Nhảy việc tại Nhật Bản: Lương có tăng không? Rủi ro là gì?

Nhảy việc tại Nhật Bản: Lương có tăng không? Rủi ro là gì?

Lao động người Việt Nam tại Nhật Bản vẫn thường kháo nhau về chuyện "nhảy" việc thì lương sẽ cao và điều kiện lao động sẽ tốt hơn. Bài viết này tôi xin đề cập đến vấn đề này bằng việc xoay quanh hai ý: Có thực sự "nhảy" việc tai Nhật lương sẽ cao hơn và điều kiện lao động sẽ tốt hơn không? Lý do tại sao "nhảy" việc lương lại cao hơn và liệu có rủi ro không?
nhayviec-1-large.webp


1/ Có thực sử "nhảy " việc lương sẽ cao và điều kiện sẽ tốt hơn không?

Thực tế cho thấy đa số các trường hợp "nhảy" việc lương sẽ cao hơn lương công ty ký hợp đồng ban đầu. Lý do rất đơn giản là các trường hợp nhảy việc thường tìm một việc có lương cao hơn rồi sau đó mới "nhảy". Và có lẽ không ai dại gì nhảy từ chỗ lương cao xuống chỗ lương thấp cả.

Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp "nhảy" nhầm chỗ. Hay vừa nhảy ra khỏi công ty cũ và chưa kịp nhảy vào công ty mới thì công ty mới đã đổi ý và rút cuộc là phải bơ vơ tìm việc rồi nhi khi phải chấp nhận việc tệ hơn cả công ty ban đầu.


2/Lý do vì sao "nhảy" việc thì lương lại cao hơn?

Để hiểu được lý do vì sao "nhảy" việc lương lại cao hơn thì cần phải biết về những công ty Nhật đã bỏ công tuyển người từ Việt Nam sang. Hay nói cách khác là công ty ban đầu mà bạn qua làm việc.


Thức nhất, các công ty này thường không tự tuyển người được mà phải qua dịch vụ môi giới. Tất nhiên khi qua dịch vụ môi giới thì công ty phải ít nhiều bỏ ra một khoản chi phí. Có nghĩa là để tuyển được người thì công ty đã phải trích kinh phí ra.


Thứ hai , thường những công ty sẵn sàng bỏ phí ra để tuyển người từ Việt Nam qua là những công ty làm ăn nghiêm túc và họ có tầm nhìn lâu dài. Do vậy họ có khuynh hướng muốn nhân viên (bao gồm cả người Việt Nam mà họ tuyển qua) gắn bó lâu dài với công ty. Vì lẽ này mà họ sẽ chọn bước đi chắc mà chậm bằng cách trả lương khởi điểm thấp và tăng dần sau khi họ cảm thấy chắc chắn về sự gắn bó với công ty cũng như tay nghề của lao động sau một thời gian dài thử thách.


Thứ ba, thường thì những công ty này cũng là những công ty chỉn chu vế thuế má, bảo hiểm và các khoản phúc lợi xã hội. Vì lẽ đó mà ngoài khoản trả lương cho lao động ra công ty cũng phải chịu một khoản tương đương với khoản mà lao động chịu.

Từ ba lý do trên đây mà công ty sẽ không thể chi ra để trả lương cao cho nhân viên mới. Đó cũng là lý do vì sao mà lao đông thường cảm thấy các công ty tuyển họ qua trả lương thấp và ấm ức, bất mãn.


Kế đến cần phải tìm hiểu về các công ty sẵn sàng nhận người nhảy việc tại Nhật.

So sánh với các công ty tuyển người từ Việt Nam sang thì những công ty này ít khi phải bỏ thời gian ra chờ (vì lao động đã ở Nhật) và phải bỏ phí môi giới ít hơn so với tuyển từ Việt Nam qua. Hay nói ngắn gọn thì phần họ phải mất khi nhận người tại Nhật thấp hơn so với các công ty tuyển từ Việt Nam sang.


Một điểm nữa là thường thì các công ty nhắm mắt nhận người qua từ công ty khác hay thậm chí rút người của các công ty khác là những công ty không mấy chỉn chu về thuế má, phúc lợi cho lao động. Vì lẽ đó họ có thể tiết kiệm được phần này để chi vào lương cho lao động.


Ngoài ra, công việc ở các công ty này thường mang tính thời vụ. Do, đó khi cần họ sẵn sàng chi trả lương cao hơn mặt bằng để thu hút lao động. Tất nhiên khi không còn cần nữa thì họ cũng sẽ thẳng tay sa thải.


Chưa kể đến các công ty cho thuê lao động chuyên đi săn những người còn visa muốn chuyển việc rồi cho các công ty khác thuê lại để ăn chênh lệch. Tuy lương khá nhưng đa số là trái ngành (không gia hạn được visa) và khi gần hết hạn visa họ sẽ sa thải. Thậm chí gặp công ty "lỳ" họ sẽ dụ lao động "đi bộ đội"(cư trú bất hợp pháp).


Đây là lý do vì sao mà thường khi "nhảy" việc lao động lại có lương cao hơn mức lương ở công ty đã bảo lãnh mình qua.


Có lẽ đọc đến đây ai cũng nhận ra những rủi ro khi "nhảy" việc. Đó là:

-Rủi ro mất việc giữa chừng.

-Rủi ro không gia hạn được visa


Thực tế cho thấy nhiều trường hợp vì cái lợi trước mắt (lương cao hơn khoảng vài trăm yên/ giờ) mà "nhảy" việc. Sau đó khi gần hết hạn visa bị sa thải lại phải bỏ chi phí cho các công ty dịch vụ tìm việc khác để gia hạn visa. Kết quả là chi phí phải bỏ ra còn nhiều hơn cả phần lương chênh lệch đã được thu về sau khi chuyển việc. Thêm nữa nhiều khi do nhảy việc nhiều quá bị từ chối gia hạn visa và rút cuộc là phải về nước.


Bài viết này không có mục đích khuyên bạn nên hay không "nhảy " việc. Mục đích chính là đưa lại chút ít thông tin cho những người chưa rõ. Nếu ai có thắc mắc hay ý kiến gì xin mời gửi lên để mọi người cùng tham khảo.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Sáu công ty ô tô Nhật Bản chứng kiến doanh số bán hàng tại Mỹ tăng 3% , nhu cầu vào phút chót trước khi áp thuế mới.
Sáu công ty ô tô Nhật Bản chứng kiến doanh số bán hàng tại Mỹ tăng 3% , nhu cầu vào phút chót trước khi áp thuế mới.
Sáu công ty ô tô lớn của Nhật Bản đã công bố vào ngày 1 rằng doanh số bán ô tô mới tại Mỹ trong nửa đầu năm 2025 (từ tháng 1 đến tháng 6) đạt tổng cộng 3.052.420 xe, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cơ sở tiền tệ trong tháng 6 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, tháng giảm thứ 10 liên tiếp.
Nhật Bản : Cơ sở tiền tệ trong tháng 6 giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, tháng giảm thứ 10 liên tiếp.
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản công bố vào ngày 2 rằng số dư trung bình của cơ sở tiền tệ trong tháng 6 là 6.479.525 triệu yên, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu tháng giảm thứ 10 liên...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Doanh thu thuế doanh nghiệp đạt mức cao nhất kể từ "thời kỳ bong bóng", "trái phiếu thâm hụt" trị giá 5 nghìn tỷ yên sẽ bị hủy.
Nhật Bản : Doanh thu thuế doanh nghiệp đạt mức cao nhất kể từ "thời kỳ bong bóng", "trái phiếu thâm hụt" trị giá 5 nghìn tỷ yên sẽ bị hủy.
Bản phác thảo về quyết toán tài khoản chung của quốc gia năm tài chính 2024 đã được công bố vào ngày 1. Do hiệu suất kinh doanh thuận lợi của doanh nghiệp, doanh thu thuế doanh nghiệp đạt 17,9...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá bán cà phê của các cửa hàng tiện lợi tăng từ tháng 7.
Nhật Bản : Giá bán cà phê của các cửa hàng tiện lợi tăng từ tháng 7.
Seven Cafe tăng giá Cà phê size R từ 120 yên lên 140 yên. Giá của một số sản phẩm của Seven Eleven , chẳng hạn như cà phê nóng, sẽ tăng dần từ ngày 7 tháng 7. Cà phê nóng size R sẽ là 140 yên...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tâm lý người tiêu dùng cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 6, giá gạo và xăng tăng chậm lại.
Nhật Bản : Tâm lý người tiêu dùng cải thiện trong tháng thứ hai liên tiếp vào tháng 6, giá gạo và xăng tăng chậm lại.
Theo Khảo sát xu hướng người tiêu dùng tháng 6 do Văn phòng Nội các công bố vào ngày 1, Chỉ số tâm lý người tiêu dùng (hộ gia đình có hai người trở lên, điều chỉnh theo mùa), cho biết tâm lý người...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá đất mặt tiền tại Tokyo tăng 8,1%, đứng đầu cả nước , giá trung bình cũng tăng trong năm thứ tư liên tiếp.
Nhật Bản : Giá đất mặt tiền tại Tokyo tăng 8,1%, đứng đầu cả nước , giá trung bình cũng tăng trong năm thứ tư liên tiếp.
Vào ngày 1, Cơ quan Thuế quốc gia đã công bố giá đất mặt tiền năm 2025, là cơ sở tính thuế thừa kế và thuế tặng cho. Giá trung bình toàn quốc tăng 2,7% theo năm, mức tăng lớn nhất kể từ năm 2010...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Giá gạo trung bình toàn quốc giảm tuần thứ 5 liên tiếp , giảm 119 yên so với tuần trước, còn 3.801 yên cho 5 kg.
Nhật Bản : Giá gạo trung bình toàn quốc giảm tuần thứ 5 liên tiếp , giảm 119 yên so với tuần trước, còn 3.801 yên cho 5 kg.
Bộ Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản đã công bố giá trung bình của 5 kg gạo được bán tại các siêu thị trên toàn quốc từ ngày 16 đến ngày 22 tháng 6 . Giá là 3.801 yên bao gồm thuế, giảm 119 yên...
Thumbnail bài viết: Tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm đột ngột , lợi nhuận hoạt động của Takashimaya giảm 27% trong tháng 3-5 .
Tiêu thụ hàng nhập khẩu giảm đột ngột , lợi nhuận hoạt động của Takashimaya giảm 27% trong tháng 3-5 .
Hiệu suất hoạt động của các cửa hàng bách hóa lớn đang giảm sút do lượng tiêu thụ hàng nhập khẩu ( từ khách tham quan) đối với các mặt hàng có giá trị cao chậm lại. Takashimaya và J. Front...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 20.000 yên là không đủ ! Gánh nặng thuế tiêu dùng hàng năm đối với chi phí thực phẩm.
Nhật Bản : 20.000 yên là không đủ ! Gánh nặng thuế tiêu dùng hàng năm đối với chi phí thực phẩm.
Trong bài phát biểu tại thành phố Gojo, tỉnh Nara vào ngày 29, Tổng thư ký Moriyama Hiroshi của Đảng Dân chủ Tự do đã bày tỏ sự phản đối đối với việc cắt giảm thuế tiêu dùng mà các đảng đối lập...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 10% dịch vụ chăm sóc y tế tại các phòng khám có "giá trị thấp" , 100 tỷ yên lãng phí vào các đơn thuốc không hiệu quả.
Nhật Bản : 10% dịch vụ chăm sóc y tế tại các phòng khám có "giá trị thấp" , 100 tỷ yên lãng phí vào các đơn thuốc không hiệu quả.
Có bao nhiêu "dịch vụ chăm sóc y tế giá trị thấp" hoặc không có lợi cho sức khỏe của bệnh nhân được cung cấp tại Nhật Bản? Một nhóm từ Đại học Tsukuba và những nhóm khác đã tiến hành làm rõ vấn đề...
Your content here
Top