15/1/25 lúc 20:43
Đăng nhập
Đăng ký
Menu
Trang chủ
Diễn đàn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Điểm Tin
Nhật Bản học
Có gì mới
Bài viết mới
Bài mới trên hồ sơ
Hoạt động mới nhất
Tìm kiếm
Đăng nhập
Đăng ký
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Đăng nhập
Đăng ký
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Nghề Thủ Công Truyền Thống ở Nhật Bản
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
You are using an out of date browser. It may not display this or other websites correctly.
You should upgrade or use an
alternative browser
.
Trả lời chủ đề
Nội dung
<blockquote data-quote="sakura_hana" data-source="post: 6539" data-attributes="member: 1223"><p><strong>NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở NHẬT BẢN THỜI CỔ ĐẠI </strong></p><p></p><p>Từ thời cổ đại với hai nền văn hóa Jomon và Yayoi, nghề gốm, điêu khắc ở Nhật Bản đã ra đời và phát triển. Các bằng chứng sớm nhất về nghệ thuật làm đồ gốm của Nhật Bản được đánh dấu từ giai đoạn Jomon. Những đồ đựng bằng gốm nhỏ gọi là jomon-doki đã </p><p></p><p></p><p>được khai quật với một số lượng đáng kể ở phía Đông nước Nhật. Hầu hết chúng đều có màu xám thẫm, hoa văn là những đường cong được bố trí rất nghệ thuật, mặt nền trông giống với mặt chiếu. Thời kỳ Yayoi, nghệ thuật làm gốm đã phát triển thêm một bước. Kỹ thuật pha màu, chau chuốt hình dáng bên ngoài của đồ gốm Yayoi-shikki thời kỳ này cũng phong phú hơn đồ gốm thời kỳ Jomon. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác lúa nước học tập được từ lục địa vào đã làm hình thành ở đây một số nghề mới như dệt vải, chế tác đá, chế tạo công cụ sản xuất và công cụ xây dựng Phong tục tập quán của một xã hội nông nghiệp đã được bắt đầu từ đây và nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa ở đất nước Nhật Bản cho đến tận ngày nay.</p><p></p><p>Sau thời đại đồ gốm là thời đại đồ đồng thời tiền sử tương đối ngắn ngủi. Tiêu biểu cho nghệ thuật đúc đồng thời đại này là các công cụ bằng đồng như dao găm, kích và đặc biệt là chuông đồng dotaku. Chuông được đúc bằng loại hợp kim gồm đồng đỏ, thiếc, chì, angtimoan với những hoa văn hình vây cá mà người ta cho rằng đó là một nguyên mẫu độc đáo của người Nhật, không thể tìm thấy ở Triều Tiên hoặc Trung Quốc.</p><p></p><p>Giai đoạn phát triển tiếp theo của nghề thủ công truyền thống được kéo dài suốt thời sơ sử đến năm 552, khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản - đánh dấu một thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nghệ thuật cổ đại Nhật Bản. Thời kỳ này, cùng với sự phân công lao động tương đối đa dạng, nhiều nghề thủ công đã ra đời và phát triển như nghề dệt vải, lụa, nghề làm trang sức bằng đá quý, vàng, bạc, nghề đúc gương đồng và yên cương đồng, rèn vũ khí, giáp trụ bằng sắt, làm đồ gốm bằng bàn xoay, may đồ da. Những người thợ thủ công đã biết họp nhau lại thành phường hội và truyền tục nghề của họ từ đời này sang đời khác. Một nét đặc sắc là tất cả những di vật thời này đều được tìm thấy trong gò mộ táng nên văn hóa thời kỳ này được gọi là văn hóa Mộ gò.</p><p></p><p>Thời đại Asuka bắt đầu từ năm 552, khi Phật giáo lần đầu tiên du nhập vào Nhật Bản và kéo dài cho đến cuộc cải cách Taika. Đây là thời kỳ nổ ra nhiều cuộc tranh cãi trong Hoàng tộc về việc tiếp nhận đạo Phật - một tín ngưỡng mới. Song, chỉ sau vài chục năm, Phật giáo đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Nhật Bản, để từ đó nghệ thuật cổ đại Nhật Bản nói chung và nghề thủ công truyền thống nói riêng phát triển không tách rời khỏi tín ngưỡng này. Phật giáo trở thành tôn giáo của quốc gia đã thúc đẩy việc xây dựng các chùa chiền, miếu mạo và nghề điêu khắc gỗ, đúc đồng cũng theo đó mà phát triển lên. Nổi bật trong thời đại này là tượng Quan Âm, từ khuôn mặt, vóc dáng đến bàn tay đều thể hiện lòng từ bi nữ tính được diễn đạt một cách rất sống động. Tượng đồng thời này hầu hết đều có mạ vàng, còn tượng gỗ được tạc trong một khối gỗ rồi tô màu hoặc thếp vàng lá sáng bóng. Hiện nay, vẫn còn một số bản được lưu giữ tại chùa Horyu. Cùng với sự phát triển của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo, nghề nung gạch ngói, làm kim loại, khắc gỗ, và cả nghề dệt đều khởi sắc. Kỹ thuật đúc đã được vận dụng trong việc sản xuất vũ khí và nông cụ trước đây lại được thúc đẩy hơn nữa do nhu cầu của việc đúc tượng Phật. Ngoài ra, nghề thêu bằng cườm cũng rất phát triển. Bức tranh thêu cườm ở chùa Chugu là một tác phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt hảo. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn giữ lại được một mảnh và là bức tranh thêu cổ nhất Nhật Bản.</p><p></p><p>Bước sang thời đại Nara (646 - 794), nghệ thuật cổ đại Nhật Bản có bước chuyển biến lớn do tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa đời Đường. Có một sự kiện quan trọng trong thời đại này là việc đóng đô ở Nara vào năm 710 đến 794. Thời kỳ từ năm 710 - 794 còn được gọi là Văn hóa Tempyo. Kinh đô Nara được xây dựng bằng cách học hỏi những tinh hoa của nền văn hóa nghệ thuật đang phát triển rực rỡ tại kinh đô Tràng An lúc bấy giờ. Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này. Nhiều chùa chiền lớn đã được xây dựng đã thúc đẩy những kỹ nghệ thủ công phát triển. Cùng với việc xây dựng chùa chiền thì gạch ngói cao cấp cũng được nung với một số lượng lớn. Văn hóa Phật Giáo được Nhà nước khuyến khích phát triển đã đẩy nhanh lượng sn xuất các sản phẩm thủ công như mực tàu, bút lông.</p><p></p><p>Bên cạnh đó, nghề đúc tượng Phật bằng nhiều chất liệu khác nhau như đất sét, gỗ, đồng hoặc sơn mài cũng có tiến bộ. Đặc biệt, bức tượng Phật lớn daibutsu được hoàn thành vào năm 752 đã ghi dấu đỉnh cao trong sự phát triển của nghề đúc đồng trong nghệ thuật điêu khắc cổ đại Nhật Bản. Nghề điêu khắc gỗ cũng đạt được những thành tựu đáng kể với điển hình là pho tượng Quan Âm mười một đầu của chùa Yakushi. Ngoài ra, điêu khắc sơn mài khô và đất sét bắt đầu thay thế cho các chất liệu cũ là đồng và gỗ. Chất liệu đất sét đã khẳng định vị trí của mình ở những tác phẩm hoàn hảo về dáng vẻ và độ bền, mặc dầu không qua nung lửa. Về nghề dệt, phải nói đến thế kỷ thứ VIII, nghệ thuật dệt đã đạt tới đỉnh cao với những sản phẩm đa dạng tuyệt mỹ như vải thêu (nishiki), vải hoa (aya), lụa (kinu), lụa thô (ashiginu)... Những mặt hàng này không chỉ nổi tiếng ở kỹ thuật dệt tinh xảo học theo lối nhà Đường mà còn được ưa thích bởi độ bền và sự phong phú của phẩm nhuộm sử dụng nguyên liệu thiên nhiên. Cùng với nghề dệt, một số nghề mỹ thuật ứng dụng cũng rất phát triển dưới sự bảo trợ của Nhà nước, đó là các nghề như rèn, đúc, nghề gốm và sơn mài.</p><p></p><p>Thời đại Heian, kinh đô được chuyển tới Heian (Kyoto), mở đầu cho một thời kỳ phát triển tương đối độc lập của văn hóa nghệ thuật Nhật Bản, khi mối giao lưu với nhà Đường bị cắt đứt. Có thể nói, đây là giai đoạn mà Nhật Bản dần dần khẳng định tính dân tộc đặc trưng của mình thông qua các cách thể hiện mới trong nghệ thuật. Trong điêu khắc có những nét mới như việc thay đổi chất liệu từ đất sét, sơn mài khô sang gỗ. Mặt khác, cách trang trí sử dụng nhiều màu sắc trên bề mặt đã được chuyển hướng thành dùng chất liệu gỗ tự nhiên để thể hiện vẻ đẹp hết sức thuần khiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn ngắn ngủi một thế kỷ nửa đầu thời Heian (794-894), nhiều ngành nghệ thuật không đạt được sự phát triển rực rõ như thời Văn hóa Tempyo.</p><p></p><p>Nửa sau thời Heian được tính từ năm 894 đến năm 1185, còn gọi là thời kỳ nghệ thuật cung đình của dòng họ Fujiwara. Toàn bộ quyền lực tập trung vào một dòng họ và các vua chúa đều được sinh ra từ dòng họ này nên có thể nói cuộc sống cung đình trở nên êm tươi đẹp hơn bao giờ hết. Chính yếu tố này đãlàm nên nét đặc trưng của nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp an lạc, hiền hòa, thanh nhãđầy nữ tính. Hội họa ở thời kỳ này phát triển đến đỉnh cao với hai trường phái: tranh theo đề tài tôn giáo và tranh thế tục. Những bức tranh Phật vẽ với màu sắc phong phú lại được kết hợp tươg phản với những đường nét mảnh mai thanh tú. Còn tranh thế tục tiêu biểu có bộ tranh cuộn minh họa cho cuốn tiểu thuyết Truyện kể Genji được vẽ với một nghệ thuật điêu luyện và tinh tế, màu sắc thắm đậm vui tươi mang hơi thở của cuộc sống thực sự. Nghệ thuật điêu khắc cũng có những nét mới, thể hiện ở việc lắp ghép các bộ phận của tượng gỗ, thay vì tạc tượng nguyên trong một súc gỗ như ở các thời kỳ trước. Đặc biệt, lúc này đã bắt đầu xuất hiện những nhà điêu khắc chuyên nghiệp, một yếu tố quan trọng để nghệ thuật điêu khắc bước chân vào lĩnh vực dân gian, phát triển như một ngành mỹ thuật công nghiệp phục vụ đời sống. Ngoài ra, các nghề làm đồ kim loại, đồ sơn, đồ khảm cũng rất phát triển, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của tầng lớp quý tộc. Gương đồng trạm trổ cầu kỳ, đồ trang trí bằng vàng tinh xảo gắn trên các hòm xiểng và những khay, hộp, bàn được sơn, khảm xà cừ, gắn kim loại hay dát vàng là những minh chứng cho sự thịnh vượng của nghề thủ công thời kỳ này.</p></blockquote><p></p>
[QUOTE="sakura_hana, post: 6539, member: 1223"] [B]NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG Ở NHẬT BẢN THỜI CỔ ĐẠI [/B] Từ thời cổ đại với hai nền văn hóa Jomon và Yayoi, nghề gốm, điêu khắc ở Nhật Bản đã ra đời và phát triển. Các bằng chứng sớm nhất về nghệ thuật làm đồ gốm của Nhật Bản được đánh dấu từ giai đoạn Jomon. Những đồ đựng bằng gốm nhỏ gọi là jomon-doki đã được khai quật với một số lượng đáng kể ở phía Đông nước Nhật. Hầu hết chúng đều có màu xám thẫm, hoa văn là những đường cong được bố trí rất nghệ thuật, mặt nền trông giống với mặt chiếu. Thời kỳ Yayoi, nghệ thuật làm gốm đã phát triển thêm một bước. Kỹ thuật pha màu, chau chuốt hình dáng bên ngoài của đồ gốm Yayoi-shikki thời kỳ này cũng phong phú hơn đồ gốm thời kỳ Jomon. Bên cạnh đó, kỹ thuật canh tác lúa nước học tập được từ lục địa vào đã làm hình thành ở đây một số nghề mới như dệt vải, chế tác đá, chế tạo công cụ sản xuất và công cụ xây dựng Phong tục tập quán của một xã hội nông nghiệp đã được bắt đầu từ đây và nó đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa ở đất nước Nhật Bản cho đến tận ngày nay. Sau thời đại đồ gốm là thời đại đồ đồng thời tiền sử tương đối ngắn ngủi. Tiêu biểu cho nghệ thuật đúc đồng thời đại này là các công cụ bằng đồng như dao găm, kích và đặc biệt là chuông đồng dotaku. Chuông được đúc bằng loại hợp kim gồm đồng đỏ, thiếc, chì, angtimoan với những hoa văn hình vây cá mà người ta cho rằng đó là một nguyên mẫu độc đáo của người Nhật, không thể tìm thấy ở Triều Tiên hoặc Trung Quốc. Giai đoạn phát triển tiếp theo của nghề thủ công truyền thống được kéo dài suốt thời sơ sử đến năm 552, khi Phật giáo du nhập vào Nhật Bản - đánh dấu một thời kỳ phát triển thịnh vượng nhất của nghệ thuật cổ đại Nhật Bản. Thời kỳ này, cùng với sự phân công lao động tương đối đa dạng, nhiều nghề thủ công đã ra đời và phát triển như nghề dệt vải, lụa, nghề làm trang sức bằng đá quý, vàng, bạc, nghề đúc gương đồng và yên cương đồng, rèn vũ khí, giáp trụ bằng sắt, làm đồ gốm bằng bàn xoay, may đồ da. Những người thợ thủ công đã biết họp nhau lại thành phường hội và truyền tục nghề của họ từ đời này sang đời khác. Một nét đặc sắc là tất cả những di vật thời này đều được tìm thấy trong gò mộ táng nên văn hóa thời kỳ này được gọi là văn hóa Mộ gò. Thời đại Asuka bắt đầu từ năm 552, khi Phật giáo lần đầu tiên du nhập vào Nhật Bản và kéo dài cho đến cuộc cải cách Taika. Đây là thời kỳ nổ ra nhiều cuộc tranh cãi trong Hoàng tộc về việc tiếp nhận đạo Phật - một tín ngưỡng mới. Song, chỉ sau vài chục năm, Phật giáo đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Nhật Bản, để từ đó nghệ thuật cổ đại Nhật Bản nói chung và nghề thủ công truyền thống nói riêng phát triển không tách rời khỏi tín ngưỡng này. Phật giáo trở thành tôn giáo của quốc gia đã thúc đẩy việc xây dựng các chùa chiền, miếu mạo và nghề điêu khắc gỗ, đúc đồng cũng theo đó mà phát triển lên. Nổi bật trong thời đại này là tượng Quan Âm, từ khuôn mặt, vóc dáng đến bàn tay đều thể hiện lòng từ bi nữ tính được diễn đạt một cách rất sống động. Tượng đồng thời này hầu hết đều có mạ vàng, còn tượng gỗ được tạc trong một khối gỗ rồi tô màu hoặc thếp vàng lá sáng bóng. Hiện nay, vẫn còn một số bản được lưu giữ tại chùa Horyu. Cùng với sự phát triển của kiến trúc và điêu khắc Phật giáo, nghề nung gạch ngói, làm kim loại, khắc gỗ, và cả nghề dệt đều khởi sắc. Kỹ thuật đúc đã được vận dụng trong việc sản xuất vũ khí và nông cụ trước đây lại được thúc đẩy hơn nữa do nhu cầu của việc đúc tượng Phật. Ngoài ra, nghề thêu bằng cườm cũng rất phát triển. Bức tranh thêu cườm ở chùa Chugu là một tác phẩm thủ công mỹ nghệ tuyệt hảo. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn giữ lại được một mảnh và là bức tranh thêu cổ nhất Nhật Bản. Bước sang thời đại Nara (646 - 794), nghệ thuật cổ đại Nhật Bản có bước chuyển biến lớn do tiếp xúc với văn hóa Trung Hoa đời Đường. Có một sự kiện quan trọng trong thời đại này là việc đóng đô ở Nara vào năm 710 đến 794. Thời kỳ từ năm 710 - 794 còn được gọi là Văn hóa Tempyo. Kinh đô Nara được xây dựng bằng cách học hỏi những tinh hoa của nền văn hóa nghệ thuật đang phát triển rực rỡ tại kinh đô Tràng An lúc bấy giờ. Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống chính trị, văn hóa, xã hội thời kỳ này. Nhiều chùa chiền lớn đã được xây dựng đã thúc đẩy những kỹ nghệ thủ công phát triển. Cùng với việc xây dựng chùa chiền thì gạch ngói cao cấp cũng được nung với một số lượng lớn. Văn hóa Phật Giáo được Nhà nước khuyến khích phát triển đã đẩy nhanh lượng sn xuất các sản phẩm thủ công như mực tàu, bút lông. Bên cạnh đó, nghề đúc tượng Phật bằng nhiều chất liệu khác nhau như đất sét, gỗ, đồng hoặc sơn mài cũng có tiến bộ. Đặc biệt, bức tượng Phật lớn daibutsu được hoàn thành vào năm 752 đã ghi dấu đỉnh cao trong sự phát triển của nghề đúc đồng trong nghệ thuật điêu khắc cổ đại Nhật Bản. Nghề điêu khắc gỗ cũng đạt được những thành tựu đáng kể với điển hình là pho tượng Quan Âm mười một đầu của chùa Yakushi. Ngoài ra, điêu khắc sơn mài khô và đất sét bắt đầu thay thế cho các chất liệu cũ là đồng và gỗ. Chất liệu đất sét đã khẳng định vị trí của mình ở những tác phẩm hoàn hảo về dáng vẻ và độ bền, mặc dầu không qua nung lửa. Về nghề dệt, phải nói đến thế kỷ thứ VIII, nghệ thuật dệt đã đạt tới đỉnh cao với những sản phẩm đa dạng tuyệt mỹ như vải thêu (nishiki), vải hoa (aya), lụa (kinu), lụa thô (ashiginu)... Những mặt hàng này không chỉ nổi tiếng ở kỹ thuật dệt tinh xảo học theo lối nhà Đường mà còn được ưa thích bởi độ bền và sự phong phú của phẩm nhuộm sử dụng nguyên liệu thiên nhiên. Cùng với nghề dệt, một số nghề mỹ thuật ứng dụng cũng rất phát triển dưới sự bảo trợ của Nhà nước, đó là các nghề như rèn, đúc, nghề gốm và sơn mài. Thời đại Heian, kinh đô được chuyển tới Heian (Kyoto), mở đầu cho một thời kỳ phát triển tương đối độc lập của văn hóa nghệ thuật Nhật Bản, khi mối giao lưu với nhà Đường bị cắt đứt. Có thể nói, đây là giai đoạn mà Nhật Bản dần dần khẳng định tính dân tộc đặc trưng của mình thông qua các cách thể hiện mới trong nghệ thuật. Trong điêu khắc có những nét mới như việc thay đổi chất liệu từ đất sét, sơn mài khô sang gỗ. Mặt khác, cách trang trí sử dụng nhiều màu sắc trên bề mặt đã được chuyển hướng thành dùng chất liệu gỗ tự nhiên để thể hiện vẻ đẹp hết sức thuần khiết. Tuy nhiên, trong giai đoạn ngắn ngủi một thế kỷ nửa đầu thời Heian (794-894), nhiều ngành nghệ thuật không đạt được sự phát triển rực rõ như thời Văn hóa Tempyo. Nửa sau thời Heian được tính từ năm 894 đến năm 1185, còn gọi là thời kỳ nghệ thuật cung đình của dòng họ Fujiwara. Toàn bộ quyền lực tập trung vào một dòng họ và các vua chúa đều được sinh ra từ dòng họ này nên có thể nói cuộc sống cung đình trở nên êm tươi đẹp hơn bao giờ hết. Chính yếu tố này đãlàm nên nét đặc trưng của nghệ thuật thể hiện vẻ đẹp an lạc, hiền hòa, thanh nhãđầy nữ tính. Hội họa ở thời kỳ này phát triển đến đỉnh cao với hai trường phái: tranh theo đề tài tôn giáo và tranh thế tục. Những bức tranh Phật vẽ với màu sắc phong phú lại được kết hợp tươg phản với những đường nét mảnh mai thanh tú. Còn tranh thế tục tiêu biểu có bộ tranh cuộn minh họa cho cuốn tiểu thuyết Truyện kể Genji được vẽ với một nghệ thuật điêu luyện và tinh tế, màu sắc thắm đậm vui tươi mang hơi thở của cuộc sống thực sự. Nghệ thuật điêu khắc cũng có những nét mới, thể hiện ở việc lắp ghép các bộ phận của tượng gỗ, thay vì tạc tượng nguyên trong một súc gỗ như ở các thời kỳ trước. Đặc biệt, lúc này đã bắt đầu xuất hiện những nhà điêu khắc chuyên nghiệp, một yếu tố quan trọng để nghệ thuật điêu khắc bước chân vào lĩnh vực dân gian, phát triển như một ngành mỹ thuật công nghiệp phục vụ đời sống. Ngoài ra, các nghề làm đồ kim loại, đồ sơn, đồ khảm cũng rất phát triển, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của tầng lớp quý tộc. Gương đồng trạm trổ cầu kỳ, đồ trang trí bằng vàng tinh xảo gắn trên các hòm xiểng và những khay, hộp, bàn được sơn, khảm xà cừ, gắn kim loại hay dát vàng là những minh chứng cho sự thịnh vượng của nghề thủ công thời kỳ này. [/QUOTE]
Tên
Mã xác nhận
Thủ đô Việt Nam là?
Gửi trả lời
Trang chủ
Diễn đàn
NHẬT BẢN HỌC-THÔNG TIN NHẬT BẢN
Văn hóa xã hội
Nghề Thủ Công Truyền Thống ở Nhật Bản
Top