23/12/24 lúc 00:45
Đăng nhập
Đăng ký
Menu
Trang chủ
Diễn đàn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Điểm Tin
Nhật Bản học
Có gì mới
Bài viết mới
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
Tìm kiếm
Đăng nhập
Đăng ký
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Zen và nghệ thuật
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="Yumi" data-source="post: 3036" data-attributes="member: 446"><p><span style="color: Red"><strong>Zen với trà đạo </strong> </span> </p><p></p><p>Trà có một hương vị thanh khiết, dịu nhẹ, chan chát gợi nên hương vị giác ngộ. trước khi có trà đạo, các thiền sư đã dùng trà để giúp cho việc suy tưởng (thiền định). Họ ở trong túp lều dựng bằng tre, lợp tranh, ở giữa rừng núi hay bên những dòng suốị Mùa nắng, trà là thứ giải nhiệt, mùa đông là thứ sưởi ấm cho họ. Lối sống đó của các nhà đạo sĩ hoặc thiền sư không những đã ảnh hưởng đến kiểu nhà dùng cho việc uống trà mà còn ảnh hưởng đến lối kiến trúc nhà cửa ở Nhật. Trà đạo được du nhập Nhật Bản do Vinh Tây thiền sư, trước tiên là một nghi lễ ở các thiền viện. Về sau trà đạo biến thành một nghệ thuật uống trà gọi là Trà Thang. Trà Thang, do Se-no Rikyu quy định theo một nghi thức, do đó nẩy sinh ra ba phái chính hiện naỵ Nghi thức ấy đại khái được chú trọng về những điểm: trà, trà cụ, trà thất và trà ẩm. Trà ở đây không phải là thứ trà thông thường mà là thứ trà đã được nghiền thành bột, dùng đũa hoà với nước sôi cho đến lúc thành một thứ nước mà người ta có thể gọi là "nước kem ngọc". </p><p></p><p>Trà cụ, gồm các chén có mầu sắc sẫm, dáng dấp xô xảm và thường thường người ta cố ý tráng men không đều, vẻ như chế tạo vụng về và tân kỳ, khiến người xem thấy được cái "ngẫu nhiên" ở trên các vật đó. Người dân quê Triều Tiên có loại chén ăn cơm tầm thường, song đối với các nhà thiền sư, loại chén đó được chọn là những kiệt tác về hình dáng. Ngoài sự chọn chén, họ còn chú ý đến hộp đựng trà. Thường đó là loại hộp bạc hoặc sơn mài, màu đen nhánh, hoặc đôi khi một loại bình của nhà bào chế thuốc được chọn vì có vẻ đẹp tự nhiên. Có khi một cái hộp đẹp bị vỡ, người ta đem gắn các mảnh vỡ lại với nhau bằng keo . Kéo chỉ vàng và cái hộp ấy trở nên vô cùng quý giá nếu những đường chỉ vàng ấy được chạy ngoằn ngoèo trên bình diện hộp, tựa như là một sự sắp đặt hoàn toàn ngẫu nhiên. </p><p></p><p>Trà thất là một gian lều lập trong vườn cách biệt với nhà ở. Mặt đất được phủ bằng một thứ gọi là "tatami" (chiếu rơm). Mái nhà thường lợp bằng rơm và vách làm bằng một thứ giấy gọi là "shoji", dựng với những cột trông có vẻ rất thô sợ Ở góc lều, có một khoảng dành để treo tranh vẽ hoặc thả một bức chữ treo sát vào vách, với một hòn đá, vài cánh hoa hay một đồ vật mỹ thuật. </p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://www.holymtn.com/tea/tokonoma.jpg" alt="" class="fr-fic fr-dii fr-draggable " style="" /></p><p></p><p>Mỗi khi chủ nhân mời khách dùng trà, phải theo một nghi thức đặc biệt. Khi khác đến nhà ngồi lại trò chuyện với nhau hoặc giữ vẻ im lặng tùy theo tính người, chủ nhân nhóm lửa than, dùng muỗng tre cho nước vào một cái ấm đồng. Cử chỉ vẫn luôn luôn ung dung, thư thả, chủ nhân đưa cho khách một cái khay đựng bánh, chén, hộp trà, chiếc đũa quấy trà và một cái bát thải trà lớn. trong lúc chủ nhân chuẩn bị trà cụ cho khách, khách vẫn có thể tiếp tục chuyện trò, song khi nước bắt đầu reo thì tất cả im lặng để lắng nghẹ Một lát sau, chủ mời khách dùng trà và mời từng người một. Dùng một cái tăm tre để khều trà trong hộp ra, chuyển nước ở bình bằng thứ muỗng cán dài và sau khi quấy trà bằng đũa, chủ nhân đặt cái chén trước mặt người khác đầu tiên, phần trang trí đẹp nhất của nó xoay về phía người cuối cùng. </p><p></p><p>Điều đặc biệt là tất cả dụng cụ sử dụng cho trà thang đều được chế tạo thích hợp với hứng thú thưởng trà, dường như các nghệ sĩ có góp công trong việc chế tác các trà cụ đã hòa điệu với các trà sư như là các nhạc công trong một ban nhạc tuân theo sự điều khiển của nhạc trưởng vậỵ</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="Yumi, post: 3036, member: 446"] [COLOR=Red][B]Zen với trà đạo [/B] [/COLOR] Trà có một hương vị thanh khiết, dịu nhẹ, chan chát gợi nên hương vị giác ngộ. trước khi có trà đạo, các thiền sư đã dùng trà để giúp cho việc suy tưởng (thiền định). Họ ở trong túp lều dựng bằng tre, lợp tranh, ở giữa rừng núi hay bên những dòng suốị Mùa nắng, trà là thứ giải nhiệt, mùa đông là thứ sưởi ấm cho họ. Lối sống đó của các nhà đạo sĩ hoặc thiền sư không những đã ảnh hưởng đến kiểu nhà dùng cho việc uống trà mà còn ảnh hưởng đến lối kiến trúc nhà cửa ở Nhật. Trà đạo được du nhập Nhật Bản do Vinh Tây thiền sư, trước tiên là một nghi lễ ở các thiền viện. Về sau trà đạo biến thành một nghệ thuật uống trà gọi là Trà Thang. Trà Thang, do Se-no Rikyu quy định theo một nghi thức, do đó nẩy sinh ra ba phái chính hiện naỵ Nghi thức ấy đại khái được chú trọng về những điểm: trà, trà cụ, trà thất và trà ẩm. Trà ở đây không phải là thứ trà thông thường mà là thứ trà đã được nghiền thành bột, dùng đũa hoà với nước sôi cho đến lúc thành một thứ nước mà người ta có thể gọi là "nước kem ngọc". Trà cụ, gồm các chén có mầu sắc sẫm, dáng dấp xô xảm và thường thường người ta cố ý tráng men không đều, vẻ như chế tạo vụng về và tân kỳ, khiến người xem thấy được cái "ngẫu nhiên" ở trên các vật đó. Người dân quê Triều Tiên có loại chén ăn cơm tầm thường, song đối với các nhà thiền sư, loại chén đó được chọn là những kiệt tác về hình dáng. Ngoài sự chọn chén, họ còn chú ý đến hộp đựng trà. Thường đó là loại hộp bạc hoặc sơn mài, màu đen nhánh, hoặc đôi khi một loại bình của nhà bào chế thuốc được chọn vì có vẻ đẹp tự nhiên. Có khi một cái hộp đẹp bị vỡ, người ta đem gắn các mảnh vỡ lại với nhau bằng keo . Kéo chỉ vàng và cái hộp ấy trở nên vô cùng quý giá nếu những đường chỉ vàng ấy được chạy ngoằn ngoèo trên bình diện hộp, tựa như là một sự sắp đặt hoàn toàn ngẫu nhiên. Trà thất là một gian lều lập trong vườn cách biệt với nhà ở. Mặt đất được phủ bằng một thứ gọi là "tatami" (chiếu rơm). Mái nhà thường lợp bằng rơm và vách làm bằng một thứ giấy gọi là "shoji", dựng với những cột trông có vẻ rất thô sợ Ở góc lều, có một khoảng dành để treo tranh vẽ hoặc thả một bức chữ treo sát vào vách, với một hòn đá, vài cánh hoa hay một đồ vật mỹ thuật. [center][IMG]http://www.holymtn.com/tea/tokonoma.jpg[/IMG][/center] Mỗi khi chủ nhân mời khách dùng trà, phải theo một nghi thức đặc biệt. Khi khác đến nhà ngồi lại trò chuyện với nhau hoặc giữ vẻ im lặng tùy theo tính người, chủ nhân nhóm lửa than, dùng muỗng tre cho nước vào một cái ấm đồng. Cử chỉ vẫn luôn luôn ung dung, thư thả, chủ nhân đưa cho khách một cái khay đựng bánh, chén, hộp trà, chiếc đũa quấy trà và một cái bát thải trà lớn. trong lúc chủ nhân chuẩn bị trà cụ cho khách, khách vẫn có thể tiếp tục chuyện trò, song khi nước bắt đầu reo thì tất cả im lặng để lắng nghẹ Một lát sau, chủ mời khách dùng trà và mời từng người một. Dùng một cái tăm tre để khều trà trong hộp ra, chuyển nước ở bình bằng thứ muỗng cán dài và sau khi quấy trà bằng đũa, chủ nhân đặt cái chén trước mặt người khác đầu tiên, phần trang trí đẹp nhất của nó xoay về phía người cuối cùng. Điều đặc biệt là tất cả dụng cụ sử dụng cho trà thang đều được chế tạo thích hợp với hứng thú thưởng trà, dường như các nghệ sĩ có góp công trong việc chế tác các trà cụ đã hòa điệu với các trà sư như là các nhạc công trong một ban nhạc tuân theo sự điều khiển của nhạc trưởng vậỵ [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Thủ đô Việt Nam là?
Gửi trả lời
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Zen và nghệ thuật
Top