This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

日本人は福袋を買い、ベトナム人は粽を食う 各国の正月の過ごし方

penguin20110

New Member
 年が明けれると、みなが正装に着替え、家族の年長者に新年のあいさつを述べる。また子どもはお年玉をもらい、皆で正月料理を食べる。正月2日には親戚・知人の家に新年のあいさつに出かけお互いに祝い合う。こうして15日の元宵節までにぎやかに祝って春節は終わる。日本は新暦に基づいて新年を祝うが、正月の過ごし方は中国の過ごし方とほぼ同じであることに気づくだろう。

Đầu năm mới, mọi người thay trang phục chỉnh tề và chúc năm mới những vị trưởng lão của gia đình, những đứa trẻ được nhận tiền lì xì, mọi người cùng nhau thưởng thức món ăn Tết. Vào ngày mùng 2 Tết, mọi người đi chúc Tết bà con, người quen lẫn nhau. Và cứ như vậy mọi người vui nhộn chúc Tết cho đến hết ngày 15, ngày trăng tròn đầu tiên thì Tết Âm lịch kết thúc. Nhật tổ chức đón Tết Dương lịch nhưng chắc hẳn các bạn cũng nhận thấy cách đón Tết cũng gần giống cách đón Tết Âm lịch của Trung Quốc nhỉ.
 

penguin20110

New Member
người quen lẫn nhau<<Chỉnh lại chỗ này chút.

Khi dịch Penguin cũng có ngờ ngợ chỗ này, về vị trí đặt từ "lẫn nhau" ấy, dịch lại cả câu thế này không biết ổn không.

Vào ngày mùng 2 Tết, mọi người đến nhà bà con, người quen và chúc Tết lẫn nhau.
 

penguin20110

New Member
 ベトナムでは、正月になると餡(あん)入りの餅米粽を食べる。ベトナムも旧暦で春節を祝い、中国と同様に1年で最大の行事となる。正月の10日ほど前には花市が開かれこれも正月の風物詩の1つとなっている。

Khi Tết Âm lịch đến, người Việt Nam ăn bánh chưng gạo nếp nhân đậu. Việt Nam cũng đón Tết Âm lịch và giống như Trung Quốc đây là ngày lễ trọng đại nhất trong năm. Trước Tết Âm lịch khoảng 10 ngày, chợ hoa được tổ chứ và đây cũng chính là một trong những đặc trưng của ngày Tết.

・餡入りの餅米粽:Penguin đang dịch là "bánh chưng gạo nếp nhân đậu", nếu dịch bánh chưng không thì riêng từ 粽 đã có ý là bánh chưng rồi, không biết có nên để dài dòng vậy không ta?
・餡: thấy thường hay để chỉ đậu đỏ, nhân đậu đỏ thường có trong mấy loại bánh, không hiểu sao ở đây lại dùng là 餡入りの餅米粽?
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT

Penguin-san tham khảo >> あん入りちまきの作り方 coi có thể dịch 餡入りの餅米粽 là gì cho hợp lý nhé.
 

kamikaze

Administrator
あん là nhân đậu ngọt chứ không phải như nhân bánh chưng ở Việt Nam. Không biết người viết có nhầm không nhỉ? Có bánh chưng nào ngọt không?
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT

Theo công thức làm bánh trên thì có đường mà >> bánh có vị ngọt.

Nhưng từ "bánh chưng" dùng ở đây chắc ko phù hợp.
 

penguin20110

New Member
Trong link Dịu đưa họ chỉ loại bánh mà có nhân là nhân đậu đỏ, nhân ngọt như Kami nói.
Penguin nghĩ ở đây muốn nhắc đến bánh chưng, nhưng có thể như Kami nói, người viết nhầm từ?
 

kamikaze

Administrator
Theo công thức làm bánh trên thì có đường mà >> bánh có vị ngọt.

Nhưng từ "bánh chưng" dùng ở đây chắc ko phù hợp.

Không phải nói đến cái link dịu đưa mà là câu trong bài dịch ấy.
Bánh ở link kia thì ngọt 100%. Chỉ ai đang có vấn đề mới cảm thấy đắng hay mặn thôi hehe
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Xem lại mới thấy... đang viết ở VN, cứ tưởng vẫn ở TQ hehe.

Chắc tay phóng viên này lên vùng núi cao ăn Tết và viết bài đấy. Trên quê mình cũng có làm món bánh bằng gạo nếp, nhân đậu đỏ và có vị ngọt - một loại bánh cổ truyền ngày Tết của dân tộc đó (mà mình cũng mang chút dòng máu đó ^^).
 

penguin20110

New Member
Penguin vẫn nghĩ là nhắc đến bánh chưng, Dịu bảo không phải, nếu vậy thì nhắc đến loại bánh gì? Từ 粽 cũng dùng để chỉ bánh chưng mà ta?
***mà từ này sao khó nhớ cách đọc thía không biết, cứ nhầm hoài
***gửi sau khi đọc post của Dịu, thôi cứ để vậy cũng được nghen Dịu
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kamikaze

Administrator

Không phải nhầm từ mà có thể là nhầm về kiến thức. Chưa đi qua VN bao giờ và nhìn thấy bánh chưng qua phim ảnh v.v... và nghe là nhân đậu thì cứ quy cho là "ngọt". (Ví dụ có khối người Nhật vẫn tỉnh bơ hỏi Angkor Wat là của Việt Nam phải không? / Tôi sẽ đi VN để xem Angkor Wat..).
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Haha, chắc phải comment lại báo nào đưa tin này nhỉ :lol:
 

penguin20110

New Member
Penguin có dịch là "nhân đậu" tức là cũng có dịch chữ 餡 rồi, theo Kami thì nên dịch sao?
 

penguin20110

New Member

Bánh đó là bánh gì vậy Dịu?