Người Nhật đòi hỏi gì ở lao động người nước ngoài nhiều nhất?

Người Nhật đòi hỏi gì ở lao động người nước ngoài nhiều nhất?

Thỉnh thỏang ở đây đó vẫn có một số người thắc mắc với nội dung là “Tôi định đi Nhật làm việc và tôi có nên học tiếng Nhật hay không?”, “Tôi không biết tiếng Nhật thì có thể qua Nhật làm việc hay không?” “Tôi sắp đi Nhật tôi nên chuẩn bị những gì?”… Câu hỏi được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau nhưng chung quy lại vẩn gói gọn ở băn khoăn có nên học tiếng Nhật hay không và nên tìm hiểu những gì trước khi qua Nhật.

Nhân đọc bài viết có tiêu đề “Khỏang 80-90% người Nhật chú trọng đến “ khả năng tiếng Nhật”, “Hiểu biết về văn hóa và tập quán của người Nhật”, ttnb.net xin lược dịch cũng như đưa ra một vài nhận định dựa trên bài viết này liên hệ với tình hình chung của người Việt Nam tại Nhật hiện nay.

Từ ngày 15 đến 25 tháng 7 năm 2010, chính phủ Nhật đã tiến hành điều tra với đối tượng là 3000 người trên 20 tuổi về yếu tố gì cần thiết đối với lao động nước ngòai tại Nhật. Số người trả lời là 1913 người. Kết quả cuộc điều tra này được công bố ngày 13 tháng 9 năm 2010. Theo đó, 94,2% số người cho rằng “ năng lực tiếng Nhật” là quan trọng và gần 90% nhấn mạnh đến các yếu tố “hiểu phong tục tập quán và văn hóa Nhật”.
Tiếng Nhật được xếp vào vị trí số một cũng đồng nghĩa với việc nhiều người phải vất vả trong giao tiếp với lao động người người ngòai bằng tiếng Nhật. Có lẽ điều này ẩn chứa mong muối lao động người nước ngòai học tiếng Nhật thật kỹ (trước khi đến Nhật) chăng?!

Hấu như trên 80% chú trọng đến những “thông tin và kiến thưc cần thiết cho đời sống tại Nhật”.Cũng có thể có người cho rằng đây là những thứ mà người nước ngòai sẽ tự học được thông qua lăn lộn, hòa mình vào sinh họat tại Nhật. Và cũng có thể đây cũng là một cách giúp người nước ngòai học được không những kiến thức trong cuộc sống mà còn lĩnh hội được cả kiến thức chuyên môn trong công việc. Thế nhưng,cũng không thể phủ nhận được có những trường hợp người nước ngòai dù qua Nhật vẫn ôm niềm tự hào với ngôn ngữ, văn hóa nước mình và không có tinh thần “nhập gia tùy tục”. Có lẽ vì nguyên nhân này mà yếu tố “Thông tin và kiến thức cần thiết cho cuộc sống tại Nhật” được chú trọng chăng!

Kết quả điều tra cũng cho thấy độ tuổi của đối tượng trả lời câu hỏicàng cao thì mức độ đòi hỏi về khả năng tiếng Nhật, kiến thức về cuộc sống của lao động người nước ngòai càng cao.
Bảng kết quả điều tra đã trả lời câu hỏi của nhiều người là “nên và cần học gì trước khi qua Nhật”. Khồng cần phải nhắc lại thì ai cũng rõ tiếng Nhật là yếu tố cần và quan trọng nhất. Kế đến là kiến thức chung về cuộc sống tại Nhật.

Nhìn chung lại lao động người Việt Nam tại Nhật thì có lẽ dễ dàng đưa ra kết luận là “chưa đáp ứng được yêu cầu này”.

Lao động người Việt Nam tại Nhật ngòai một số du học sinh ở lại làm sau khi du học thì có hai nhóm chủ yếu là kỹ sư và tu nghiệp sinh. Cả hai nhóm này đa số đều được đào tạo tiếng Nhật và văn hóa Nhật từ 3 đến 6 tháng trước khi xuất cảnh.Cũng có những trường hợp ngọai lệ là hòan tòan không được đào tạo (vì công ty tuyển trực tiếp hay phía Nhật yêucầu nhập cảnh gấp, vì công ty phái cử không chú trọng đến việc đào tạov…). Với lượng thời gian ngắn như trên giả sử học viên cố gắng và được học với giáo viên thật sự có kinh nghiệm thì cũng chỉ vừa thóai khỏi vỡ lòng tiếng Nhật. Chưa thể đáp ứng được giao tiếp cụ thể trong công việc. Tất nhiên chưa kể đến đa số công ty thuê đội ngũ giáo viên chỉ tốt nghiệp tiếng Nhật cấp 2 và đa số chưa có kinh nghiệm sống ở Nhật. Do vậy nên dù có được dạy về văn hóa phong tục của Nhật đi nữa thì cũng chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”.

Cộng thêm yếu tố thiếu tinh thần “nhập gia tùy tục” nên đã khiến cho một số anh chị em lao động người Việt Nam dù đến Nhật đang sống ở Nhật nhưng vẫn hành xử theo cách của Việt Nam. Do vậy đã gây ra không biết bao nhiêu rắc rối không đáng có.

Quay lại kết quả điều tra trên kia thì có một yếu tố khá thụ vị là phần kiến thức chuyên môn được xếp gần cuối bảng. Điều này thể hiện quan điểm của người Nhật khi tuyển lao động người nước ngoài là không chú trọng kiến thức chuyên môn bằng tiếng Nhật hay kiến thức chung về cuộc sống tại Nhật. Theo kinh nghiệm riêng của người Viết thì đa số các ông chủ người Nhật quan niệm rằng công Việc thì sẽ được môi trường thực tế chỉ dạy. Vấn đề quan trọng hơn là phải có kiến thức cơ bản về tiếng Nhật, hiểu cách làm việc, cư xử trong xã hội cũng như công ty Nhật để có hành động đúng.

Cũng xin nói thêm là hầu như các công ty Nhật không chú ý mấy đến người mà họ nhận đã học gì mà chú trọng đến thái độ, tác phong của người đó. Điều này cũng không phải là một ngọai lệ đối với lao động người nước ngòai. Về kiến thức chuyên môn thì nhiều công ty quan niệm là khi tuyển người vào họ sẽ dạy lại từ con số không. Lý do là vì cho dù cũng chuyên ngành đi nữa thì tại Nhật mỗi công ty sẽ có cách làm việc, phương thức sản xuất riêng của họ. Nếu như người lao động khăng khăng giữ lại những kiến thức đã học được ở nhà trường hay từ công ty khác vào môi trường làm việc mới nhiều khi lại gây ra rắc rối không đáng có.
Điều trên đây là một điểm mà khá nhiều kỹ sư, tu nghiệp sinh người Việt nam không nhận ra. Nhiều người dù đã vào làm việc cho công ty Nhật nào đó nhưng vẫn khăng khăng 1 điều rằng “em học ở Việt Nam thế này” ,”em làm ở công ty cũ của Việt nam thế này”…Có lẽ điểm này lại quay lại ý thiếu tinh thần “nhập gia tùy tục” ở trên kia.

Thay cho lời kết:
Chỉ xin nêu ra với tinh thần cung cấp một chút thông tin để ai quan tâm có thể tham khảo. Có lẽ không cần phải nói thì điếu lý tưởng nhất là nên học tiếng Nhật, tìm hiểu văn hóa Nhật trước khi qua làm việc. Tuy thế thực tế hiện nay là khó thực hiện. Vì vậy tôi nghĩ có phương pháp “chữa cháy” như sau:
-Vẫn cố gắng học tiếng Nhật được chữ nào hay chữ ấy.

-Hãy bù đắp phần thiếu hụt về tiếng Nhật bằng cử chỉ, thái độ hòa nhập vào cuộc sống của Nhật. Có thể sẽ khó cho bạn phải học một cắu trúc ngữ pháp nào nào đó nhưng không khó để nhớ việc nở một nụ cười khi chào người Nhật. Tập thói quen luôn có mặt sớm ở chỗ làm v.v…Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì dù không biết tiếng nhưng nếu bạn thực hiện tốt điều này cũng sẽ lấy được thiện cảm của người nhật xung quanh.

-Hãy tạm vứt bỏ tự ái và tự kiêu rằng “người Việt Nam thông minh” “tôi tốt nghiệp trường nổi tiếng ở Việt Nam” “tôi có thể làm giỏi hơn người Nhật”..Nếu như không vứt bỏ được những suy nghĩ này thì hãy về Việt Nam để phát huy những điều tôi vừa nêu sẽ hay hơn là ở lại Nhật.

-Đừng bao giờ tự hào rằng kiến thức của bạn đã đủ. Bạn có thể vỗ ngực xưng danh rằng đã ở Nhật 10 năm, đã tốt nghiệp trường này làm ở công ty nọ. Tuy thế, nên nhớ những thứ bạn biết được chỉ là một phần rất nhỏ. Hãy chịu khó quan sát xung quanh và sẽ nghiệm ra bao nhiêu điều mà bạn chưa biết(nhưng lại cứ nghĩ là mình đã biết).
 
Bình luận (1)

haibantay

New Member
Bài viết này rất hay và rất ý nghĩa. Giá như ai cũng đọc được bài viết này thì mình trộm nghĩ :" sự khác biệt của các bạn về suy nghĩ và ý thức rất lớn trước khi đọc và sau khi đọc bài viết" sẽ khác nhau khá xa. Cảm ơn bác KamiKaze vì bài viết rất ý nghĩa và chúc cho mọi người có cách nhìn đúng về mọi việc.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố kết quả sơ bộ của Khảo sát lao động hàng tháng cho tháng 3 vào sáng ngày 9. Tiền lương thực tế trên mỗi người lao động, phản ánh biến động giá cả, đã giảm...
Thumbnail bài viết: Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota Motor Corporation đã công bố vào ngày 8 rằng lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2026 có thể đạt 3,8 nghìn tỷ yên (giảm 20,8% so với năm trước) và...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Một bản tóm tắt của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú Nhật Bản đã tiết lộ rằng trong số khoảng 8.000 đơn xin công nhận người tị nạn được xử lý vào năm 2024, gần 40%, tương đương khoảng 3.000...
Thumbnail bài viết: Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Bộ định tuyến Wi-Fi là thiết bị thiết yếu để "kết nối Internet" trong cuộc sống hàng ngày.Nhiều người mua bộ định tuyến Wi-Fi mới khi họ chuyển nhà hoặc xây nhà mới và tiếp tục sử dụng cùng một bộ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Bảo hiểm hưu trí của người lao động là hệ thống cốt lõi của hệ thống lương hưu công cộng của Nhật Bản và là hệ thống mà những người lao động làm việc tại "nơi làm việc áp dụng" như công ty trở...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, xếp hạng mức độ hạnh phúc của các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, Nhật Bản xếp thứ 55, tụt bốn bậc so với năm trước. Phần Lan xếp hạng nhất năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
JS Corporation công bố "Xếp hạng phổ biến của trường đại học" hàng tháng. Các bảng xếp hạng hàng đầu trong ấn bản quốc gia mới nhất, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2025, là "Đại học Tokyo" đại diện...
Thumbnail bài viết: Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Vào ngày 6, Tổng thống Hoa Kỳ Trump tái khẳng định sự không hài lòng của mình với lượng xuất khẩu ô tô thấp hiện nay sang Nhật Bản. Tổng thống Trump cho biết : "(Nhật Bản) đã bóc lột đất nước...
Your content here
Top