Sơ lược về giáo dục mầm non tại Nhật Bản

Sơ lược về giáo dục mầm non tại Nhật Bản

Gần đây số người Việt Nam sinh con tại Nhật hay đưa con qua học tại Nhật tăng lên nên chắc nhu cầu thông tin về nhà trẻ, trường mẫu giáo tại Nhật cũng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu đó, xin tóm tắt sơ lược về giáo dục mầm non tại Nhật.


Nhìn chung ở mức độ tổng quát thì tương đương với Việt Nam và các nước khác, Tại Nhật cũng tồn tại hình thức giáo dục nhà trẻ, trường mẫu giáo và trường mầm non. Nhật không có nhà trẻ (chỉ nhận chăm trẻ dưới 3 tuổi) như ở Việt nam mà lại tồn tại trường mầm non. Trường mầm non tại Nhật gọi là Hoikuen(保育園) hay Hoikusho(保育所) nhận trẻ từ lúc mới sinh ra cho đến trước khi đi học tiểu học. Nghĩa là Hoikuen của Nhật cũng kiêm luôn chức năng của nhà trẻ và trường mẫu giáo như trường mầm non ở Việt Nam.
yochien.jpg

Trường mẫu giáo ở Nhật gọi là Yochien(幼稚園). Mẫu giáo ở Nhật cũng nhận trẻ từ 3 tuổi cho đến trước đi học tiểu học.

Trong khi trường mẫu giáo có thời gian nhận trẻ từ 9 giờ sáng đến khoảng 2 giờ chiều thì trường mầm non lại nhận suốt cả ngày. Và nếu như trường mẫu giáo trực thuộc Bộ giáo dục khoa học thì trường mầm non lại do Bộ phúc lợi Lao động (Tương đương bộ y tế của Việt Nam) quản lý.



Xét về hình thái quản lý thì trường mẫu giáo và mầm non ở Nhật chia ra hai nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm được nhà nước hay chính quyền địa phương cấp phép(công nhận). Để được cấp phép thì buộc phải đạt tiểu chuẩn về cơ sở vật chất và nhân lực do nhà nước hay địa phương quy định. Nhóm này có độ tin cậy cao và được nhà nước hay địa phương hỗ trợ về kinh phí(cao nhất là cơ sở được nhà nước công nhận sẽ được hỗ trợ 3/4 chi phí). Tuy nhiên để được nhận vào nhóm trường này thì sẽ phải qua sự xét duyệt của chính quyền địa phương dựa vào điều kiện công việc, tình hình sức khỏe, thu nhập của bố mẹ. Có nghĩa là để được nhập học thì phải đăng ký thông qua phường xã chứ không thể nộp đơn xin nhập học trực tiếp được.


Nhóm thứ hai là nhóm tư thục. Nhóm này do các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân thành lập và quản lý. Nhóm này không có độ tin cậy cao vì không phải qua một chuẩn mực xét duyệt nào cả. Tất nhiên chi phí sẽ cao. Thủ tục nhập học sẽ do chính phụ huynh liên lạc trực tiếp với trường mà không cần qua phường, xã. Người Nhật không mặn mà với nhóm này lắm.


Do gánh nặng về kinh phí nên Nhật Bản đang phải đối mặt với việc thiếu trường mầm non và mẫu giáo (nhóm được nhà nước hỗ trợ). Số trẻ em phải chờ để nhập học tăng lên hàng năm. Đây chính là môt trong những nguyên nhân dẫn đến việc phụ nữ Nhật không mặn mà với việc sinh con.


Lưu ý: Bài viết này chỉ dừng lại ở mức giới thiệu một cách sơ lược để bạn đọc có thông tin cơ bản.Vì thế tôi sẽ không đi vào các tiểu tiết phân tích từ ngữ. Nếu như ai muốn tìm hiểu sâu xin hãy tìm hiểu thêm một khái niệm sau đây:

1/認可保育園
2/認定保育園
3/認証保育園
4/認定こども園
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top