Covid-19 Thiếu khẩu trang trầm trọng. Nhân viên y tế lo "lây cho cả gia đình"

Covid-19 Thiếu khẩu trang trầm trọng. Nhân viên y tế lo "lây cho cả gia đình"

Với sự lây lan trên diện rộng của virus Corona mới, điều kiện làm việc và sinh hoạt của các y tá, những người cứu sống bệnh nhân bị nhiễm bệnh, nơi tuyến đầu trong việc điều trị y tế đang ngày càng trở nên nghiêm trọng. Trong tình trạng thiếu hụt khẩu trang và quần áo bảo hộ trầm trọng, các bác sĩ bị ép phải ứng phó với các tình trạng trên tại các cơ sở y tế, luôn ám ảnh và lo sợ sẽ bị lây nhiễm trong bệnh viện. Mặt khác, một số người buộc phải nghỉ làm vì con họ tiếp tục được nghỉ học, dẫn đến suy thoái môi trường làm việc. Cũng có một số phàn nàn đáng buồn từ một số người rằng các thành viên gia đình của họ đang bị phân biệt đối xử.


Một nữ y tá ( 45 tuổi ) đang làm việc tại một bệnh viện ở Tokyo không thể giấu nổi nỗi lo lắng “Vẫn còn một vài người bị bệnh nhẹ và có thể ứng phó thông qua các cuộc gọi y tá, nhưng nếu số người bị bệnh nặng tăng lên, chúng tôi sẽ đeo khẩu trang, kính bảo hộ, mặc bộ đồ bảo hộ và thường xuyên phải vào phòng bệnh . Tôi lo sợ rằng mình cũng sẽ bị nhiễm bệnh”. Số lượng bệnh nhân nhập viện tiếp tục tăng, bệnh viện nơi người phụ nữ làm việc đã được đổi thành bệnh viện chuyên dụng để chữa trị virus mới. Dự kiến trong tương lai, giường bệnh sẽ được lấp đầy bởi bệnh nhân . Gánh nặng từ những công việc như thường xuyên đặt ống thở hay chăm sóc điều dưỡng, kiểm soát máy thở sẽ tăng lên.


Có khoảng 40 giường đặt trong bệnh viện, chỉ có ít hơn 20 y tá phụ trách. Với lý do như mang thai hay bệnh mãn tính, không có sự bổ sung của các đồng nghiệp đã được chuyển đến một bệnh viện khác. Ba đến bốn y tá đang phải duy trì làm việc ca đêm 1,2 lần/ tuần



Người phụ nữ thường rời khỏi nhà lúc 6:30 sáng và trở về vào khoảng 7 giờ tối. Dù có mệt mỏi đến đâu, khi về nhà, cô vẫn còn việc nhà và việc chăm sóc hai đứa con đang học tiểu học và cấp 2.

“Khẩu trang một lần là loại lý tưởng, nhưng bây giờ tôi đang đeo một chiếc mỗi ngày. Nếu tôi tiếp tục làm việc ở môi trường hiện tại, tôi lo sợ rằng mình sẽ mang virus về nhà và lây nhiễm cho gia đình.”


Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), số lượng nhân viên điều dưỡng lâm sàng trên 100 giường bệnh ở Nhật Bản năm 2016 là 86,5 người. So với các quốc gia phát triển khác như Thụy Điển với 466,1 người và Mỹ là 419,9 người , đó là một con số rất ít.


Để đối phó với sự thiếu hụt nhân sự, Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản đang làm việc để hỗ trợ các y tá có tiềm năng, trình độ nhưng không làm việc trở lại làm việc, nhưng tình hình sẽ tiếp tục khó khăn.


Ông Toshiko Fukui, chủ tịch hiệp hội đã nhấn mạnh về tình trạng hiện tại của các cơ sở y tế trong cuộc họp báo ngày 3 tháng 5, “các y tá không chịu trách nhiệm về các bệnh truyền nhiễm đang phải chịu một khối lượng công việc lớn.” . Về tình trạng hiện tại của hệ thống ca đêm, nơi một số y tá đã được nhìn thấy kiểm tra hàng chục bệnh nhân nhập viện, ông cũng cảm thấy lo lắng rằng “Điều này sẽ dẫn đến sự suy giảm khả năng miễn dịch của các y tá, điều này sẽ khiến họ dễ bị nhiễm bệnh hơn.”


Trên thực tế, trong số 191 bệnh nhân mắc bệnh tại bệnh viện đa khoa Eiju ( quận Taito, Tokyo ), có 9 người là bác sĩ và 48 người là y tá, trợ lý điều dưỡng.


Theo một cuộc khảo sát của Liên đoàn Lao động Y tế Nhật Bản, bao gồm các y tá và và trợ lý điều dưỡng, nhiều người trong số họ cảm thấy khổ sở và tỏ ra bất mãn với việc thiếu hụt mặt nạ. Cũng có việc bác sĩ mỗi ngày một chiếc khẩu trang, y tá hai ngày một chiếc khẩu trang, có ý kiến được đưa ra rằng ”Những chiếc khẩu trang đã dùng” sẽ cất vào “túi nilon”, tôi không hiểu được họ có nghĩ đến những rủi ro nhiễm bệnh không khi sử dụng khẩu trang 2 ngày đó.”


Điều nghiêm trọng là ảnh hưởng của việc đóng cửa trường học của trẻ em. Nhìn chung, 20% y tá buộc phải nghỉ phép hoặc bệnh viện ngừng nhận bệnh nhân mới, nghỉ khám ngoại trú, trong một số trường hợp các y tá khác bị buộc phải làm việc nhiều giờ hoặc làm việc ca đêm nhiều hơn thay cho những người vắng mặt.


“Chồng tôi đã bị đình chỉ công tác” “Trường mẫu giáo của con tôi đã từ chối không cho con tôi đi học ”. Cũng có những phàn nàn từ các gia đình bị định kiến và phân biệt đối xử vì nơi làm việc gần với nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Hiệp hội Điều dưỡng Nhật Bản cũng báo cáo các trường họp y tá bị nhiễm bệnh đã rơi vào tình trạng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD) và con của họ đã bị bắt nạt. “Tôi muốn bạn gửi lời cổ vũ đến các y tá và các tổ chức y tế đang chiến đấu trên tiền tuyến “ Ông Fukui kêu gọi mọi người.

Thông tin Nhật Bản. net dịch. Bản gốc tiếng Nhât
 

Đính kèm

  • nvyt.jpg
    nvyt.jpg
    69.4 KB · Lượt xem: 2,822

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top