Người Nhật Khoảnh khắc mang tính quyết định mà người Nhật cẩn thận bị xem là “vô dụng”.

Người Nhật Khoảnh khắc mang tính quyết định mà người Nhật cẩn thận bị xem là “vô dụng”.

Cơ hội tiếp xúc với người nước ngoài tại nơi làm việc và trong kinh doanh đã tăng lên qua từng năm, nhưng liệu có lúc nào bạn làm họ khó chịu mà bạn không biết không ? Tôi đã hỏi ông Hyogo Okada, người đã làm việc 24 năm tại Singapore, Hoa Kỳ và Nhật Bản và hiện đang hoạt động với tư cách là trưởng phòng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Microsoft Singapore ( tác giả cuốn sách "Sức mạnh toàn cầu trở thành vũ khí , Có 51 nguyên tắc nên biết khi làm việc với người nước ngoài.) về "những điều cấm kỵ mà người Nhật thường làm" và cách khắc phục chúng.

------------------------------------------

Bạn có biết rằng ở nước ngoài có những người gọi người Nhật là "NATO" không?

Đây là " No Action, Talk Only (Không hành động, chỉ nói chuyện)". Nói cách khác, nó có nghĩa là "chỉ nói và không có hành động thực tế". Một số người thậm chí còn nói, "Thật vô ích khi gặp những người từ các công ty Nhật Bản." Như một xu hướng phổ biến ở các công ty Nhật Bản, có một văn hóa như là trong bất kỳ trường hợp nào cũng sẽ giám sát , sau đó mang về nhà chồng chất suy nghĩ trong suy nghĩ với cấp trên . Hơn nữa, vì những người gặp không có quyền làm theo ý mình, nên thật khó hiểu đối với quan điểm người nước ngoài nghĩ rằng “kinh doanh thì tốc độ là sinh mệnh”.

Theo cách này, tồn tại một khoảng cách lớn giữa khả năng kinh doanh của người Nhật và người nước ngoài. Tuy nhiên, ngay cả khi các công ty Nhật Bản mở rộng ra nước ngoài, có nhiều trường hợp thường gắn bó với hoạt động kinh doanh theo phong cách Nhật Bản bất kể hoàn cảnh gia đình của địa phương đang ở . Không ít người dường như đang cố tình phớt lờ cảm nhận và thường thức của xã hội toàn cầu, và các nhân viên tại địa phương thường gặp rắc rối rằng “đây là chuyện thường ở công ty Nhật Bản”.

Thực tế là có rất ít người có nguyện vọng vào các công ty Nhật Bản

unnamed (3).jpg


Một trong những “chuyện thường ở công ty Nhật Bản” là vẫn chưa thể tập trung những người xuất sắc do tuyển dụng địa phương ở nước ngoài, và dù có tuyển dụng thì họ cũng lần lượt nghỉ việc trong khoảng một năm. Các công ty Nhật Bản là nơi tìm kiếm việc làm được ưa thích tại nước ngoài. Đặc biệt, những người trẻ có tuổi nghề ngắn dường như đánh giá việc có thể học được văn hóa kinh doanh và chất lượng công việc cao. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi được thuê tại địa phương thường bỏ việc khi họ trở nên lành nghề. Sau khi nghỉ việc tại các công ty Nhật Bản trong khoảng một năm, họ sẽ chuyển việc sang các công ty toàn cầu ở nước ngoài. Nói cách khác, có thể nói rằng các công ty Nhật Bản hiện đang là “bàn đạp”.

Tất nhiên, những người bỏ việc không có ác ý chút nào. Họ chỉ thay đổi công việc khi họ cần để xây dựng sự nghiệp của mình. Tình hình thị trường việc làm tại Singapore, nơi tôi đang làm việc là như sau :

1) Tầng lớp những người ưu nhất sẽ tìm kiếm việc làm liên quan đến chính phủ

2) Tầng lớp tiếp theo sẽ tự khởi nghiệp

3) Tầng lớp tiếp sau đó sẽ làm việc cho các công ty toàn cầu hàng đầu tại nước ngoài

4) Tầng lớp tiếp sau nữa sẽ làm việc tại các công ty toàn cầu quy mô vừa tại nước ngoài


5) Khát vọng làm việc ở một công ty Nhật Bản hàng đầu là tầng lớp tiếp theo

Nói cách khác, những nguồn nhân lực xuất sắc đã có sự nghiệp nhất định sẽ không chọn một công ty lớn của Nhật Bản. Và ngay cả khi tuyển dụng và đào tạo những người trẻ có tuổi nghề ngắn, nếu có được kỹ năng, họ sẽ chuyển việc sang công ty khác. Các công ty Nhật Bản không thể thuê nhân lực xuất sắc ở nước ngoài. Tôi cảm thấy rằng các công ty Nhật Bản vẫn có hệ thống thâm niên mạnh mẽ hơn các công ty ở nước ngoài, và họ có xu hướng nghĩ rằng “những người trẻ nên được đối xử và đảm nhận công việc như những người trẻ tuổi”. Nhưng ở góc độ làm việc, khi xây dựng sự nghiệp, bạn không muốn ở lại một công ty không được trao quyền chỉ vì bạn “vẫn còn trẻ”.

Nếu muốn thuê nhân lực xuất sắc,công ty cần đưa ra một số lợi ích. Tất nhiên, điều kiện phương diện tài chính là đương nhiên, nhưng điều quan trọng là nơi làm việc có đáng để làm việc hay không và liệu tôi có thể được trao quyền để làm một công việc góp phần phát triển sự nghiệp hay không.

"Những lời nói và hành động làm tổn thương đối phương " mà người Nhật thường làm

https___imgix-proxy.n8s.jp_content_pic_20171025_96958A88889DE0E0E6E1E4E4E2E2E3EBE3E2E0E2E3E5E2...jpg


Có rất nhiều người đang gặp khó khăn vì không giỏi tiếng Anh, mặc dù họ đã quyết định làm việc với người nước ngoài. Tuy nhiên, điều quan trọng là tránh vô tình hành động làm tổn thương người nước ngoài vì bạn quá lo lắng về việc "Tôi không thể nói tiếng Anh tốt." Thường có trường hợp nói rằng " I can’t speak English well (Tôi không thể nói tiếng Anh tốt )" như là truyền tải với đối phương rằng bạn không giỏi tiếng Anh. “Sự khiêm tốn” của người Nhật không có tác dụng với người nước ngoài. Thái độ thiếu tự tin hoặc xấu hổ đôi khi có thể gây khó chịu và không đáng tin cậy.

Ngoài ra, như là một văn hóa Nhật Bản, có xu hướng rằng "viết các câu email lịch sự và dài dòng ". Điều này là bởi vì nếu bạn chỉ viết tin nhắn về công việc , nó sẽ trông rất cẩu thả và thất lễ , nhưng theo quan điểm của người nước ngoài, nó sẽ trở thành , "Nó được viết một cách dông dài và tôi không hiểu bạn muốn nói gì!" . Khi tôi thay đổi công việc ở nước ngoài, cấp trên người nước ngoài của tôi đã chỉ ra rằng “điểm yếu của bạn là nói chuyện dài dòng”. Những người nói chuyện dông dài, nếu nhìn từ góc độ của những người bận rộn như cấp quản lý cao nhất , sẽ được coi là "người lãng phí thời gian của bản thân " và "người kém thông minh không thể sắp xếp câu chuyện."

Đối với các công ty toàn cầu quốc tế, tiếng Anh được dựa trên "đơn giản là tốt nhất", nhưng không phải lúc nào cũng cần phải rút gọn nó một cách mù quáng. Cái gọi là "toàn cầu", chỉ bao gồm ngữ pháp và từ vựng hạn chế, có nhiều cụm từ ngắn, nhưng tùy thuộc vào TPO, những câu ngắn có thể gây khó xử và thô lỗ.

"Báo cáo / liên lạc / thảo luận" theo kiểu Nhật rất dài dòng

hourensou.jpg


Nói đến cách nói chuyện, "báo cáo, liên lạc và thảo luận" là quan trọng đối với người Nhật. Nếu làm như vậy trong xã hội toàn cầu, gần như chắc chắn sẽ tự chuốc lấy tai tiếng. Tại các công ty toàn cầu ở nước ngoài, tiêu chuẩn là "tạo ra nội dung mà cấp trên của bạn có thể đọc trong 5 phút trong 15 phút", giả sử rằng mọi người ai cũng đều rất bận rộn. Nhiều cấp trên xử lý hơn 600 email mỗi ngày và việc chăm chỉ báo cáo có thể cản trở công việc của cấp trên, vì vậy không có gì ngạc nhiên khi việc báo cáo quá thường xuyên có thể gây khó chịu.

Trước hết, hầu hết các công ty toàn cầu ở nước ngoài có quyền đưa ra quyết định về lĩnh vực phụ trách của họ, ngay cả khi họ không phải là người quản lý. Vì vậy, nếu đó không phải là vấn đề lớn, bạn có thể hoàn thành công việc mà không cần hỏi ý kiến cấp trên. Có thể vừa tiến hành công việc vừa tự mình quyết định mà không cần phải "báo cáo, liên lạc và thảo luận" .

Việc "báo cáo, liên lạc và thảo luận" ở Nhật trở nên cần thiết tại các doanh nghiệp nước ngoài thực chất là phía cấp trên. Đó chính xác là những gì phù hợp người quản lý . Họ bắt buộc phải thường xuyên đi gặp cấp dưới của mình để xem có gặp khó khăn gì không. Nói cách khác, việc rút ra nội dung của "báo cáo, liên lạc và thảo luận" tác động từ cấp trên là luật quản lý của các công ty toàn cầu ở nước ngoài.

Ở nước ngoài, có thể nói, việc lãnh đạo nắm tình hình cấp dưới bằng “Quản lý 3C” là điều thường thấy, đó là xác định công việc (Clarify), đưa ra chỉ thị cho người khác (Command), và kiểm tra tiến độ (Check). Tuy nhiên, tình hình lại khác trong trường hợp quản lý cấp cao hơn quản lý như vị trí trưởng phòng. Một người ở một vị trí nhất định có một số quyền hạn nhất định nên làm giảm mức độ tham gia của cấp trên một chút.

Nếu bạn gặp phải vấn đề như “Tôi không hợp với cấp trên người nước ngoài”, trước tiên cần xác nhận lại cách thức tiến hành công việc và cách báo cáo theo yêu cầu của cấp trên người nước ngoài. Đó là một cách để thích ứng với những gì cấp trên muốn, nhưng bạn cũng có thể nói với cấp trên cách làm công việc bạn muốn, cùng nhau thỏa hiệp và tìm ra một điểm thỏa hiệp cũng rất tốt.

Trong xã hội toàn cầu, "mang ý kiến khác nhau" và "đóng góp ý kiến khác nhau" không phải là một vấn đề gì cả. Xác nhận với cấp trên về cách tiến hành công việc của bạn ở giai đoạn đầu và hãy cùng nhau giải quyết vấn đề trong khi thảo luận.

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Đính kèm

  • img_762303ed29f3e5269eb761c529ce1e86205181.jpg
    img_762303ed29f3e5269eb761c529ce1e86205181.jpg
    93.5 KB · Lượt xem: 453

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top