trì ngọn bút vẽ cùng động tác đi từ nét tế vi đến nét sống động, từ những chi tiết nhỏ đến sự phác họa toàn bích, thường có những "ngẫu nhiên" của cái phóng tay bất thần, hoặc là giấy ăn mực không đềụ Nhà nghệ sĩ Zen sử dụng kỹ thuật nầy với một lối mệnh danh là "Zenga" (Thiền Họa) trong thuật viết chữ Hán, vẽ những vòng tròn; cành trúc, chim muông, nhân diện và viết vẽ một cách tự nhiên làm cho người thưởng thức có một ảo tưởng là động tác còn liên tục mặc dù nét chữ hay nét vẽ đã hoàn tất. Một nhà sư Nhật có đặc tài về kỹ thuật sử dụng bút lông hay cọng rơm để vẽ những đường nét vẽ tế nhị như những đường tóc bay chẳng hạn. Dưới con mắt Tây Phương, tranh vẽ trung Hoa thiếu cân đối trong bố cục, thiếu những hình thể kỷ hà thông thường, thẳng hoặc cong. Vì đường nét do bút lông vẽ thì có cạnh, có mấu, uốn xoăn không đều, vạch thẳng một nét hoặc kéo dài bao giờ cũng tự nhiên và tế mật. Kể cả trong lúc họa sĩ vẽ chỉ một vòng tròn thôi, một trong những đề tài thông thường của Zenga, nó không những kỳ dị và bất cân đối, mà cách cấu tạo đặc biệt của nét vẽ lại đầy sinh khí với những vấy bẩn và sơ hở bất ngờ của mực khi ăn vào giấỵ Khoa học Âu Tây đã trình bầy một thiên nhiên minh bạch bằng cách phân tích những sự cân đối và đều đặn và tách những hình thể kỳ dị thành những chi tiết mô tả được. Như vậy không đúng với thực tại vì thế giới vật chất thường bị chi phối bởi những nguyên lý bất định. Mục Chi và Lương Giai đã sáng tác khá nhiều tranh vẽ về mười vị tổ sư và thiền sư, diễn tả thái độ kỳ quặc của các vị nầy, giống như những người điên, hình dung cổ quái, lười biếng, họ gào thét hay bật cười lớn khi thấy tiếng lá bay theo gió. Trong số đó hai vị thiền sư Hàn Sơn, Trí Đức và Bố Đại, nhà sư mập phị, chúa tể của đám bình dân, được các họa sư dùng làm nhân vật Zen điển hình để phối diễn sự tương hợp khoái trá giữa tính giang hồ lang bạt và tính khinh bạc vô ưu như là một tiêu biểu cho tính chất phi lý và hư vô của đời sống Zen. Triết thuyết ấy và Đạo Giáo, một phần nào là những tinh thần truyền thống duy nhất dám tự phóng thích và một vô thức nội thâm hậu để tự bỡn cợt tôn giáo mình và châm biếm nó về một vài điểm ở nội vị Qua hình ảnh những người điên, nhà nghệ sĩ Zen muốn diễn tả hơn nữa cái phản ảnh của bản chất "vô tình", bởi vì có một sự giống nhau kỳ lạ giữa tính lảm nhảm cuồng dại của một gã khờ sung sướng và cuộc sống vô tâm của một vị cao tăng Zen. Thiên tài với điên cuồng không khác nhau mấỵ [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Thủ đô Việt Nam là?
Gửi trả lời
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Zen và nghệ thuật
Top