Giáo dục Nhật Bản: Mất việc làm thêm, trường đóng cửa,nhiều sinh viên yêu cầu hoàn trả học phí!

Giáo dục Nhật Bản: Mất việc làm thêm, trường đóng cửa,nhiều sinh viên yêu cầu hoàn trả học phí!

Tuyên bố tình trạng khẩn cấp do virus Corona đã khiến cho đời sống sinh viên thay đổi hoàn toàn. Liên tục có nhiều sinh viên đại học đang khổ sở vì mất việc làm thêm, trong khi các lớp học bị hoãn đến tháng 5, nhưng họ cũng không thể về quê nhà của mình nhằm tránh làm lây lan corona.

Nhiều trường đại học chuyển sang bài giảng trực tuyến, nhưng do một số sinh viên không có đủ môi trường truyền tin hay thiết bị như máy tính cá nhân và máy tính bảng, số người lên tiếng yêu cầu thay đổi học phí đang tăng.

baito-gakusei.jpg

MỘT TUẦN 3 BUỔI LÀM THÊM, TẤT CẢ ĐÃ KHÔNG CÒN:

“Tôi kiếm được 4~50.000 yen bằng công việc làm thêm và sử dụng nó làm phí phòng thu để luyện tập trống, nhưng thu nhập của tôi đã giảm về con số không. Tôi có thể làm một công việc khác , thế nhưng tình trạng hiện nay là chả có chỗ nào tuyển dụng cả.” Kousuke ( 19 tuổi, tên giả ) là một nam sinh viên năm 2 tại đại học Keio đến từ tỉnh Fukuoka, hiện đang sống một mình ở gần khuôn viên trường học. Công việc làm thêm tại quán nhậu của cậu đã được thay bằng nhân viên chính thức theo yêu cầu hạn chế ra ngoài của chính quyền Tokyo vào cuối tháng 3.

“Tôi đã từng làm việc 3 ngày một tuần, nhưng bây giờ tôi không thể vào ca làm nào cả. Những lúc như thế này, tôi cảm thấy vị thế làm làm bán thời gian của mình rất yếu, mỏng manh”

Sau khi thông báo tình trạng khẩn cấp được đưa ra vào ngày 7 tháng 4, các cửa hàng sẽ đóng cửa cho đế tháng 5 và cậu sẽ không nhận được thu nhập nào từ việc làm thêm. “Tôi được gia đình trả cho tiền thuê nhà, tôi cũng có khoản tiền chu cấp 50.000 yen nên tôi có thể sinh hoạt được. Do ảnh hưởng của Corona, mẹ tôi đã tăng mức tiền chu cấp và nói rằng 「do tình trạng khẩn cấp nên không có cách nào khác」. Thế nhưng vì tôi ở trong gia đình chỉ có mẹ, tôi cũng không thể phụ thuộc và trông chờ vào người mẹ đang làm việc mỗi ngày của tôi được.”



CŨNG KHÔNG THỂ VỀ NHÀ VÌ “CÓ THỂ LÀM LAN RỘNG VIỆC LÂY NHIỄM”:

Khá nhiều sinh viên đại học ngần ngại trở về quê nhà.

“Vì trường đại học đã quyết định rằng học kỳ mới sẽ bị hoãn lại vào tháng 3, bố mẹ tôi ở Fukuoka đã đề nghị tôi “con sẽ về chứ ?” , nhưng tôi không thể quay lại vì lo lắng rằng không biết lúc nào mình sẽ nhiễm bệnh.” Nozomi (20 tuổi , tên đã được đổi ) , một nữ sinh viên tại một trường đại học tư thục ở Tokyo, đã nói như vậy.


Trong các quán bar dành cho nữ nơi cô làm thêm, thông thường cứ nửa tháng sẽ quyết định ca làm, nhưng do ảnh hưởng của Corona, quán đã chuyển sang cách làm mỗi tuần sẽ quyết định có mở cửa hay không. Vì thế, có lúc cô bị đẩy vào tình trạng không thể chủ động được kế hoạch cho thời gian kế tiếp.

“Tôi đã từ bỏ việc trở về nhà để có thể đáp ứng được với những yêu cầu đột ngột kiểu “Chúng tôi muốn tuần tới bạn làm ở quán này!” . Thế nhưng kết cục lại có lạc từ chỗ làm là “Đừng đi làm” , tôi hầu như không thể làm gì. Tôi chỉ hoàn toàn mải mê đọc truyện ở nhà.”


KHUÔN VIÊN TRƯỜNG ĐÓNG CỬA . “HÃY TRẢ LẠI TIỀN XÂY DỰNG TRƯỜNG”:

Một số sinh viên đại học không hài lòng với học phí của họ.

“Khuôn viên trường bị đóng cửa, chúng tôi không thể sử dụng các cơ sở vật chất như thư viện, phòng học, phòng máy tính, vì vậy tôi nghĩ rằng tôi muốn trường trả lại tiền xây dựng trường. Thật lạ với việc trả tiền khi bạn không sử dụng nó.”

Daisuke ( 20 tuổi, tên giả ), sinh viên đại học năm thứ 3 tại một trường đại học tư thục ở Tokyo, khiếu nại yêu cầu việc hoàn trả chi phí cơ sở vật chất(phí xây dựng trường) và học phí đã trả cho trường đại học.

Tại trường đại học của Daisuke, tất cả các lớp học của học kỳ mới bắt đầu từ tháng 5 sẽ được trực tuyến hóa, nhưng không chỉ phát sóng trực tiếp, hầu hết các lớp học đều theo yêu cầu xem các video đã được ghi hình trước đó. Cậu nói rằng có một hệ thống để cho sinh viên đăng ký tài liệu nộp báo cáo , và rõ ràng chất lượng của các lớp là thấp hơn bình thường. “ Nếu cùng một giảng viên cùng một lớp học, bạn có thể sử dụng hình ảnh nhiều lần. Nếu như vậy, tôi nghĩ rằng chẳng phải nên xem xét hoàn trả một phần học phí hay sao ?” ( Daisuke )



“LO LẮNG VỀ VIỆC BỎ HỌC” DO KHÓ KHĂN KINH TẾ:

"Có rất nhiều sinh viên xung quanh tôi đã mất việc làm bán thời gian do loại corona mới và đang có một thời gian khó khăn. Tôi lo lắng rằng số lượng sinh viên bỏ học đại học vì lý do kinh tế sẽ tăng lên . " Tanaka Yusuke, 22 tuổi, sinh viên luật năm thứ tư tại Đại học Keio nói vậy.

Đầu tháng 4, Tanaka đã thực hiện một cuộc điều tra khảo sát hỏi 56 sinh viên đại học về ảnh hưởng của Corona. Theo kết quả khảo sát, 31% sinh viên trả lời rằng 「do ảnh hưởng của Corona nên đã bị giảm giờ làm thêm」. Một số sinh viên đại học bị đẩy vào tình huống buộc phải bòn rút tiền tiết kiệm của bản thân để sinh hoạt , ảnh hưởng của Corona khiến họ mất việc làm thêm. Học phí cao trở thành một gánh nặng.”


CHUYỂN SANG HỌC TRỰC TUYẾN:

Với việc đóng cửa khuôn viên trường do ảnh hưởng của virus Corona, nhiều trường đại học đang chuyển sang các lớp học trực tuyến tại nhà.


Đại học Tokyo đã thực hiện các bài giảng trực tuyến từ tháng tư và Đại học Keio đã hoãn việc bắt đầu các lớp học từ ngày 7 tháng 4 đến ngày 30 tháng 4.
Tại Đại học Keio, các bài giảng đươc cung cấp trực tuyền, nhưng lại yêu cầu phía sinh viên chuẩn bị các thiết bị truyền tin. Theo trang chủ của Đại học Keio, “ngoài các văn bản và tài liệu giảng dạy, chúng tôi khuyên bạn nên chuẩn bị các thiết bị như máy tính cá nhân, máy tính bảng, điện thoại thông minh và đường truyền để truy cập Internet ( Như Wifi , 4G..vvv ). Tuy nhiên, chúng tôi cũng sẽ hỗ trợ những sinh viên khó khăn về tài chính.”

Trong cuộc thăm dò ý kiến đã nêu ở trên do Tanaka thực hiện, sinh viên cũng được hỏi về môi trường truyền tin.

Hơn 80% trả lời “có một bộ định tuyến với lưu lượng không giới hạn tại nhà”, nhưng 7% cho biết “có một bộ định tuyến hạn chế ( bao gồm cả Wi-fi bỏ túi ) . Ngoài ra, đối với câu hỏi “ Bạn có thiết bị nào khác ngoài điện thoại thông minh có thể thực hiện cuộc gọi video không ?”, 10% đã trả lời là “không có”.

“Nếu muốn chuyển sang các lớp học trực tuyến, trường học nên cho học sinh mượn bộ định tuyến hoặc máy tính bảng. Không thể sử dụng wi-fi tại các quán cà phê và những nơi khác vào ngày nghỉ, điều này sinh ra sự khác biệt so với những sinh viên không có môi trường truyền tin đầy đủ ở nhà.” (Theo Tanaka )

Cậu cũng chỉ ra rằng học phí nên được hoàn trả một phần.


Trong trường hợp của Đại học Keio, học phí hàng năm của Khoa Luật ( năm tài khóa 2020 ) là 880.000 yên(khoảng 160 triệu đồng). Mặt khác, trong khi đó để tốt nghiệp khóa học thông thường của khóa học từ xa ( học trực tuyến ) trong 4 năm tổng học phí là 610.000 Yên. Quả là có sự chênh lệch lớn.

Những sinh viên có thể đủ khả năng kinh tế như sống ở nhà cùng bố mẹ và bố mẹ đều là nhân viên chính thức có thể khắc phục tình trạng này. Thế nhưng những sinh viên phải đi làm thêm vào ban đêm mới có thể trang trải cho việc học thì nếu không hỗ trợ tận tình, họ có thể buộc phải bỏ học. Cần phải có chính sách hỗ trợ ngay lập tức.”



Bàn thêm:

Trên đây là tình trạng bi đát của một số sinh viên Nhật Bản trong mùa dịch covid-19. Sinh viên người bản xứ còn rơi vào tình trạng thế này thì du học sinh Việt Nam- đa phần sống dựa vào thu nhập từ việc làm thêm ngoài giờ- có lẽ còn khó khăn hơn nhiều. Bây giờ là thời điểm mà các lưu học sinh Việt Nam tại Nhật cần sự hỗ trợ cả về tinh thần lẫn vật chất từ gia đình. Nếu như có trường hợp nào đó số tiền do con/em đang học tại Nhật gửi về hàng tháng bị giảm đi hay thậm chí là không thể gửi thì cũng nên hiểu và thông cảm cho họ.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top