Tập quán Người Nhật mắc chứng "sợ tiếng ồn" từ bao giờ?

kamikaze

Administrator
Ngay lối vào của một cửa hàng các món ăn phụ trong khu phố mua sắm có một tờ giấy được dán đập vào mắt khách hàng với nội dung như sau :

"Nếu con bạn khóc ở tầng hai, những khách hàng khác sẽ phàn nàn rằng họ không thể ăn thông thả. Thành thật xin lỗi và chúng tôi từ chối cho phép trẻ chưa đi học lên tầng hai. Chúng tôi đánh giá cao sự hiểu biết và hợp tác quý khách."

Tầng hai là một nhà hàng nơi bạn có thể ngồi và ăn các món ăn phụ được bán ở tầng một. Tuy nhiên nếu khách không yêu cầu rượu, đơn giá trung bình của khách hàng có thể sẽ không đạt tới 1000 yen. Không khí giống như một bữa ăn bình thường. Nó không giống như một bữa ăn của người lớn thưởng thức một bữa ăn chậm và thanh lịch. Đó là một nơi giống như một nơi ăn uống thuận tiện khi bạn hơi đói và dành cho các bà mẹ bận nuôi con nhỏ, nên tôi đã rất ngạc nhiên trước phản ứng lạnh lùng của người chủ cửa hàng nói rằng “Không cho phép trẻ em.”

Tôi đã hỏi nhân viên bán hàng tại sao anh ta lại dán tờ giấy này, nhưng anh ta trả lời “tôi không biết”. Do không khí của cửa hàng,đây không phải là nơi các bà mẹ có em bé tụ tập và trò chuyện. Nhìn vào nội dung này, dường như khách hàng bắt gặp một đứa bé đang khóc và phàn nàn, tức giận. Tôi thậm chí không biết có bao nhiêu khách hàng đã phàn nàn.

KHIẾU NẠI LIÊN QUAN ĐẾN TIẾNG ỒN ĐANG GIA TĂNG

Tiếng khóc của đứa bé và tiếng ồn của đứa trẻ thật ồn ào. Khiếu nại như vậy đang gia tăng trong nhà chung cư ở khu vực đô thị dày đặc. Theo một khảo sát do Ủy ban kiểm soát ô nhiễm thực hiện năm 2016 dựa trên các khiếu nại nhận được tại các phòng tư vấn của chính quyền địa phương trên toàn quốc, tiếng ồn là cao nhất với 32,8% trong số “7 loại ô nhiễm điển hình” như ô nhiễm không khí.

Đằng sau điều này, có những trường hợp âm thanh phát ra trong cuộc sống hàng ngày được coi là tiếng ồn. Tại các đô thị, nhiều hộ gia đình như nhà chung cư và căn hộ thường sống gần nhau và dễ lo lắng về những âm thanh .Gần đây người ta đã thấy rõ có một triệu chứng gọi là Misophonia ( hội chứng ác cảm âm thanh ) có nghĩa là không thích âm thanh phát ra từ người khác.

Một số người trở nên cực kỳ nhạy cảm với một số âm thanh nhất định, chẳng hạn như âm thanh nhai thức ăn, tiếng thở của con người, âm thanh của tai nghe bị rò rì, là chứng bệnh dù cho thế nào cũng không thể chịu đựng được, và cũng có một số người cực kỳ không thích tiếng trẻ con khóc và giọng nói của trẻ con.Tất nhiên, tiếng khóc của em bé kể cả những người bình thường không bị chứng bệnh đó cũng không thoải mái, nhưng cũng có người đặc biệt nhạy cảm với âm thanh này.

Điều này cũng ảnh hưởng đến sự kết nối của con người với con người. Khi mối quan hệ địa phương cũng như mối quan hệ hàng xóm giảm xuống, âm thanh của cuộc sống tồn tại hàng ngày có thể trở nên khó chịu. Trước đây, tiếng cười và tiếng gọi của những đứa trẻ đã từng len lỏi qua các con hẻm và đường phố cũng đã giảm đi khi tỷ lệ sinh giảm dần, và những âm thanh đó xung quanh chúng ta cũng mất dần. Có nhiều trường hợp phản đối và khiếu nại về việc xây dựng trường mẫu giáo và nhà trẻ. Ở một đất nước mà âm thanh của trẻ em được coi là “tiếng ồn”, tỷ lệ sinh giảm là điều không thể tránh khỏi.



MỨC ĐỘ CHO PHÉP ĐỐI VỚI “TIẾNG ỒN CỦA CON NGƯỜI”

Đặc biệt có thể cảm thấy mức độ cho phép với “tiếng ồn của con người” là ở mức thấp. Ví dụ ở nước ngoài, chưa từng có ai khó chịu với việc sử dụng điện thoại di động ở trong các phương tiện giao thông công cộng. Kể cả trong không gian nhỏ thì cũng có người không ngần ngại mà nói chuyện bằng giọng to, không để tâm một chút nào.

Đặc biệt hơn nữa là ở thang máy. Đã rất nhiều năm, việc nói thầm trong thang máy bị cho là vi phạm trong quy tắc ứng xử. Ban đầu, tôi nghĩ rằng vì vấn đề là có thể thông tin của công ty sẽ bị người ở công ty khác có thể nghe thấy, vì vậy tôi đã không có nói về công việc của mình, nhưng tiếng thì thầm của tôi dường như gây khó chịu cho người khác. Cuộc trò chuyện như “ Chào buổi sáng, hôm qua anh như thế nào ?” “ Ồ, tôi đã uống quá nhiều” ,đã trở thành ký ức của ngày xưa. Mặt khác, không có nhiều nhận thức coi thang máy như “không gian cấm nói thầm”.

Có một ấn tượng rằng các phản ứng dị ứng như vậy đối với “tiếng nói thầm” đã lan đến các văn phòng. Hôm trước, tôi đến thăm một công ty báo chí tôi từng làm việc, nhưng nó đã được xây dựng lại và bây giờ có cấu trúc văn phòng mở. Một tầng không có tấm ngăn nên bạn có thể nhìn toàn cảnh. Việc tôi ngạc nhiên là không hề có tiếng ồn hay âm thanh gì cả. Bởi vì có khoảng trống thông tầng, nó yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy âm thanh của tầng dưới.

Các văn phòng mở không có tấm ngăn đã nhanh chóng được giới thiệu ở Mỹ và các nơi khác để thúc đẩy giao tiếp giữa các nhân viên. Gần đây, kết quả nghiên cứu rằng điều này thực sự làm giảm năng suất đã trở thành một chủ đề nóng. Vào tháng 7 năm nay, các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard tuyên bố rằng việc loại bỏ các rào cản vật lý tại nơi làm việc sẽ khiến việc giao tiếp và trí tuệ tập thể xảy ra ít hơn. Khi một công ty thay đổi văn phòng từ kiểu truyền thống sang văn phòng mở, lượng thời gian nhân viên dành để giao tiếp trực tiếp giảm 70%, trong khi khối lượng email tăng từ 22 lên 50%. Điều gây ngạc nhiên này đã dẫn đến sự suy giảm năng suất của công ty.

Tôi đã chuyển từ một công ty PR nơi tôi làm việc trước đây sang một văn phòng không gian mở, nhưng tôi cảm thấy rằng việc nói chuyện dễ dàng hơn khi các phòng được chia theo bộ phận. Chỉ vì không gian được mở rộng không có nghĩa rằng giao tiếp giữa các nhân viên trở nên tích cực, mà thay vào đó cảm giác sự thống nhất giữa các nhân viên đã giảm sút.

Sự thiếu riêng tư, luôn bị mọi người nhìn thấy, cản trở hơn là gây căng thẳng cho nhân viên trong việc thúc đẩy giao tiếp. Điều này thật mỉa mai nhưng rất giống với cấu trúc của “sự cô đơn” ở Nhật Bản. Khi bạn đặt mình ở trong một môi trường bị kìm nén, bị ràng buộc như ở trong công ty cũng như xã hội của Nhật Bản, bạn sẽ cảm thấy căng thằng và tự mình muốn thoát khỏi những mối quan hệ.



Nếu quyền riêng tư với tư cách là “cá nhân” được thiết lập, tôi cảm thấy vui lòng kết nối một cách tự phát, cố gắng cân bằng tốt giữa thời gian “cá nhân” và “tập thể” nhưng nếu luôn luôn đặt mình ở trạng thái “cá nhân”, ý thức muốn thoát khỏi “tập thể” sẽ tự xuất hiện trước, và kết quả là rất dễ bị cô độc.Độc lập của cá nhân , có nghĩa là dễ trở nên “cô độc” đến mức bị đặt vào trạng thái không “cá nhân”.

MỐI QUAN HỆ CỦA CON NGƯỜI CÓ XU HƯỚNG BỊ MỎNG MANH

Đầu tiên, có một ấn tượng rằng “tiếng thì thầm” được coi là kẻ thù của năng suất ở Nhật Bản, nhưng cũng có quan điểm cho rằng cuộc nói chuyện thoải mái thực sự là nguồn gốc của sự sáng tạo. Theo một nghiên cứu của Đại học Michigan, một cuộc trò chuyện vui vẻ và thân thiện kéo dài 10 phút đã kích thích não bộ, dẫn đến việc tăng sự tập trung, đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề. Ngược lại, các cuộc hội thoại với nội dung cạnh tranh thì không có hiệu quả gì.

Nhiều người ở Nhật Bản dường như không thoải mái khi nói chuyện tại nơi làm việc, và nhiều người phàn nàn điều đó trên Internet. Chắc chắn các nhân viên luôn nói chuyện có thể cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, chỉ nói chuyện có thể là một cách "động não" trong một số nơi làm việc, và sự kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực tạo ra những đổi mới mới. Tôi thường nhận được gợi ý kinh doanh trong một cuộc trò chuyện nhỏ với mọi người.

Tại nơi làm việc ở Nhật Bản, nếu việc trao đổi từ ngữ được coi là quấy rồi tình dục hoặc quấy rồi quyền lực thì nỗi ám ảnh về giao tiếp có thể xảy ra, và không tồn tại “sự giao tiếp”, mối quan hệ giữa người với người tại nơi làm việc có xu hướng bị mỏng manh dần. Bạn nên kiềm chế “tiếng thì thầm” khiến mọi người khó chịu, nhưng bạn sẽ cần “hội thoại” để cho công việc trôi chảy.

Kết cục là, thật khó để vượt qua bất kỳ điều gì.Không phải là 0 hay 1, mà là sự cân bằng, ở Nhật Bản, khả năng chịu đựng “tiếng ồn” và “âm thanh bất thường” giảm đi rõ rệt. Mặt khác, Nhật Bản đang dần dần mang “sự đa dạng” như việc chấp nhận lao động nước ngoài, gia tăng số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Nhật Bản và toàn cầu hóa nơi làm việc mà trong thời đại đa dạng hóa quan điểm sống và đối lập”, không còn có một "giải pháp tuyệt đối" mà mọi người có thể đồng ý.

Bạn có tích tụ sự tức giận khi được cho xem những thứ “khác biệt” hay được nghe những thứ ồn ào thường ngày hay không , bạn có chấp nhận rằng “ai cũng có quan điểm sống khác nhau” hay không, đó sẽ trở thành một cuộc xung đột. Cách duy nhất để có giải pháp tốt nhất là thỏa hiệp với mọi người và chính bản thân.


Nguồn tiếng Nhật
 
Top