Chuyên gia Nhật chia sẻ kinh nghiệm quản trị công

-nbca-

dreamin' of ..
Ngày 7/9, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Quản trị công: Kinh nghiệm của Nhật Bản và những vấn đề của Việt Nam" với sự tham gia của các chuyên gia Nhật Bản, đại diện nhiều nhà quản lý, nghiên cứu của Việt Nam.

avatar.aspx

Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: Internet).

Buổi tọa đàm hướng đến những vấn đề có tính tầm nhìn cũng như các vấn đề cụ thể, Nhà nước có thể thực hiện được như xu hướng quản trị quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa, hợp tác quốc tế về quản trị công, hiện đại hóa tài chính công, đầu tư công, phân cấp Trung ương và địa phương về quản trị công...

Giáo sư Yoshiharu Tsuboi, chuyên gia cao cấp của JICA cho biết việc xác lập một chính phủ vững vàng sẽ tạo nền tảng cho sự phát triển công nghiệp. Đặc biệt, hiện nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, chính phủ được đòi hỏi phải có độ minh bạch cao, được cộng đồng quốc tế thừa nhận.

Đây là vấn đề được đặt ra với chính phủ của tất cả các nước, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản. Cả hai nước đang gặp phải những vấn đề hoàn toàn giống nhau. Tuy nhiên, thực tế là Nhật Bản đã tự chủ vận hành một quốc gia hiện đại trong một khoảng thời gian dài hơn Việt Nam.

Phía Nhật Bản sẽ chia sẻ về 4 quan điểm quản trị công dựa trên kinh nghiệm đã có như chế độ công chức, quản lý nhà nước, hệ thống minh bạch vốn nhà nước và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cảnh sát, tư pháp.

Về đầu tư công và quản lý đầu tư công, Nhật Bản đã xây dựng khung thể chế từ nửa cuối những năm 1950 gồm các dự án trực thuộc Trung ương và các dự án bổ trợ, trong đó có xây dựng, sử dụng hệ thống kế toán chung và hệ thống kế toán đặc biệt. Nội các quyết định lập 16 bản kế hoạch dài hạn cho các công trình công cộng riêng lẻ như kế hoạch 5 năm nâng cấp đường bộ, 5 năm nâng cấp cảng, 5 năm cho các công trình trị thủy.

Các dự án của các pháp nhân đặc biệt sử dụng vốn vay và vốn đầu tư của ngân sách nhà nước. Các dự án công cộng của các khu tự trị, hầu hết là dự án bổ trợ, ít dự án độc lập.

Giáo sư Muneyuki Shindo cho rằng để đảm bảo tính minh bạch và công bằng của đầu tư công, công trình công cộng, các nước cần có những thể chế cần thiết hoặc những điểm cần cải cách trong thể chế hiện có như cần thành lập cơ quan thẩm định các kế hoạch dự án công trình công cộng trực thuộc Trung ương, áp dụng triệt để hình thức đấu thầu cạnh tranh thông thường.

Trách nhiệm và quyền hạn của từng chức danh trong các cơ quan chủ quản quản lý các dự án công trình công cộng phải được làm rõ, tạo nên một cơ cấu tổ chức có thể đương đầu với các sự vụ hành chính, vụ án hình sự.

Chính phủ phân cấp quản lý cho địa phương đối với các dự án công trình công cộng; có trách nhiệm thường xuyên đối chiếu biểu giá của các công trình công cộng với giá thực tế để điều chỉnh lại vì đây là một lý do làm phát sinh chênh lệch giá./.

(TTXVN/Vietnam+)
 

Điểm tin

Top