Xã hội Nhật Bản : Liệu "sự sụp đổ của ngành y tế" có thực sự là do "tình trạng thiếu bác sĩ"? "Sự thật bất ngờ" từ những con số.

Xã hội Nhật Bản : Liệu "sự sụp đổ của ngành y tế" có thực sự là do "tình trạng thiếu bác sĩ"? "Sự thật bất ngờ" từ những con số.

img_e0ddcf4bb0ae2dea7e19169729ffc1f269681.jpg


Chủng đột biến virus Corona mới Omicron mới hoành hành, và xã hội Nhật Bản hiện đang phải đối mặt với sự “sụp đổ của ngành y tế” một lần nữa.

Nhân tiện, tại sao sự sụp đổ y tế lại xảy ra ở Nhật Bản, nơi mà số lượng người nhiễm bệnh cực kỳ ít so với châu Âu và Mỹ ? Cho đến nay, các giả thuyết khác nhau về nguyên nhân đã được đưa ra. Một số người cho rằng "Do số lượng bác sĩ và y tá ít", nhưng Wataru Suzuki, một giáo sư tại Đại học Gakushuin và là một nhà kinh tế học, cho rằng "số lượng bác sĩ và y tá ít" không là nguyên nhân thực sự dẫn đến sự sụp đổ của ngành y tế.

Từ quyển "Đâu là nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ ngành y tế", bài viết sẽ giải thích lý do tại sao có thể trả lời dựa trên những con số.

Liệu có tình trạng "thiếu bác sĩ" nói chung ở Nhật Bản không ?

Ở góc độ các bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện lớn đã thực sự tiếp nhận bệnh nhân Corona, một thực tế không thể phủ nhận là tình trạng thiếu nhân lực y tế tại bệnh viện đang diễn ra trầm trọng. Ở những bệnh viện này, với mỗi làn sóng lây nhiễm, người ta lại lo lắng không biết làm sao để bù đắp cho đội ngũ nhân viên y tế thiếu hụt.

Tuy nhiên, như chúng ta đã thấy trong Chương 1 của quyển "Đâu là nguyên nhân thực sự của sự sụp đổ ngành y tế", những bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Corona chỉ là một phần nhỏ trong số rất nhiều bệnh viện trên toàn quốc. Liệu có tình trạng thiếu bác sĩ và y tá nói chung ở Nhật Bản, bao gồm cả các bệnh viện và phòng khám không tiếp nhận bệnh nhân corona hay không, là một vấn đề khác.

Nếu tổng số bác sĩ và y tá là đủ, có thể tăng số lượng bệnh viện tiếp nhận Corona, hoặc cử bác sĩ và y tá từ các bệnh viện và phòng khám không thể tiếp nhận bệnh nhân Corona đến các bệnh viện tiếp nhận.

Vì đây là trường hợp khẩn cấp, vấn đề cần được giải quyết bằng cách tạo ra một hệ thống huy động tổng lực vượt qua ranh giới của các phòng khám và bệnh viện. Tiếp theo, chúng ta hãy xem xét kỹ hơn có bao nhiêu bác sĩ và y tá ở Nhật Bản nói chung, và liệu có nhiều hơn hay ít hơn số lượng ở các nước khác hay không.

Bác sĩ phòng khám tư chưa đủ khả năng sẵn sàng làm việc

Đầu tiên, biểu đồ dưới đây so sánh số lượng bác sĩ ở Nhật Bản với số lượng bác sĩ của các nước thành viên OECD. Tính đến năm 2018, số bác sĩ ở Nhật Bản là 2,5 người trên 1.000 người , thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,5 người ở các nước thành viên OECD. Nhật Bản có số giường bệnh lớn nhất thế giới, nhưng số bác sĩ lại thuộc một trong số ít các nước OECD.

img_0beada9aad8435230c9fa8936f48bc1b156200.png


Hơn nữa, theo thống kê của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi ( thống kê bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ <năm đầu tiên của Lệnh hòa >), trong số khoảng 300.000 bác sĩ trên toàn quốc, khoảng 100.000 bác sĩ, tức là một phần ba trên tổng số là bác sĩ ở phòng khám. Nói cách khác, mặc dù là bác sĩ gia đình hoặc người hành nghề tại một phòng khám, và hầu hết trong số họ chuyên điều trị bệnh nhân ngoại trú mà không cần nhập viện . Vì vậy, phải nói rằng việc sẵn sàng cho bệnh nhân nội trú của Corona là điều khá khó khăn đối với các bác sĩ phòng khám tư.

Nhân tiện, một số phòng khám kể cả những “bệnh viện cá nhân" nhỏ có 19 giường bệnh được gọi là phòng khám có giường bệnh, nhưng về cơ bản sẽ không xử lý nhưungxbệnh nhân trong giai đoạn cấp tính hoặc bệnh nặng . Do đó, các bác sĩ tại các phòng khám có giường nằm khó có thể phản ứng ngay với bệnh nhân nội trú Corona.

Ngoài ra, độ tuổi trung bình của người hành nghề tại các phòng khám này là 60,0 tuổi, khá già . Trên thực tế, khoảng một nửa là người trên 60 tuổi, và khoảng 20% là các bác sĩ phòng khám tư trên 70 tuổi. Trước khi tiêm chủng vắc xin được phổ biến rộng rãi, bản thân các bác sĩ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm và trở nên trầm trọng cao hơn. Vì lý do này, việc đối phó với các bệnh nhân Corona bởi các bác sĩ phòng khám tư lớn tuổi có thể là một trở ngại đáng kể.

Thiếu bác sĩ làm việc không phải là nguyên nhân chính

images - 2022-02-01T170323.901.jpg


Không tính các bác sĩ hành nghề, số lượng bác sĩ đang làm việc tại các bệnh viện là khoảng 200.000 người. Tình trạng thiếu bác sĩ làm việc là một vấn đề xã hội nghiêm trọng ngay cả trước khi thảm họa Corona bắt đầu. Nếu nói rằng sự thiếu hụt bác sĩ làm việc này có thể ảnh hưởng đến nền tảng của sự thiếu hụt nhân viên y tế để đối phó với bệnh nhân Corona, thì không thể phủ nhận khả năng này.

Tuy nhiên, 200.000 người vẫn còn là con số khá nhiều. Ngay cả khi không phải là chuyên gia bệnh truyền nhiễm hay chuyên khoa hô hấp, các khoa y của các trường đại học Nhật Bản đều đang học tập và đào tạo ở tất cả các khoa lâm sàng, và những người có bằng cấp quốc gia là bác sĩ tại tất cả các khoa lâm sàng trong hệ thống có thể xử lý bệnh nhân Corona . Nói cách khác, với một số khóa đào tạo, nhiều bác sĩ đang làm việc sẽ có thể xử lý các bệnh nhân corona.

Tất nhiên, đúng là bệnh nhân corona không phải là bệnh nhân nội trú duy nhất được hỗ trợ bởi các bác sĩ đang làm việc, mà số lượng bệnh nhân nội trú cao điểm cho đến nay đã lên tới 24.488 người (ngày 1 tháng 9 năm 2021), bị bệnh nặng. Con số đỉnh cao chỉ là 2223 người (ngày 3 tháng 9 năm 2021).

Tôi nghĩ không thể có chuyện trên toàn quốc có 200.000 bác sĩ đang công tác và chúng ta không thể đảm đương được số bệnh nhân hiện tại. Hơn nữa, hầu hết các bác sĩ phòng khám tư hiện đã được tiêm phòng, và nếu họ có động lực, họ có thể cung cấp nhiều hỗ trợ hậu cần khác nhau cho bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Corona.

Cuối cùng thì thay vì số lượng bác sĩ ở Nhật Bản nói chung là không đủ, gánh nặng chỉ ở một số bác sĩ đang làm việc, và sự thật là đang xảy ra tình trạng đình trệ. Cũng như đối với giường bệnh, bản chất của vấn đề là Nhật Bản không có khả năng tạo ra một hệ thống huy động tổng thể.

Nhân tiện, về số lượng y tá, tính đến năm 2018, số lượng y tá là 11,8 người trên 1.000 người, cao hơn mức trung bình 9,0 ở các nước thành viên OECD .

Điều này không có nghĩa là số lượng y tá ở Nhật Bản không đủ, nhưng có vẻ như chỉ một số y tá tại các bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân Corona đang làm việc chăm chỉ. Về mặt chính trị, có thể loại bỏ sự đình trệ bằng cách tạo ra một hệ thống huy động tổng lực cho các y tá.

Tổng kết những điều trên, sự thiếu hụt nhân lực y tế chắc chắn có liên quan sâu sắc đến khủng hoảng suy sụp nền y tế, nhưng có thể nói đó không phải là nguyên nhân chính.

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top