Cách dùng わかりました

kamikaze

Administrator
Nhắc đến từ này mà lại nhớ nhiều lần đến các công ty Nhật có người Việt Nam làm việc. Khi cấp trên nói chuyện nhân viên cứ "わかった”。Và khi hỏi lại cấp trên thì cứ bắn "わかる?" Khổ nỗi là không biết học được ở đâu cách nhấn âm lên giọng nghe như sấm nổ bên tai.

Ai học rồi mà đang dùng như trên kia thì có lẽ nên đổi lại là わかりました và わかります(か)? có lẽ nghe êm hơn.

Còn những ai chuyên ngành tiếng Nhật hay học tiếng Nhật trên trung cấp thì nên nhớ rằng khi được cấp trên hỏi hay nói gì và trả lời rằng "はい、わかりました”  không sai. Nhưng không xứng với việc bỏ công ra học tiếng Nhật. Cách trả lời đúng chuẩn phải là ”はい、畏まりました” hay ”はい、承知いたしました”。
 
Cũng có thể cách dùng はい、かしこまりました hay はい、承知いたしました đúng là chứng minh “ ta đây có học cao”, tuy nhiên bản thân @BanMe thì lại nghĩ khác. Cách dùng từ trên chỉ nên dùng khi nói chuyện với khách hàng hoặc đối tác, chứ mà anh em cùng làm việc chung với nhau, cấp trên cũng làm việc chung bộ phận với nhau lâu rồi mà dùng cách nói này hóa ra mình hơi quá cũng nên. Mình cứ quan niệm dùng はい、わかりました cho nó khỏe, bản thân người ta cũng toàn dùng thể ngắn, mình dùng lịch sự hơn tí thôi à.
Trước đây khi @BanMe làm việc ở 1 Công ty A, người Nhật có so sánh em với 1 anh nữa cũng là thông dịch chung công ty, nhưng người kia toàn dùng thể ngắn, @BanMe toàn dùng thể lịch sự. Có lần ông kia bảo @BanMe là “ mày nói tiếng Nhật tao còn tôn trọng vì mày không xấc láo như thằng kia, thằng kia toàn dùng thể ngắn không coi ai ra gì”. Đây đơn thuần chỉ là 1 cách nói mặc dù người kia dùng thể ngắn là cách nói đã quen thuộc trong giao tiếp hàng ngày, còn @BanMe chỉ đơn giản hiểu rằng cách nói ngắn chỉ để dùng với bạn bè hay chơi với nhau thôi. Nếu dùng quá trân trọng như cách nói anh bảo trên đôi khi sẽ khiến mối quan hệ trong công việc giữa những người chung bộ phận với nhau có vẻ hơi xa cách. ^0^.
Đây là quan điểm cá nhân của @BanMe
 

kamikaze

Administrator
Hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên của @BanMeTinhYeu.

Những gì mình viết ra trên kia chỉ là ở mức lý thuyết chung. Và chữ "cấp trên" không chỉ đơn thuần mang nghĩa "cấp trên" làm cùng công ty mà mình muốn nó đại diện cho cả khách hàng (hay nói cách khác là những người mà người nói phải kính trọng).

Tất nhiên tuỳ mối quan hệ mà ta có thể thay đổi cách nói cho thân thiện. Bản thân mình chỉ dùng 承知いたしました/畏まりました với khách hàng mới gặp lần đầu thôi. Và dần dần thì sẽ chuyển qua 分かりました>分かった Với người làm cùng (cấp trên hay khách quen..) nhiều khi mình chỉ dùng ”了解しました!”、 ”了解!” Đôi khi muốn đùa thì nói kiểu 畏まりました. Và khi đó sẽ được hỏi lại là "sao hôm nay xưng hô có khoảng cách thế" hay gặp người hài hước người ta cũng sẽ trả lời lại với 1 cụm rất lịch sự. Sau những lần như thế thì mối quan hệ sẽ dần thân thiện hơn.

Để phân chia và sử dụng cho thích hợp trong các tình huống thì cần có thời gian để quen dần.

Điều mình muốn nói là chúng ta nên học chuẩn, học đúng, nói đúng trước (dù có khi bị nói là lý thuyết quá) nhưng nó không sai. Và dần dần khi mình quen thì mới nên chia ra để sử dụng theo trường hợp. Nhật họ nói sai thì không sao. Nhưng khi người nước ngoài nói sai họ hay soi và nhiều khi ảnh hưởng đến sự đánh giá tổng hợp của họ đến người nói.

Và còn 1 điều nữa cần chú ý là hãy "giữ thể diện" cho công ty mình trong các trường hợp giao tiếp. Ví dụ thường ngày chỉ có "những người trong nhà" cùng công ty với nhau thì bạn có thể nói với cấp trên kiểu "わかった” nhưng khi có khách thì nên quay về sử dụng cách chính thống là 畏まりました。 Chỗ này thì có lẽ không khác với quan niệm tiếp khách của người Việt.Nhiều trường hợp khách hàng họ sẽ đánh giá công ty bạn qua cả cách sử dụng kính ngữ của bạn.
 
Sửa lần cuối:
Hehe, thường thì chỉ khi nào đùa @BanMe mới dùng kiểu tôn kính ngữ. Còn chả mấy khi dùng vì trước giờ bản thân đã học qua nhiều mà cách dùng mình còn nắm chưa hết, dùng sai còn bị chửi nữa thì cũng như không.

Trước đây @BanMe làm việc chung với bố già, bố ấy toàn dùng thể ngắn và dùng từ địa phương. Khiến trong đầu không còn nghĩ đến việc mình sẽ có cơ hội để dùng kính ngữ nữa. Mặc dù là 1 người chỉ dạy các anh em Việt Nam đang làm việc bên này về tiếng Nhật, nhưng khi đụng đến mấy cái quỷ quái dài ngoằng kia thì thường @BanMe phải ngồi nghiên cứu trước rồi mới chỉ. Chỉ sai chúng chửi ^0^!!!.

Nhưng, có 1 thực tế là hiện giờ có khá nhiều người học hành chưa tới đâu nhưng hay chơi chữ, tức là dùng như cách viết khó, ngữ pháp khó để chứng tỏ hay trong câu văn có nhiều từ lạ khiến người khác khó hiểu. Đồng ý là không áp dụng sẽ khiến mình dễ quên nhưng thấy văn cảnh chả đâu ra đâu, đụng đâu cũng dùng từ khó. Không phải anh dùng nhiều từ khó và ngữ pháp khó là người khác sẽ nể trọng “ à anh này học cao nhỉ” mà người ta cần là cần cái chính xác trong cách diễn đạt và tính dễ hiểu trong câu nói. Thay vì dùng cách nói khó để khiến người khác phải suy nghĩ thì tại sao không dùng cách nói đơn giản nhất để người ta hiểu ngay.

Trong công việc thì đòi hỏi kỹ năng văn bản nhưng đời thường mà có nhiều anh chém gió kinh khủng. Không biết đã nắm hết ý nghĩa của từ ngữ hay ngữ pháp mà mình dùng chưa nữa kia.
 

kamikaze

Administrator
Nhưng, có 1 thực tế là hiện giờ có khá nhiều người học hành chưa tới đâu nhưng hay chơi chữ, tức là dùng như cách viết khó, ngữ pháp khó để chứng tỏ hay trong câu văn có nhiều từ lạ khiến người khác khó hiểu. Đồng ý là không áp dụng sẽ khiến mình dễ quên nhưng thấy văn cảnh chả đâu ra đâu, đụng đâu cũng dùng từ khó. Không phải anh dùng nhiều từ khó và ngữ pháp khó là người khác sẽ nể trọng “ à anh này học cao nhỉ” mà người ta cần là cần cái chính xác trong cách diễn đạt và tính dễ hiểu trong câu nói. Thay vì dùng cách nói khó để khiến người khác phải suy nghĩ thì tại sao không dùng cách nói đơn giản nhất để người ta hiểu ngay.

Khuynh hướng "khoe chữ" phát triển mạnh lên trong thời gian gần đây. Tệ hai hơn là có những người học chưa vững cơ bản nhưng vẫn muốn khoe chữ. Thay vì nói câu ngắn, dùng từ dễ thì lại cố tình dùng cách nói dài, từ khó thêm một chút sai ngữ pháp nữa khiến cho câu càng tối nghĩa và không ai hiểu.

Mình cảm thấy có 2 nguyên nhân của chuyện này:
-Thói thích khoe chữ : Chỗ này thì không cần phải giải thích nữa nhỉ!
-Khả năng tiếng Việt kém: Nhiều người dùng sai và khi mình hỏi họ, bảo họ diễn đạt ngắn lại thì ngay cả ý tiếng Việt họ cũng không rút gọn được. Với những người này muốn chữa bệnh phải học lại cách diễn đạt tiếng Việt trước thôi.

Lâu lắm rồi ở đâu đó trên diễn đàn này mình cũng có đề cập đến chuyện học ngoại ngữ nói chung và tiếng Nhật nói riêng. Mục đích không phải để khoe mà là để hiểu người ta nói và diễn đạt suy nghĩ của bản thân. Vì thế nên ưu tiên cho việc nói đơn giản, dễ hiểu, chính xác trước rồi mới đến việc " dùng sao cho hay".
 
Nếu nói về khả năng tiếng Việt thì @BanMe cũng là 1 người kém về cách diễn đạt, chỉ dùng được từ thuần nông.
Nhưng, khi ra ngoài xem cách trình bày hành văn và tiếng Việt của nhiều người thì thấy mình cũng không phải là quá tệ, bởi có những quy chuẩn quá cơ bản về trình bày trong tiếng Việt họ còn chưa làm được.
Vd :
1. Không biết viết hoa đầu dòng.
2. Không biết cách quãng sau dấu chấm “.” hay dấu phẩy “,”.
3. Không biết viết hoa chữ cái đầu ở tên riêng của người khác.
4. Lười viết tiếng Việt có dấu khiến người đọc hoa mắt.
5. Bị ảnh hưởng bởi văn nói. Trong đó người trong nhà của @BanMe cũng bị ( Đặc sệt miền Tây )
6. Dùng ngôn ngữ teen khiến người thích “ thuần Việt” ngứa mắt. Cho là lớp 9x họ dùng chữ “j” thay cho chữ “i”, hay những từ là lạ như con giun gì gì đó thì còn có thể cứ cho là trào lưu đi, đằng này mấy ông 8x cũng bon chen theo mới khổ.
Có một vài người chat với @BanMe mà cách trình bày câu chữ trong câu thôi là đã thấy oải, không biết khi làm việc họ sẽ làm thế nào nhỉ. Đặc biệt với những loại văn bản dịch từ Nhật sang Việt không biết họ sẽ trình bày ra sao.
 

kamikaze

Administrator
Có lẽ lại dính đến một chủ đề khác nữa đó là ý thức cố gắng dùng tiếng Việt chuẩn. Chưa cần phải hay nhưng chỉ mỗi việc sử dụng tiếng Việt cho người khác hiểu rõ ràng nhưng cũng có nhiều người vô tình hay cố ý mà không thực hiện được. Hàng ngày mình nhận khá nhiều email của người Việt (đa số đang ở Nhật). Đa số họ đã bỏ qua mất phép lịch sự tối thiểu như xưng danh là ai, dùng câu cú cho có chủ ngữ vị ngữ cũng như những quy tắc cơ bản mà @BanMeTinhYeu đã đề cập ở trên kia.
Cũng không hiểu vì lý do gì mà dạo gần đây xuất hiện sinh viên chuyên ngành liên quan đến máy tính bị "mù" máy tính.Cụ thể là học chuyên ngành máy tính ở các trường chuyên môn của Nhật ra nhưng không biết làm văn bản, không biết gõ tiếng Việt(Không biết đây có phải là kiểu "anh hùng bàn phím" đã được đề cập?). Và tất nhiên những người kiểu này sẽ không bao giờ gõ tiếng Việt có dấu cả.
 
Top