Hướng dẫn Sử dụng JapanMobilePhone toàn tập

Hướng dẫn Sử dụng JapanMobilePhone toàn tập

Hướng dẫn Sử dụng JapanMobilePhone toàn tập

7upHướng dẫn Sử dụng JapanMobilePhone toàn tập

Phần 1. Cấu trúc thẻ và cách copy dữ liệu cho máy qua thẻ nhớ
1. Softbank
* Cầu trúc thẻ nhớ.


Các dữ liệu được copy trực tiếp vào các thư mục tương ứng trong thẻ nhớ,
Trong đó quan tâm chủ yếu tới các mục sau

- DCIM (Digital Camera Images): Là thư mục chứa ảnh chụp bằng Camera của máy.

- PRIVATE/MY FOLDER/My items
/Custom Screens: Chứa những themes (giao diện) cho máy
/Flash: Chứa file Flash, dùng làm hình nền, nhạc chuông. (.swf)
/Music: Chứa các file nhạc .m4a
/Other Documents: Chứa các file khác như pdf, word, excel, flash, v.v.v.
/Picture: Chứa ảnh được copy từ máy tính vào, bắn blutooth và cả lưu ảnh chụp bằng camera của máy (tùy theo tùy chọn chỗ lưu) .jpg, .gif
/Sounds & Ringtones: Chứa file nhạc chuông .mmf, và chứa được cả các bài hát m4a
/Video: Chứa các file movie, nhạc hình copy từ máy tính, bắn blutooth hoặc quay từ camera của máy. .mp4, .3gp
/WMAudio: Chứa các file wma khi sync qua MTP
Cấu trúc trong bộ nhớ máy cũng tương tự, chúng ta có thể dễ dàng move, copy từ bộ nhớ máy sang bộ nhớ thẻ và ngược lại, có thể set nhạc chuông mmf và hình nền từ bộ nhớ thẻ.
Softbank cũng có thể copy nhạc wma qua chế độ MTP, được hướng dẫn cụ thể trong mục 3.


2. Docomo

*Cấu trúc thư mục trong thẻ của máy Docomo


Trong đó quan tâm chủ yếu tới các thư mục sau:
DCIM (Digital Camera Images): Là thư mục chứa ảnh chụp bằng Camera của máy.

PRIVATE/DOCOMO

/DOCUMENT:Chứa các file khác như pdf, word, excel, được sắp xếp trong các thư mục con PUD001, PUD002..v.v., có thể đổi tên các thư mục đó trên máy docomo thành "truyện kiếm hiệp", "truyện hài", v.v.v tùy ý.

/STILL: Chứa các file ảnh dạng .jpg, gif.., được sắp xếp trong các thư mục con SUD001, SUD002.... và cũng có thể đổi tên trên máy docomo thành "hình nền", "hình cu tít"..v.v.v (khi view trên máy tính vẫn là SUDxxx

/MMFILE: chứa các file music được đổi đuôi thành .3gp, các bài hát này có thể play độc lập và được máy docomo nhận dạng là một video
. Sử dụng để copy các file nhạc .m4a, tuy nhiên cách này bị giới hạn khi máy luôn bật màn hình như khi chơi video, gập lại thì sẽ ngừng chơi (trừ dòng panasonic). Cũng có thể sửa tên folder như trên

/MOVIE: Chứa các file video dạng .wmv, hỗ trợ với bitrate và kích thước kém hơn so với dùng các file mp4 và 3gp ở SD_VIDEO, Cũng có thể sửa tên folder như trên

/RINGER: Chứa các fle nhạc chuông định dạng .MLD, Cũng có thể sửa tên folder như trên

SD_VIDEO: Chứa các file video (nhạc hình, phim..v.v.v) và được chia trong các thư mục con như PRL001, PRL002..v.v. chúng ta có thể đổi tên các thư mục đó trên máy docomo thành "Phim A", "Hải Ngoại", v.v.v tùy ý. Các video chúng ta thưởng thức chủ yếu được copy vào thư mục này.

*Các cách copy dữ liệu

Softbank copy dữ liệu trực tiếp vào thẻ nhớ bằng cách Ctrl C và Ctrl V , còn dưới đây là cách copy dữ liệu cho Docomo

a./ Sử dụng phần mềm Sdup để copy những dữ liệu như: Picture, Video, Flash, Document, và nhạc tiếng .3gp



Với Sdup, việc quản lý dữ liệu thật dễ dàng, chỉ việc chọn thư mục cần copy và chọn add để lựa chọn file cần copy là được.

Bước 1.
Chọn loại dữ liệu cần copy, ví dụ muốn copy một vài file video. Mở Sdup, click vào mục SD_VIDEO, chọn PRL001 hoặc PRL002... tùy ý, sau đó nhấn chuột vào nút add ở góc dưới bên phải.




Bước 2
Cửa sổ Explore hiện lên, chọn một hoặc một vài clip mà mình muốn copy, (bôi đen) rồi ấn Open



Bước 3
Phần mềm sẽ tự copy dữ liệu vào thẻ nhớ. Cuối cùng cắm thẻ nhớ vào điện thoại và thưởng thức



Link tải Sdup tại đây
DOWNLOAD


b./ Sử dụng phần mềm MTP
Vì không thể copy music vào phần Music Player cho máy Docomo bằng phần mềm Sdup được, do đó chúng ta sử dụng riêng phần mềm MTP này để copy music cho trình chơi nhạc music player trên Docomo
Cách sử dụng rất đơn giản, cắm thẻ nhớ vào đầu đọc thẻ (dùng cáp usb rồi kết nối với máy tính thông qua chế độ Mass Storage cũng được), chọn mục gốc của thẻ nhớ ở ô thứ 2, chọn bài hát cần copy ở ô thứ nhất, bôi đen các bài hát cần copy và nhấn nút COPY SELECT SONG



Các file hỗ trợ là wma, mp3 (một số máy không chạy được)
Chi tiết các đời máy hỗ trợ, test và download tại đây

Code:
http://www.gsm.vn/forum/main/t158535/

c. Sử dụng Windows Media Player (bản 10 trở lên)
Là cách tương tự như cách ta dùng phần mềm MTP ở mục b. Tuy nhiên cách này bắt buộc phải dùng cáp usb kết nối với máy tính qua cổng USB.
Vào setting/General setting/USB mode (một số máy có thể khác một chút)
chọn chế độ MTP mode (thường là ở hàng thứ 3). Sau khi chọn xong thì cắm cáp usb vào và kết nối với máy tính, máy tính sẽ nhận ra điện thoại như một thiết bị giải trí.
Bật windows media player, bấm sang nút SYNC



Kéo những bài hát mà mình thích vào khung SYNC LIST ở bên phải, rồi chọn Start Sync, chờ máy tính sync xong rồi thưởng thức
3. AU ..(Updating...)


Phần 2. Đặc tính, sự khác nhau của điện thoại nhật
Điện thoại Nhật (Japan phone) được phát triển với hướng đi khá riêng rẽ, trái ngược với xu thể phát triển tại các thị trường khác. Thay vì hướng ra ngoài thì Japan phone tập trung hướng tới phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước, do đó các thiết bị được lập trình tối ưu hóa để phục vụ tốt nhất cho ngưòi sử dụng, khi đem ra các nước khác bẻ khóa, nhiều tính năng sẽ không thể sử dụng được.
Sofbank, Docomo, và AU là những nhà cung cấp dịch vụ di động (như Viettel, Vina, Mobifone, ..) và họ đặt các hãng điện tử như Sharp, Panasonic, Nec, Fujitsu, Toshiba, Hitachi sản xuất điện thoại riêng theo cấu trúc mạng của họ. Theo đó cùng một hàng điện tử sản xuất nhưng các máy giành cho các mạng khác nhau thì kiểu dáng ngoại hình khác nhau, và phần mềm cũng khác nhau.

a. Cách gọi tên
Softbank thường gọi theo dạng " Số + Mã nhà sản xuất"
Ví dụ: 920sh, 920p, 920sc...
Sofbank phá cách với một số kiểu dáng trượt ngang, trượt dọc, xoay chữ T, mở ngang, và xoay ngược gập lại.

Docomo thường gọi dạng "mã nhà sản xuất + Số +i)
Ví dụ: Sh905i, P905i, N905i, D905i, F905i
Đời sau của Docomo được gọi dạng "Mã nhà sản xuất + số + chữ cái)
Ví Dụ: Sh01a, sh06a, sh01b (sh01a = sh907iTV, sh03a = sh907i)
Docomo thường duy trì song song 2 kiểu dáng là xoay chữ T và xoay ngược gập lại. Thường đặt là i và iTV, dòng iTV thì có kiểu dáng xoay ngang chữ T để dễ dàng thưởng thức Tivi Oneseg, còn dòng xoay gập lại thì thường được trang bị màn hình cảm ứng.

AU thường gọi dạng "W + số + mã nhà sản xuất)
Ví dụ W64sh, W42CA...
Đời sau của AU được ký hiệu dạng "Chữ + số"
Ví dụ: S001, Sh001..v.v.

Trong đó, ý nghĩa các ký hiệu như sau:
Sh: Sharp (hãng này, anh em ta và cả bên nhật thik nhất)
P: Panasonic (hãng này được chuộng thứ 2)
N: Nec
D: Hitachi
F: Fujitsu
CA: Casio
T: Toshiba

b. Khái niệm update của dòng Softbank

Sau khi Softbank mua lại Vodafone năm 2006(do Vodafone phá sản tại nhật vì bị unlock nhiều 903sh quá), họ tiếp tục duy trì hệ thống sản phẩm và liên tiếp cho ra các model mới với nhiều đột phát về công nghệ, vào tháng 4/2008 thì hãng cho ra một phiên bản bảo mật mới để hạn chế sự unlock Full dễ dàng của 920sh. Do đó những máy sản xuất sau tháng 4/2008 được sử dụng cơ chế bảo mật mới này, và không thể unlock full được như 920sh, bị tình trạng thay sim mất multi như chúng ta vẫn thấy.
Các đời máy này hiển nhiên là thể, không gọi là "bị update"

Sau tháng 4/2008, Những máy sản xuất trước đó tại nhật được khuyến cáo mang ra hãng để Updaten phần mềm mới (trong đó có nâng cấp cơ chế bảo mật mới), những máy này mặc dù sản xuất từ 03/2008 về trước, nhưng sau khi update thì không thể unlock full được như trước nữa, mà bị tình trạng thay sim mất multi như các đời sau này.
Đây mới gọi là máy "bị update", vậy khái niệm máy "bị Update" chỉ sử dụng cho những máy sx trước 03/2008 mà đã Update lại phần mềm tại hãng ở bên Nhật

Mình giải thích điều này vì nhiều mem hỏi mình là 932sh của bác bị update chưa?, mình ko biết phải trả lời như thế nào .

c. Sự khác nhau cơ bản của Softbank và Docomo
- Softbank từ sau đời 904sh trở đi, bị lock Multimedi (khóa nghe nhạc, chụp ảnh, xem phim, và 1 số chức năng khác) khi ra khỏi nước Nhật hoặc sau 1 tháng không có sự hoạt động về sóng. Muốn sử dụng được thì phải Unlock, dùng sim Softbank còn Roaming để kích hoạt Multimedia- cái này gọi là "Kích Multi"Docomo không lock chức năng gì khi thay sim khác, thậm chí không có sim bạn cũng có thể chụp ảnh, nghe nhạc, xem film được tuốt.
- Softbank sử dụng Chip âm thanh Yamaha, âm thanh thiên sáng, chi tiết, trong và rất tinh tế.
Docomo đi theo chuẩn DOLBY (Siêu Trầm). Thể hiện những pha hành động trong film ảnh cực kỳ ấn tượng, tuy nhiên nghe nhạc không tinh tế bằng Softbank, do đó tùy theo nhu cầu mà bạn lựa chọn thiết bị phù hợp với mình.
- Softbank sử dụng Blutooth với đầy đủ tính năng như gửi file, danh bạ, tai nghe.v.v.
Docomo thì chỉ từ sh06a trở lên mới hỗ trợ bắn file qua Blutooth, còn trước đó thì chỉ chủ yếu gửi danh bạ và dùng kết nối tai nghe, thậm chí một số đời máy Docomo còn không có Blutooth.
- Công nghệ chụp ảnh của Softbank thường cao hơn Docomo khi so sánh 2 máy ra cùng đời. Còn chất lượng ảnh thì ko phải lúc nào cũng thế

Ví Dụ: 932sh và sh01a cùng chụp 8.0 Mpx chip CCD với ống kính góc rộng, ra đời ngang nhau nhưng 932sh hỗ trợ Iso chỉnh tay được nên chụp đêm khống chế nhiễu rất tốt, chất lượng ảnh vượt hơn hẳn sh01a, nhưng chụp phong cảnh xa ban ngày đủ sáng thì ảnh của Sh01a lại có vẻ chi tiết hơn một chút. Chụp gần thì như nhau.
- Softbank chỉ có một chuẩn chân tai nghe duy nhất, còn Docomo thì từ sh906i trở về sau dùng chung chân tai nghe vào chân xạc, việc này đòi hỏi phải có một jac chuyển từ chân xạc ra chân tai nghe, nên hạn chế và khá lỉnh kỉnh.
- Chơi video, Docomo tải Bitrate cao rất tốt, khỏe hơn Softbank, tuy nhiên Softbank lại chạy được video có khung hình lớn hơn (480p) mà chỉ từ sh01b của Docomo trở về sau mới chạy được. Chất lượng video thì mỗi con một khác (sh906i đẹp hơn 923sh, nhưng 932sh lại đẹp hơn hẳn sh01a và sh03a)

d, Một số điều khác khi sử dụng những tính năng cơ bản của máy nhật với máy thường và cách khắc phục.
* Vấn đề danh bạ:
Khi copy từ bộ nhớ sim sang bộ nhớ máy của các dòng máy nhật sử dụng FW Japan hoặc chọn bộ nhớ trên sim thì danh bạ sẽ không thể search theo abc được.
- Lý do: Do sử dụng bộ chữ cái riêng, do đó máy chỉ có thể search và sắp xếp theo Reading chứ ko theo last name hoặc fist name
- Cách khắc phục: Copy tất cả danh bạ trên sim sang bộ nhớ của máy, sau đó có 2 cách để fix lỗi danh bạ trên:
+ Fix thủ công: Với từng tên, chọn edit, thêm vào mục Reading phần nhận biết tên của người trong danh bạ đó, phần name sẽ được hiện khi ta xem, còn phần reading sẽ để search, VD: name là Anh Manh, để reading là Anh Manh, a manh hoặc a ma.v.v hoặc để DEF j cũng được, thì khi để reading là gì, lúc search trên danh bạ, bấm phím đó sẽ nhảy đến tên đó, nếu để DEF thì bấm DEF sẽ nhảy đến Anh Manh trên danh bạ chóng mặt quá
+ Fix bằng soft: Dùng phần mềm JPM Fix reading và làm theo hướng dẫn TẠI ĐÂY, rất nhanh và chuẩn.

Việc sử lý danh bạ như thế này chỉ cần cho lần đầu tiên dùng JPM, các lần sau chỉ việc bắn blutooth hoặc hồng ngoại từ máy cũ sang máy mới là tự có hết Reading, ngoài ra khi lưu một tên mới, phần reading cũng tự động được tạo mà không phải thêm bằng tay.

* Vấn đề Dấu CÁCH
Vì sử dụng bảng chữ riêng nên hầu hết máy Nhật không có dấu cách sẵn trên bàn phím (trừ 922sh, sh04a..các máy có bàn phím QUETY). Muốn dùng dấu cách khi sms thì bấm nút sang phải trên phim 5 chiều, còn muốn chèn khoảng trống vào giữa các ký tự thì bấm phím *, chọn khoảng trống và add vào.




Tiếp tục Update, anh em thấy còn gì thiếu sót thì bổ xung, mình gộp vào bài đầu cho phong phú.
Bài viết có sử dụng các phần mềm của các mem trong GSM xây dựng, các thông tin được tổng hợp từ các mem đi trước, kinh nghiệm cá nhân, có điều gì chưa đúng hoặc thiếu sót, anh em góp ý thêm nhé.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top