Giấc mơ vợ ngư phủ và văn hóa tính dục Nhật Bản

Giấc mơ vợ ngư phủ và văn hóa tính dục Nhật Bản

Văn hóa tính dục khác nhau giữa các nước. Một số biểu hiện tính dục được chấp nhận ở nơi này thì bị lên án mạnh mẽ ở nơi khác. Đó cũng là lý do các nước khác thường rất dị ứng với nhiều cách thể hiện tính dục của dân tộc Phù Tang

fisher.jpg

Tranh khắc gỗ Giấc mơ vợ ngư phủ của họa sĩ Katsushika

Thật vậy, từ mấy trăm năm trước, dân Phù Tang đã sớm bộc lộ sở thích tính dục dị thường trong quan hệ bạo lực với động vật có vòi (xúc tu, tentacle). Thời đại Edo (triều đại Tokugawa, 1603-1867) sản sinh nhiều hình ảnh miêu tả tỉ mỉ và sinh động cảnh phụ nữ bị loài bạch tuộc (octopus) khổng lồ cưỡng bức! Tiêu biểu cho chủ đề bệnh hoạn này là một tranh khắc gỗ có tên Giấc mơ vợ ngư phủ của họa sĩ Katsushika Hokusai (1760-1849), sinh tại TP Edo (nay là thủ đô Tokyo), sở trường về tranh mộc bản (khắc gỗ).

Giấc mơ vợ ngư phủ do Hokusai khắc gỗ năm 1820, miêu tả một phụ nữ trẻ đẹp đang bị 2 con bạch tuộc cùng lúc cưỡng bức. Cả hai quấn chặt lấy nạn nhân, con nhỏ thì hôn lên môi nàng, con lớn thì dùng miệng tấn công âm vật. Tranh này ra đời vào lúc Thần đạo (Shinto) đang phục hưng sau một thời gian suy yếu, cũng là lúc mà tín ngưỡng vật linh (animism) chi phối tinh thần dân chúng và người ta có xu hướng mê tín hay thích trộn lẫn những chuyện hoang đường được truyền tụng trong dân gian với hành vi tính dục. Chẳng hạn, họ tin rằng bạch tuộc cưỡng bức phụ nữ để gởi trứng vào cơ thể nạn nhân, trứng sống ký sinh để rồi sẽ nở thành bạch tuộc con!

Ảnh hưởng của tranh Hokusai

Có thể nói ảnh hưởng đó là sâu rộng và lâu dài! Năm 2001, họa sĩ Nhật là Masami Teraoka vẽ lại đề tài này, đặt tên tranh là Sarah và bạch tuộc, hay Tầng trời thứ 7 – Sarah and octopus/Seventh heaven. Ông cho in mộc bản trên giấy với 29 màu, kích thước 26,5 x 40cm, hơi lớn hơn nguyên bản của Hokusai một chút.

Họa sĩ hiện đại David Laity thổ lộ: “Tôi biết và yêu thích tranh Hokusai từ nhiều năm qua. Tôi luôn nghĩ tới việc vẽ một tranh lớn như thật thì ấn tượng sẽ rất mạnh mẽ. Bằng phong cách Pop Art tôi muốn tái tạo tranh này theo bút pháp của tôi. Tranh này đem mỹ thuật tính dục trần trụi của một truyền thống lịch sử xa xưa đi vào đời sống người Úc đương đại. Đây là nhịp cầu nối liền một truyền thống hội họa tính dục vượt qua các thế kỷ cũng như các nền văn hóa. Tranh này là một hình ảnh man dại tuyệt trần”.

Với chủ đích đó, David Laity đã vẽ lại tranh với kích thước 95 cm x 150cm trong lúc nguyên bản của Hokusai gần 200 năm trước chỉ nhỏ hơn khổ giấy A4 (21 cm x 30 cm). Tức là David phóng lớn gấp 5 lần.

Sex Nhật và tính dục xúc tu

Trở lại với Katsushika Hokusai, tranh của ông rõ ràng đã phản ánh một “não trạng” của thời đại ông. Và đây là đề tài mà người Nhật vẫn luôn hâm mộ. Do đó khi nói đến sex Nhật, các nhà nghiên cứu thường có xu hướng đồng hóa nó với tính dục xúc tu, tính dục có vòi (tenacle sex). Những chiếc vòi quấn chặt thân hình phụ nữ cũng giải thích tính bạo lực của nhiều người Nhật với sở thích xiềng hay trói đối tác (sexual bondage) khi hành lạc.

Đi xa hơn nữa, các nhà nghiên cứu tính dục học (sexologists) còn thấy rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa tính dục xúc tu với các thể loại phim ảnh, truyện tranh, phim hoạt hình, trò chơi điện tử của Nhật trong đó trộn lẫn sex với bạo lực mà một số đã được xuất bản ở VN, chứng minh điều đó.

Tóm lại, các thể loại văn học và nghệ thuật tính dục (erotica) của Nhật cũng có chung các chủ đề như phương Tây như quan hệ tính dục khác giới (heterosexual), đồng giới (homosexual), hành lạc tập thể (group sex), sử dụng nhục hình bằng cách xiềng hay trói đối tác (sexual bondage), v.v... Con cháu Thái Dương thần nữ thể hiện đủ các “phiên bản” (versions) như tính dục bái vật (fetishism), sùng bái bàn chân (foot fetishism)... Ngoài việc lồng tính dục vào bộ đồng phục (buru sera), hoạt hình (anime), truyện tranh (manga) và trò chơi điện tử (video game)... họ còn kết hợp tính dục với bạo lực, kinh dị. Và tất cả những tính cách này đã có một lịch sử lâu đời, một truyền thống xa xưa trong văn hóa tính dục Nhật Bản, chậm lắm là vào thế kỷ XVII, XVIII trong thời đại Edo.

(Theo NLD)
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố kết quả sơ bộ của Khảo sát lao động hàng tháng cho tháng 3 vào sáng ngày 9. Tiền lương thực tế trên mỗi người lao động, phản ánh biến động giá cả, đã giảm...
Your content here
Top