Xã hội Nhật Bản có nên dần bỏ hệ thống "chủ hộ gia đình" lỗi thời?

Xã hội Nhật Bản có nên dần bỏ hệ thống "chủ hộ gia đình" lỗi thời?

<Nhiều cặp vợ chồng cùng đi làm, và hai người hỗ trợ tài chính cho gia đình, nhưng chỉ có một chủ hộ gia đình. Ngay cả khi họ của một cặp vợ chồng được công nhận, trừ khi hệ thống chủ hộ gia đình thay đổi, chiến thằng đó chỉ dừng lại ở một nửa>

Khi tôi kết hôn với một người đàn ông Nhật Bản tám năm trước, lần đầu tiên tôi nghe thấy hai chữ "hệ thống hộ khẩu" và "chủ hộ gia đình ". Vào thời điểm đó, tôi không có bất kỳ mối quan tâm đặc biệt nào đối với hệ thống độc đáo của Nhật Bản hoặc tôi đã nghĩ nó không quá khác biệt so với Pháp.

Tuy nhiên, gần đây tôi nhận thấy những đặc điểm của hệ thống hộ khẩu gia đình Nhật Bản. Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để giảm ảnh hưởng của lan rộng lây nhiễm virus Corona mới, trong đó có tiền trợ cấp cố định đặc biệt 100.000 yên mỗi người. Tất cả người dân có thể nhận được, nhưng thủ tục phải được thực hiện bởi chủ hộ gia đình nên cụm từ “chủ hộ gia đình ” thường xuyên xuất hiện tại các buổi giải trình của chính phủ tới phóng viên và các bài báo.

Tôi đã không quan tâm đến nó tám năm trước, nhưng lần này khi tôi nghe hoặc đọc cụm từ “chủ hộ gia đình”, tôi cảm thấy có gì đó khác biệt. Cũng có thể có ảnh hưởng của phong trào nữ quyền như #MeToo, nhưng tôi nghĩ chẳng phải từ này sẽ lỗi thời vào năm 2020 hay sao ?

Năm mươi năm trước, khái niệm này đã biến mất khỏi văn bản pháp lý vào năm 1970. Trong vài năm tiếp theo, nó vẫn nằm trong danh mục xã hội được sử dụng bởi các cơ quan nghiên cứu, nhưng nó cũng đã bị bãi bỏ vào đầu những năm 2000. Nếu ai đó ở Pháp, đặc biệt là người của chính phủ, nếu sử dụng từ "Chef de famille", họ chắc chắn sẽ bị chỉ trích.

Tuy nhiên, điều ngạc nhiên của tôi là việc kể cả bây giờ đối với người Nhật, việc có chủ hộ gia đình là điều đương nhiên.

Theo định nghĩa của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, chủ hộ gia đình là "một người được hộ gia đình khai báo là người đóng vai trò là thành viên trung tâm của hộ gia đình, bất kể tuổi tác hay thu nhập ". Tôi hiểu suy nghĩ rằng đại diện gia đình là cần thiết, nhưng theo quan điểm của phụ nữ Pháp, "Chủ" là vấn đề. Bởi vì từ "Chủ" này giống như "Chủ nuôi" của một con chó hoặc mèo. Hoặc chủ của cổ đông. Tóm lại, bao gồm đồng thời cả "sở hữu" và "đảm nhiệm", nó cũng có nghĩa là "quản lý". Là người sở hữu và quản lý một hộ gia đình. Vì hộ gia đình là gia đình tại hầu hết các trường hợp, chẳng phải là nó mang cùng ý nghĩa ông chủ gia đình hay sao ? Điều này đã từng như vậy trong quá khứ nhưng hiện tại nhiều cặp vợ chồng cùng đi làm, chắc chắn cả hai hỗ trợ về mặt kinh tế và đại diện cho gia đình. Nhưng chỉ có một người là chủ hộ. Hơn nữa, nếu một khi đưa ra quyết định, việc thay đổi cũng rất phiền phức.

Tôi không hẳn muốn trở thành chủ hộ gia đình, nhưng từ quan điểm về tính tiện lợi và bình đẳng của vợ chồng, tôi nghĩ rằng nó sẽ phù hợp với thời đại hiện tại nếu cả hai cha mẹ đều được công nhận là chủ hộ gia đình (hoặc thậm chí là đại diện chủ hộ gia đình) trong các hộ gia đình có cha mẹ và con cái. Phải trải qua một số thủ tục, nhưng nếu người đầu tiên không thể làm điều đó ngay lập tức, thì người thứ hai nên làm điều đó.

Liên quan đến tiền trợ cấp cố định đặc biệt lần này, nhiều người dùng mạng xã hội Twitter cũng đăng một hashtag với nội dung: "Trợ cấp cho các cá nhân, không phải cho các chủ hộ gia đình." Đây không phải là để phản đối sự tồn tại của "chủ hộ gia đình", mà là để phản đối phương pháp này chuyển khoản thanh toán vào tài khoản của chủ hộ gia đình hoặc cho các hộ gia đình sở hữu trợ cấp cho tất cả thành viên của hộ gia đình. Tôi hoàn toàn không tham gia vào cuộc chiến của nữ quyền . Tuy nhiên, vấn đề của chủ hộ gia đình này đáng lo ngại hơn vấn đề vợ chồng có họ khác nhau.

Không giống như nhiều phụ nữ Nhật Bản, tôi là người nước ngoài và việc thay đổi họ của chồng tôi có nhiều lợi ích hàng ngày. Ví dụ, vì họ có cùng tên với con cái của họ, nên rất dễ dàng để làm các thủ tục ở trường. Tôi cảm thấy rằng việc cùng họ thể hiện việc đã kết hôn và cũng là một biểu tượng của gia đình.

Ngay cả khi một người chồng và vợ được công nhận là có họ khác nhau vào một ngày nào đó ở Nhật Bản, trừ khi hệ thống chủ hộ gia đình thay đổi, tôi nghĩ rằng đó chỉ là chiến thắng một nửa . Hệ thống vợ chồng có cùng họ, cùng đại diện cho hộ gia đình chẳng phải kết cục sẽ bình đẳng hay sao ?

( Bản gốc tiếng Nhật )
 

Đính kèm

  • chuho.jpg
    chuho.jpg
    40.2 KB · Lượt xem: 2,117

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top