Xã hội Nhật Bản: Thực tế khắc nghiệt của cụm từ "Quốc tế hóa"

Xã hội Nhật Bản: Thực tế khắc nghiệt của cụm từ "Quốc tế hóa"

“Thị trấn quốc tế” nơi mọi người từ 57 quốc gia tụ tập

Cuộc sống hàng ngày của chúng ta tràn ngập cụm từ “quốc tế”. Nó được sử dụng như lẽ đương nhiên trong các bài báo cũng như trong các sân bay, trường học, nhà ga, bệnh viện và công ty..vv Tuy nhiên, tên riêng bao gồm cụm từ “quốc tế” là rất hiếm, chỉ có ba địa điểm ở Nhật Bản ( hai địa điểm còn lại là “Làng quốc tế Shonan” ở tỉnh Kanagawa và “Làng quốc tế Kamiyama" ở tỉnh Nagano )

Năm 1982, địa điểm “thị trấn quốc tế” đầu tiên và duy nhất của Nhật Bản được tạo ra trên vùng đất nông nghiệp cũ rộng 16 HA tại Yamato, Minamiuonuma, tỉnh Niigata ( nay là thành phố Minamiuonuma ) nổi tiếng với gạo Koshihikari, vào những năm 2000.Trường đại học quốc tế Nhật Bản với tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức được thành lập tại đây nhằm thúc đẩy quốc tế hóa nội bộ của Nhật Bản, cho phép các nhân viên ở doanh nghiệp lớn và các sinh viên quốc tế có thể sinh hoạt trong khuôn viên trường học và ký túc xá của trường, nằm trong chủ trương hàng đầu của chính phủ hướng về quốc tế hóa trong tương lai.

kokusai.jpg

ĐẠI HỌC QUỐC TẾ NHẬT BẢN

Chánh văn phòng đầu tiên của trường là ngài Sohei Nakayama, tổng thư ký của Hiệp hội điều hành doanh nghiệp Nhật Bản nhưng hiệu trưởng đầu tiên của trường là ngài Sabuo Oki, cựu Bộ trưởng bộ ngoại giao. Ngày nay thị trấn quốc tế là nơi sinh sống của 300 cư dân, bao gồm giáo viên, học sinh và gia đình của họ từ 57 quốc gia và khu vực. Một trong số họ đến từ Somalia, Lesoto, Eswatini, Đông-Timo, Tajikistan, Fiji,vvv….và chỉ có vài chục người Nhật Bản. Sự đa dạng như vậy là rất hiếm trên thế giới cũng như ở Nhật Bản. Hầu hết các giáo sư đại học đều có bằng tiến sĩ từ các trường đại học ở châu Âu và Hoa Kỳ, và xếp thứ 94 trên thế giới và thứ 6 ở châu Á trong Bảng xếp hạng trường kinh doanh toàn cầu năm 2019 của Nhà kinh tế học Anh. Đây là thứ hạng duy nhất trong các trường đại học Nhật Bản.

Hai sự kiện gần đây đã xảy ra ở một thị trấn quốc tế như sau .

Vấn đề phân biệt đối xử hiện rõ

Vào ngày 11 tháng 3 năm 2019, nhân viên trong trường đại học đã dán một lá thư của một sinh viên có chứa nội dung phân biệt đối xử “Sinh viên đến từ Châu Phi có mùi hôi” trên bảng thông tin trong trường. Ngoài ra, nhân viên đã viết một bức thư bên dưới bức thư được dán , nói rằng “Nếu bạn cho tôi biết tên của họ, tôi sẽ nói chuyện với họ.” Tin tức lập tức nổi bật trên các phương tiện truyền thông vào tháng 6, sau đó trường đại học đã đăng một lời xin lỗi trên trang web của mình.

Trước vụ việc về bức thư này, ngài Shigeo Hayashi là thị trưởng thành phố Minamiuonuma đã đến thăm trường đại học vào ngày 9 tháng 3. Thị trấn quốc tế đã được chỉ định là nơi được chọn để xây dựng cơ sở xử lý rác mới, và sẽ giải thích kế hoạch xây dựng cho cư dân. Tuy nhiên, hướng dẫn sử dụng tiếng Anh chỉ có 19 trang, ít thông tin hơn so với phiên bản tiếng Nhật 65 trang.

Vào ngày 15 tháng 11, các cư dân từ thị trấn quốc tế đã đệ đơn kiến nghị với thị trưởng Hayashi yêu cầu rút lại kế hoạch xây dựng. Chữ ký của 403 sinh viên tình nguyện đang học và sinh viên tốt nghiệp đã được gửi cùng đơn. Bản kiến nghị nêu rõ “Chúng tôi không cảm thấy được đối xử bình đẳng như các cư dân khác” và yêu cầu trả lời bằng văn bản trước ngày 20 tháng 12.

Vào ngày 20 tháng 11 , vấn đề này đã được đề cập trong chương trình Niigata's Evening Wide Niigata Ichiban. Thị trưởng Hayashi đã được hỏi về sự khác biệt trong số lượng trong tài liệu của buổi giải trình. ”Họ chỉ ở đây 2 năm. Còn điều này (cơ sở xử lý rác) có thể thực hiện trong 7 năm. Thật điên rồ khi giải thích nó ở cùng cấp độ với cư dân. Nhưng chúng tôi đang tốn công làm điều đó (tại cuộc giải trình)”.

Mặt khác, không có phản hồi gì cho kiến nghị cho đến thời điểm này. Hiện tại, các sinh viên tình nguyện đang thực hiện phong trào xin chữ ký để yêu cầu việc rút lại các nhận xét phân biệt đối xử người nước ngoài của ngài Thị Trưởng.

Có những giáo viên và gia đình của họ đã sống ở thị trấn này hơn 10 năm. Một số sinh viên đã đạt được bằng tiến sĩ, và cũng đã sống ở nơi đây hơn 5 năm. Việc nói họ không ở cùng đẳng cấp với các cư dân trên thực tế chính là trái ngược với sự thật và phân biệt đối xử.

Phòng giáo vụ của đại học và phòng hành chính xem thường “cư dân”

Tại sao lại có sự phân biệt đối xử như vậy xảy ra ở một thị trấn quốc tế đi tiên phong trong công cuộc “quốc tế hóa” tại Nhật Bản ?

Vấn đề lớn nhất là cư dân của thị trấn quốc tế bị hạn chế nói chuyện với chính phủ với tư cách là “cư dân”. Một trong những vai trò chính của các khu vực hành chính là nơi tóm tắt ý kiến của cư dân và truyền đạt những ý kiến đó đến tòa thị chính. Trong trường hợp của thị trấn quốc tế, về nguyên tắc thì tòa thị chính đưa ra thông báo cho sinh viên và giáo viên thông qua phòng giáo vụ của trường đại học.

Tuy nhiên, nhân viên của phòng giáo vụ trường đại học không phải là cư dân của thị trấn quốc tế. Chánh văn phòng hiện tại là cựu chủ tịch của Mitsui&Co và hiệu trưởng là giáo sư danh dự tại đại học Hitotsubassi. Hệ thống này trở thành việc mà người đứng đầu một tổ chức đại học tư nhân can thiệp giữa cư dân và tòa thị chính .

Giả sử nếu đưa ra một ví dụ cực đoan là trường hợp một văn phòng quận cung cấp thông tin về một quận thông qua các sinh viên Đại học Waseda sống ở Setagaya. Trong kế hoạch xây dựng cơ sở xử lý chất thải mới này, sự bất thường của hệ thống này đã được tiết lộ.

Kế hoạch dự kiến rằng thành phố sẽ mua 9 ha của trường Đại học Quốc tế, trong đó 5,5 ha sẽ có một cơ sở xử lý chất thải trên đất và một cơ sở suối nước nóng trên phần đất còn lại. Có một kế hoạch cung cấp năng lượng được tạo ra từ bãi rác cho các trường đại học. Thật thiếu tính trung lập khi liên hệ với cư dân trên mạng, người sống gần địa điểm được đề xuất nhất thông qua một trường đại học có cổ phần trong dự án.

Ban đầu, phòng giáo vụ trường đại học nói với thành phố rằng không cần phải có một cuộc họp ngắn về cư dân trong một thị trấn quốc tế. Khi cuộc họp giao ban được quyết định, trường đại học đã không gửi vị trí chính xác của địa điểm xây dựng theo kế hoạch trong email thông báo cho sinh viên. Địa điểm của cơ sở xử lý chất thải gần với ký túc xá của trường đại học, cảnh quan của sinh viên ký túc xá đã thay đổi hoàn toàn. Cuối cùng, chỉ có 12 cư dân tham dự cuộc họp giao ban.

Các cuộc thảo luận với thị trưởng và các cuộc họp giao ban của hội đồng thành phố ở nhiều nơi trong thành phố đã được tổ chức cho cư dân của thị trấn quốc tế mà không kèm một phiên dịch viên.

Sinh viên quốc tế bị mắc kẹt trên “Hòn đảo trên đất liền”

Trước hết, tại sao một trường đại học như vậy lại được xây dựng ở vùng núi của Niigata ? Dân số hiện tại của khu vực của vùng Kyuyamato là 14000 người. Ở khu vực nhỏ này có ga tàu Urasa của tuyến shinkansen Joetsu, có và có Trường Cao đẳng Y tế và Điều dưỡng đại học Kitasato đào tạo y tá và chuyên gia dinh dưỡng, trường trung học phổ thông thông tin quốc tế,một trong những trường tốt nhất trong tỉnh, Bệnh viện chính của khu vực Uonuma với 400 giường, và đại học quốc tế.

Trước ga tàu Urasa,có một bức tượng của nhân vật tên Kakuei Tanaka với cánh tay phải giơ lên. Khu vực này là một vùng đất rộng lớn thuộc phạm vi của “Koshiyamakai” nguồn gốc viện trợ của của ngài Tanaka và đã thu hút rất nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Thị trưởng đầu tiên của thành phố Minamiuonuma cũng đến từ “Koshiyamakai”, và thị trưởng Hayashi được thị trưởng đầu tiên đề cử là người kế tiếp, trúng cử vào năm 2016.

Lý do tại sao Đại học quốc tế lại có một vùng đất rộng 16 ha là vì đã từng có kế hoạch xây dựng các trường khoa và trung học trong tương lai . Tuy nhiên, bong bóng kinh tế Nhật Bản vỡ , khiến kế hoạch sớm thất bại. Ban đầu, hơn một nửa số sinh viên là người Nhật được gửi từ các công ty Nhật Bản, nhưng bây giờ số lượng sinh viên Nhật Bản ít hơn 10%. Mặt khác, hơn một nửa trong số đó là các thực tập sinh đến Nhật Bản như một phần hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản cho các nước đang phát triển, và chi phí đi lại,chi phí sinh hoạt,chi phí học tập của họ sẽ được chi trả bởi thuế. Chỉ riêng học phí và chi phí sinh hoạt là khoảng 3,6 triệu yen / học viên mỗi năm. Mặc dù đây là một trường đại học tư nhân có học phí 2 triệu yen mỗi năm, nhưng nó bị châm biếm là “hành chính công tư”.

Nếu bạn đến Nhật Bản với tư cách thực tập sinh, bạn sẽ không được phép lái xe. Xung quanh trường đại học là một xã hội xe hơi hoàn chỉnh. Do khu vực tuyết rơi dày, việc đi ra ngoài bằng ô tô trở nên khó khăn trong mùa đông. Mất 40 phút để đi bộ đến ga gần nhất, 15 phút để đi bộ đến nhà hàng,20 phút để đi bộ đến cửa hàng tiện lợi. Mỗi giờ một xe buýt, một xe buýt của đại học đi đến các nhà ga lớn và các địa điểm chính khác là “đường sinh mệnh” của các sinh viên ( chỉ có hai xe buýt chạy trong 1 ngày vào cuối tuần)

yu.jpg

Khung cảnh tuyết phủ xung quanh trương đại học.

Ngoài ra, nhiều thực tập sinh là quan chức của các cơ quan chính phủ hoặc các công ty lớn ở nước họ và họ được yêu cầu trở về nước sau thời gian đào tạo 2 năm, vì vậy họ không dư thời gian để học tiếng Nhật. Như vậy, “hòn đảo trên đất liền” nơi tập hợp những người không thể nối tiếng Nhật và không thể lái xe đã được thành lập tại thành phố Minamiuonuma, nơi hầu hết cư dân có xe hơi và số lượng người nói tiếng Anh ít. Sinh viên chế giễu gọi trường đại học quốc tế IUJ ( International University of Japan ) là “đại học biệt lập của Nhật Bản” (Isolated University of Japan )

Ngay cả khi được hỏi, gần như không có người dân nào ở địa phương có thể nói được tên hiệu trưởng, và nhiều sinh viên quốc tế trở về nhà mà không biết ý nghĩa của “Koshihikari”. Ký túc xá cho người độc thân là khoảng 8 tấm chiếu mỗi phòng, có nhà vệ sinh và vòi hoa sen. Một số người nấu ăn trong nhà bếp chung, trong khi những người khác ăn trong nhà ăn thuộc khuôn viên trường. Thư viện mở cửa đến nửa đêm và phòng máy tính hoạt động 24 giờ, vì vậy có thể học đến tận đêm khuya. Tất cả các sinh hoạt đều có thể thực hiện trong khuôn viên trường.

Một sinh viên đến từ châu Phi thú nhận : Nhiều người bị căng thẳng tinh thần do cuộc sống trong khuôn viên trường và phiền não bởi mối quan hệ với mọi người xung quanh". Một người đàn ông 40 tuổi sống cách trường đại học 5 phút đi bộ nói rằng : “ Lúc còn nhỏ tôi thường đến trường đại học để chơi. Tôi đã từng chơi với các học sinh người Nhật. Nhưng hiện tại thì những người có thể nói tiếng Nhật ít đi, và cơ hội để vào đại học giảm rõ rệt.”

Trạng thái bế tắc đó ở “hòn đảo trên đất liền” có thể đã ảnh hưởng đến mối quan hệ của các sinh viên và dẫn đến việc phân biệt đối xử của các sinh viên từ một số khu vực nhất định.

Tận dụng mong muốn của sinh viên quốc tế muốn hòa nhập với cộng đồng

Mặc dù có những tác động tiêu cực khác nhau, cư dân của thị trấn quốc tế vẫn đang cố gắng hết sức để hòa nhập với địa phương.Vào tháng 5 năm 2018, tôi đã ra mắt một nhóm trên trang mạng xã hội facebook có tên là “Nhóm mạng Uonuma” trong nỗ lực kích thích trao đổi giữa họ và những cư dân địa phương khác. Hiện tại nhóm đang có khoảng 730 thành viên.

Nhiều cư dân nước ngoài đã giơ tay khi việc kêu gọi tình nguyện viên dọn tuyết hay tình nguyện viên thảm họa được dịch sang tiếng Anh. Trong cơn mưa lớn ở miền tây Nhật Bản vào tháng 7 năm 2018,một người Nigeria đã tình nguyện đến Hiroshima trong một tuần bằng tiền túi của họ và cơn bão số 19 vào ngày 19 tháng 10, hơn một nửa số người trên xe buýt tình nguyện đến Nagano đều là người nước ngoài. Tuy nhiên, cả chính phủ lẫn trường đại học đều không coi họ là “cư dân”, vì vậy sự sẵn lòng cống hiến của họ cho cộng đồng không thể thành công trong việc hồi sinh cộng đồng.

Khái niệm “sinh hoạt chung với người nước ngoài” có một hình ảnh đã ăn sâu vào gốc rễ rằng người nhật là người hỗ trợ và người nước ngoài là người hưởng lợi. Có một số nhòm tình nguyện hỗ trợ cư dân của các thị trấn quốc tế thông qua hỗ trợ ngôn ngữ và tổ chức sự kiện, nhưng có rất ít nỗ lực để tận dụng mong muốn của họ để hồi sinh cộng đồng địa phương.

Giống như nhiều chính quyền địa phương, Thị trưởng Hayashi nói rằng ông muốn thu hút khách du lịch nước ngoài. Vậy thì, những người nước ngoài hiện tại đang ở Nhật Bản không phải là đối tượng hỗ trợ, mà chỉ là những người chịu trách nhiệm cho công cuộc hồi sinh địa phương hay sao ? Đối với những người chỉ ở 2 năm, tôi muốn Thị trưởng Hayashi thay đổi quyết định, không phải là “tối sẽ cố gắng giải thích” mà là “tôi muốn chủ động trao cho họ hơn 2 năm”.

Chính phủ Nhật Bản tuyên bố sẽ không thực hiện “chính sách nhập cư”, mà đã chuyển sang thành chính sách mở cửa cho lực lượng lao động nước ngoài. Khi cụm từ “quốc tế hóa” được trở nên phổ biến, tình trạng hiện tại của thị trấn quốc tế duy nhất ở Nhật Bản đang đặt ra những câu hỏi lớn về việc sinh hoạt chung với người nước ngoài.

( Bản gốc tiếng Nhật tại đây )
 

Đính kèm

  • sd.jpg
    sd.jpg
    91.3 KB · Lượt xem: 198

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top