ĐIỂM TIN NHẬT BẢN

Cập nhật, chia sẻ những tin tức nóng hổi về Nhật Bản, về người Việt tại Nhật v.v..
Dân số già đang là một vấn đề nhức nhối mà Nhật Bản phải đương đầu. Để cải thiện tình trạng này gần đây chính phủ Nhật có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy khuyến khác phụ nữ sinh con. Một trong số chính sách đó là chế độ nghỉ phép để chăm con dành cho nam giới. Hiện tại chỉ có khoảng 6,1% nam giới nghỉ phép để chăm con. Chính phủ Nhật đặt mục tiêu tỷ lệ này sẽ tăng lên 30% vào năm 2025. Ở Nhật thường việc nuôi và chăm sóc con cái đều do phụ nữ chịu trách nhiệm. Còn đàn ông hầu như hy sinh suốt đời vì công việc. Thói quen này đã khiến nhiều phụ nữ Nhật không mặn mà với việc sinh con. Hơn, gần đây do kinh tế bắt đầu khó khăn nên thay vì ở nhà chăm con như xưa kia thì hiện tại nhiều phụ nữ Nhật Bản phải vừa đi làm vừa chăm con. Điều này...
70% số người được khảo sát trả lời rằng sẽ "sử dụng", 30% còn lại sẽ dùng để "tiết kiệm". Theo khảo sát của một công ty tư nhân, nhiều người nghĩ rằng sẽ sử dụng 100.000 yên được hỗ trợ cho các chính sách kinh tế khẩn cấp đối với dịch bệnh do virus corona mới để trả chi phí ăn uống, nhu yếu phẩm hàng ngày, hóa đơn tiện ích, điện nước…. Theo một khảo sát được công bố bởi Cross Marketing, 71,6% số người được hỏi cho biết họ sẽ sử dụng 100.000 yên cho tiêu dùng và thanh toán. Hơn một nửa số người được hỏi chia sẻ rằng họ sẽ sử dụng nó trong tất cả các khoản chi phí, con số đó cao hơn nhiều so với 36,8% số người nói rằng họ sẽ sử dụng nó để tiết kiệm. Cuộc khảo sát được thực hiện trên 2500 người là nam giới và nữ giới sống ở Nhật Bản...
Dịch bệnh do một loại virus corona mới đã khiến hơn 10.000 người nhiễm bệnh ở Nhật Bản. Thủ tướng Shinzo Abe đang cố gắng hạn chế sự lây lan của dịch bệnh bằng cách mở rộng phạm vi tuyên bố khẩn cấp trên toàn quốc. Qua các cuộc khảo sát dư luận của báo Asahi đã nổi lên một vài ý kiến của các cử tri đối với các chính sách của chính phủ. Dường như sự lãnh đạo của thủ tướng cũng bị nghi ngờ. Chính sách "trợ cấp 100.000 yên mỗi người" được đánh giá cao, ngược lại đối với việc phát "khẩu trang vải" thì lại hoàn toàn không. Điều mà các cử tri “tức giận nhất” là gì? Chúng ta hãy cùng suy nghĩ dựa trên kết quả khảo sát. (Phóng viên báo Asahi, Yoshitaka Isobe) Các chính sách của chính phủ “không được đánh giá cao” tăng lên. Trong cuộc khảo...
Sáng nay, ngày 30 tháng 4, chính phủ Nhật Bản cho biết đã quyết định gia hạn thời gian tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia thêm một tháng. Thời hạn lần tuyên bố lần thứ nhất đến 6 tháng 5. Nhưng, do tình hình covid-19 vẫn diễn ra phức tạp, nên chính phủ quyết định gia hạn thêm một tháng, tức là sẽ đến ngày 6/6. Chiều nay Thủ tướng Abe sẽ tổ chức họp bàn và đưa ra quyết định cụ thể. Theo quan chức chính phủ thì tùy tình hình mà một tháng sau, chính phủ có thể quyết định gia hạn thêm. Phạm vi gia hạn lần này sẽ là toàn quốc. Tuy nhiên do tình hình mỗi địa phương khác nhau nên tùy địa phương mà chính quyền sẽ có các yêu cầu khác nhau với các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hạn chế phạm vi đi lại của người dân...
Hôm qua, ngày 28 tháng 4, bác sĩ Kamayachi Satoshi Hội trưởng Hiệp hội y tế Nhật Bản( cũng là thành viên ban phòng chống covid-19) cho biết ông nhận thấy cần gia hạn thời hạn tuyên bố khẩn cấp trên toàn quốc thay vì gia hạn từng tỉnh. Ông cho biết lý do là vì " dù đã đưa ra tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nhưng số người dương tính ở Nhật vẫn không giảm như mong đợi". Quyết định cuối cùng sẽ được Thủ tướng đưa ra trong tuần này dựa trên việc tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn. https://headlines.yahoo.co.jp/hl?a=20200428-00000098-jij-pol Dù chưa biết tình trạng khẩn cấp có được gia hạn hay không nhưng một số địa phương đã chủ động quyết định cho trường học tạm nghỉ hết tháng 5. Và nhiều người đề nghị chuyển thời gian nhập...
Mặc dù khẩu trang hiện nay đang rất khan hiếm do sự lây lan của virus corona mới, nhưng vào ngày 25, chính phủ đã tăng cường các biện pháp, củng cố chính sách đối với các doanh nghiệp thu "lợi nhuận không thỏa đáng" từ việc bán hàng giá cao. Chính phủ sẽ thực hiện các biện pháp như kiểm tra tại chỗ và buộc phải thu hồi hàng hóa của các công ty bán tăng giá hoặc bán tùy tiện, và khuyến khích phân phối khẩu trang trong nước đã trở thành hàng hóa thiết yếu hàng ngày. Vào ngày 16, chính phủ đã mở rộng phạm vi tuyên bố khẩn cấp theo Luật biện pháp cúm đặc biệt trên toàn quốc. Lần này, chính phủ sẽ áp dụng các quy định của luật biện pháp đặc biệt có khả năng được phát huy bởi tuyên bố này đối với khẩu trang. Đối tượng là tất cả các tỉnh...
Tập trung vào việc tiếp nhận bệnh nhân bị nhiễm virus corona mới và vì bắt đầu xuất hiện sự lây nhiễm trong bệnh viện, các trung tâm cấp cứu sơ cứu đã bắt đầu hạn chế chẩn đoán cho những người bị bệnh nghiêm trọng khác với bệnh lây nhiễm do virus corona mới. Khi báo Asahi khảo sát tình hình trên toàn quốc kể từ ngày 22, cho thấy được rằng việc khám chữa bệnh đã bị giới hạn ở ít nhất 7 địa điểm tại Tokyo và Osaka. Điều này có thể dẫn đến việc giảm thời gian điều trị cấp cứu được thực hiện bởi trung tâm cấp cứu sơ cứu, và cũng ảnh hưởng đến những tính mạng có thể sẽ được cứu sống. Có khoảng 300 trung tâm cấp cứu sơ cứu ở Nhật Bản cung cấp dịch vụ cấp cứu cấp số 3 và luôn sẵn sàng 24 giờ mỗi ngày để điều trị nhồi máu cơ tim, đột quỵ và...
Để đối phó với sự lây lan của virus Corona, một cuộc khảo sát của Yomiuri Shimbun cho biết 12 chính quyền tỉnh đã thưc hiện hoặc đang lên kế hoạch thực hiện “chính sách biên giới”, là biện pháp theo dõi nhiệt độ của dòng người dân ra vào tại các khu vực sân bay, nhà ga và đường cao tốc. Ngoài ra còn có 22 tỉnh đã yêu cầu những người dân đã trở về nhà cần cách ly tại nhà trong 2 tuần. Cảnh báo đang tăng cao về việc di chuyển của người dân qua các tỉnh trong kỳ nghỉ dài. Tăng cường cảnh báo trong tuần lễ vàng, chính phủ kêu gọi tự hạn chế thăm viếng Liên quan đến kỳ nghỉ dài lần này, tại cuộc họp các chuyên gia của chính phủ vào ngày 22 , có một đề xuất lo ngại rằng dịch bệnh sẽ lan rộng trên toàn quốc do việc di chuyển của người dân...
Khi cả thế giới đang điêu đứng vì thiếu khẩu trang trong mù dịch covid-19 thì cửa hàng chuyên bán thịt bò cao cấp Wagyumafia đã tung ra thị trường khẩu trang với giá 11000 Yên ( khoảng 2,2 triệu đồng/ chiếc).Cửa hàng này do doanh nhân Horie Takafumi, nguyên tổng giám đốc công ty Livedoor( và cũng là một nhân vật khá nổi tiếng tại Nhật) điều hành. (Chụp màn hình từ cửa hàng online của nhà sản xuất) Theo giải thích của vị doanh nhân này trên twitter thì khẩu trang rất đáng đồng tiền bát gạo vì được gia công tỷ mỉ từng đường kim mũi chỉ. Nhưng thực tế thì có lẽ giá khá đắt so với thị trường chung.Khi khẩu trang bắt đầu khan hiếm thì giá mỗi chiếc khoảng từ 50 đến 100 Yên. Hay như vừa rồi Sharp tung ra khẩu trang hộp 50 chiếc bán giá...
"Siêu thị gyomu" vận hành với 851 cửa hàng trên toàn quốc (tính đến tháng 12 năm 2019) với tiêu chí “giá rẻ mỗi ngày”. Nó là đại diện mạnh mẽ của sự tiết kiệm. Đây là một doanh nghiệp chính chiếm 90% doanh thu của tập đoàn Kobe Bussan. Trong khoảng tháng 10, doanh số tài chính của công ty đạt ở mức cao kỷ lục, với doanh thu liên tục là 299,6 tỷ yên và thu nhập ròng là 12 tỷ yên. Lý do cho sự nổi tiếng không chỉ là giá rẻ. Với hơn 4000 mặt hàng, trong đó các sản phẩm thương hiệu riêng (PB) trong nước, chiếm 30% tổng doanh số, và thường là các sản phẩm độc đáo và được ưa chuộng. Ông Atsushi Hanafusa, Giám đốc Quan hệ Công chúng & IR, Phòng Kế hoạch Công ty của công ty cho biết: “các sản phẩm PB này chiếm phần lớn lợi nhuận của chúng...
Bệnh viện biết y tá nhiễm covid-19 vẫn chỉ đạo đi làm việc do không có người thay thế. https://www3.nhk.or.jp/news/html/20200423/amp/k10012402771000.html?utm_source=zalo&utm_medium=zalo&utm_campaign=zalo&zarsrc=30#%23 Điều này nói lên việc thiếu nhân lực là vấn đề nan giải tại Nhật. Bệnh viện đã trở thành nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
Nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm covid-19,một số chính trị gia trẻ thuộc đảng cầm quyền Nhật Bản đưa ra đề nghị họp hội nghị qua mạng nhưng phương án này đã bị bác bỏ. Lý do là do điều 56 hiến pháp Nhật có điều quy định (đại biểu) phải "có mặt". Ngoài đề nghị họp hội nghị qua mạng thì trước đây nhóm chính trị gia phái ủng hộ cải cách đã đề nghị cho bầu cử qua mạng. Nhưng việc này cũng không được áp dụng vào thực tế. Không phải riêng Nhật mà gần đây các nước Châu Âu cũng có động thái họp hội nghị qua mạng và biểu quyết từ xa. Quay lại vấn đề của Nhật thì nhiều nghị sĩ tỏ vẻ bất bình và lên tiếng "cần cải cách ngay", "cần linh hoạt"... Nhưng hiện tại mọi thứ vẫn dẫm chân tại chỗ. Và vấn đề cốt lõi là Nhật Bản phải xem xét lại định nghĩa...
Ngày 24/4, trên Twitter cá nhân của mình, cựu thị trưởng Osaka Hashimoto Toru có bàn về việc chính phủ cấp 100,000 yên cho dân. Theo ông, đó là điều chính phủ phải làm để trợ giúp cho người dân lúc khó khăn. Bên cạnh đó, ông đề xuất “Phần tiền còn lại do những công chức nhà nước, nghị sĩ Quốc hội không gặp khó khăn, không nhận tiền thì Chính phủ nên ra luật ‘cấp 10 man lần thứ hai’ cho dân”. Ông cũng có lời chỉ trích chính phủ về việc “Chính phủ và Quốc hội không có mục đích rõ ràng cho việc dùng 12 nghìn tỷ yên (ngân sách cho việc cấp 100,000 yên mỗi người dân), có ý đồ chính trị như tiêu dùng hay chu cấp ở địa phương mình hay không khá mập mờ”. Nguồn tiếng Nhật ***Hashimoto Toru là một nhân vật "độc đáo" của Osaka. Lúc còn làm Thị...
Theo khảo sát của bộ Ngoại vụ, năm 2019 tỉ lệ người Nhật có hộ chiếu chỉ 23,4% - chưa tới ¼ dân số! Đây là tỉ lệ thấp nhất trong số các nước phát triển, chỉ rõ rằng mức độ quan tâm của người Nhật với việc ra nước ngoài rất thấp. Dù thực tế là hộ chiếu Nhật Bản được thế giới tin tưởng hàng đầu, có thể đi nhiều nước mà không cần visa. Khoan kể tới hộ chiếu Nhật quyền lực nhất thế giới, lý do gì nhiều người Nhật không muốn đi nước ngoài? Chi tiết hơn về kết quả khảo sát nói trên, 5 địa phương có tỉ lệ người dân sở hữu hộ chiếu nhiều nhất là ở Tokyo, Kanagawa, Chiba, Aichi, Kyoto và 5 địa phương ở vị trí cuối cùng với tỉ lệ thấp nhất chỉ khoảng 10% là Aomori, Iwate, Akita, Kagoshima, Kochi. Theo độ tuổi thì người ở độ tuổi 20 sở hữu...
Cần lưu ý gì khi nhận khoản trợ cấp 100.000 yên với thẻ my number (mã số cá nhân). Có khuyến khích đăng ký điện tử hay không? Là một phần của hỗ trợ kinh tế cho sự lây nhiễm do virus corona mới, "hỗ trợ đặc biệt" (tên dự kiến) là khoản trợ cấp 100.000 yên cho mỗi người dân. Vào ngày 20 tháng 4 năm 2020 Bộ Nội vụ và Truyền thông đã công bố một phác thảo về phương pháp ứng dụng. Vì nó cần đăng ký trực tuyến, nên vào đêm ngày 20, “thẻ my number” đã là từ khóa hàng đầu trên Twitter Nhật Bản, nhưng hầu hết trong số đó là những bài đăng đầy nghi ngờ. ■ Tỷ lệ cấp phát vẫn ở mức 15,5% Khoản trợ cấp này dành cho những người đã đăng ký thường trú tại Nhật Bản tính đến thời điểm ngày 27 tháng 4 năm 2020. Với chủ hộ là người được hưởng trợ cấp...
Để đối phó với tình trạng khẩn cấp do chính phủ ban hành nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới, 32 tỉnh thành phố đã quyết định yêu cầu đóng cửa tạm dừng kinh doanh của các cơ sở và cửa hàng, và hơn 80% trong số đó là 27 chính quyền địa phương đã quyết định hỗ trợ cho các cửa hàng một khoản tiền coi như "chi phí hợp tác". Hóa ra họ đang đưa ra các biện pháp hỗ trợ bằng tiền. Báo Asahi đã điều tra tình hình vào ngày 21. Mặc dù phạm vi của tuyên bố đã mở rộng ra khắp cả nước, nhưng rõ ràng có sự khác biệt về tính khả dụng và nội dung hỗ trợ do sự khác biệt về tình trạng lây nhiễm và tình hình tài chính. Vào ngày 21, ở tỉnh Miyagi, Niigata và Nara đã quyết định yêu cầu tạm dừng kinh doanh thời đối với toàn thành phố. Tỉnh Iwate...
Vì lý do lây lan virus corona chủng mới, ngày càng nhiều lao động nước ngoài bị sa thải hoặc ngừng làm việc, có hơn 2.000 tư vấn đã được gửi đến công đoàn lao động. Phần đông là những lao động không chính thức như nhân viên phái cử, họ bị sa thải trước tiên như là cách điều chỉnh việc làm, thậm chí cũng không thể về nước do giảm chuyến bay. Khốn khó và không còn nơi nào để đi là thực trạng đang nổi lên. Nakao Kaori (38 tuổi) người Brazil gốc Nhật làm việc dưới dạng phái cử tại nhà máy sản xuất thiết bị xe hơi tại thành phố Kiyosu tỉnh Aichi đã nhận được thông báo sa thải đơn phương vào cuối năm tài chính (cuối tháng 3) với lý do sản xuất giảm do đại dịch corona. Anh bị nói rằng “sẽ cắt điện và ga”, đồng nghĩa với việc bị buộc rời khỏi...
Những công ty niêm yết nào đã càn quét thị trường bán lẻ trong nước với phong cách cửa hàng độc đáo vào năm 2019 ? Ở phía đông Nhật Bản là công ty sản phẩm may mặc Workman (Isezaki, tỉnh Gunma), và về phía tây là Kobe Bussan (Kako, tỉnh Hyogo). Hai công ty dự kiến sẽ phát triển vào năm 2020, có nhiều điểm tương đồng bên cạnh việc có trụ sở ở vùng nông thôn. Cụ thể, hình thái doanh nghiệp trong lĩnh vực BtoB (từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp) đã được mở rộng sang hình thái doanh nghiệp BtoC (sử dụng cá nhân). Đây là mô hình kinh doanh trong đó các sản phẩm thương hiệu tư nhân được cung cấp với chi phí thấp thông qua phát triển sản phẩm ban đầu và hoạt động được để lại cho các cửa hàng nhượng quyền để kiếm lợi nhuận. Ngoài ra, một loạt...
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết đang xem xét bắt đầu xét nghiệm kháng thể quy mô lớn, nhanh nhất là trong tháng này để kiểm tra tình trạng lây nhiễm virus Corona mới trong nước. Xét nghiệm kháng thể là để kiểm tra việc có hay không của các kháng thể được tạo ra trong cơ thể khi bị nhiễm virus Corona. Tại Los Angeles, Mỹ, bằng việc kiểm tra người dân, các kết quả xét nghiệm đã chỉ ra rằng “số người nhiễm bệnh có thể cao gấp 55 lần so với số liệu chính thức.” “Chúng tôi hiện đang xem xét một cách cụ thể cách xét nghiệm kháng thể,nhưng chúng tôi muốn thực hiện nó ngay khi mối quan hệ với đối tác hợp tác được thiết lập. “ Katou Katsunobu, Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi cho biết. Theo Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, việc...
Ngày hôm qua(18 tháng 4) Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết một phần trong số khẩu trang bằng vải do chính phủ đã phát cho người dân có vấn đề. Theo thông báo thì đây là số khẩu trang được ưu tiên phát cho phụ nữ đang mang thai nhưng trong số phát cho trường được phát hiện có lẫn lộn cả sâu bọ. Bộ này cho biết sẽ tiến hành thu hồi, đổi lại phần khẩu trang không đạt cho người dân. Chính phủ dự tính phát khoảng 10 triệu khẩu trang cho phụ nữa có bầu và từ ngày 14, khoảng 500 nghìn khẩu trang vải đã được chuyển đến các địa phương. Từ ngày 16 thì chính quyền địa phương liên tiếp nhận được phản ánh là "khẩu trang bị đổi màu", "trong khẩu trang có cả tóc". Tính đến ngày 17 thì đã có đến 1900 cuộc gọi phản ánh khẩu trang có vấn...
Chính phủ đã bắt đầu thực hiện những nỗ lực nghiêm túc trong việc đưa công nghệ thông tin vào các doanh nghiệp, bao gồm cả việc sửa đổi “văn hóa con dấu”. Tại cuộc họp chuyên gia vào ngày 20, Bộ Nội vụ và Truyền thông đã trình bày bản kế hoạch bắt đầu vận hành hệ thống chứng nhận tư nhân ,chứng nhận rằng các tài liệu điện tử, như hóa đơn thanh toán trao đổi giữa các công ty là bản chính(bản gốc), bắt đầu từ năm tài khóa 2022. Điều này được kỳ vọng sẽ đóng góp cho việc định hình mô hình làm việc tại nhà ( Telework ) do sự lây lan virus Corona mới. Những gì được thảo luận tại cuộc họp lần này được gọi là “con dấu điện tử”, một phiên bản điện tử của con dấu, xác nhận rằng công ty đã tạo ra tài liệu điện tử. Nếu được phổ cập, nó sẽ giúp...

Ủng hộ qua facebook

Top