Văn hóa Đũa của người dân Nhật Bản

Văn hóa Đũa của người dân Nhật Bản

Chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc, các nước Nhật Bản, Việt Nam, Hàn Quốc... chủ yếu sử dụng đũa làm công cụ và, gắp... trong các bữa ăn hàng ngày. Mặc dù vậy nhưng ở mỗi nước đều có phong tục dùng đũa mang nét chung va riêng nằm trong phạm trù văn hóa phương Đông.
Đôi đũa là vật dụng dùng để và, gắp... thức ăn. Nó có thể làm bằng nhiều chất liệu như tre, gỗ, sừng, sắt... ở mỗi chất liệu, đôi đũa lại mang trong mình một giá trị khác. Xa xưa, đôi đũa bằng ngà voi chắc chắn có giá trị hơn so voi đôi đũa gỗ, tre... đôi đũa sắt chỉ là sản phẩm xuất hiện khi trình độ kỹ thuật của con người có một bước "nhảy vọt" đáng kể. Trong quá trình giao lưu văn hóa với ngừơi Trung Quốc, các nhà buôn, các sư sãi đã du nhập đũa vào Nhật Bản. Người Nhật bắt đầu sử dụng đũa trong cung đình sau đó lan ra các gia đình quan lại giàu có vào khoảng thời gian từ năm 710 den 794 (Thời kỳ Nara trong lịch sử Nhật Bản). Đũa trong cung đình Nhật Bản lúc đó có sự phân biệt đẳng cấp rõ ràng. Đũa của vua và những người thuộc hoàng tộc thì ngắn. Đũa của các quan lại dài hơn. Khỏang thời gian từ 1185 trở đi, đũa được dùng phổ biến trong đời sống nhân dân Nhật Bản nhưng quan niệm đũa dài, ngắn trong dân gian thì ngược lại với cung đình. Đũa của cha me phải dài hơn đũa của con cái. Đũa của chồng dài hơn đũa của vợ đũa của anh dài hơn đũa của em.

Thời xưa muốn chứng tỏ mình thuộc tầng lớp "quyền quý" vua, quan và những người giàu có thường dùng đũa một lần sau đó đem vứt đi và dần dần tục lệ này cũng trở nên phổ biến trong đời sống người thường dân. Cũng từ 1185 trở đi, mỗi năm cứ vào thời điểm cây lúa (mùa xuân) và dịp thu họach lúa (mùa thu) người dân Nhật lại có phong tục thay đũa mới. Họ quyết định lấy ngày 4-8 làm "ngày hội đũa" trên toàn quốc.

Số 4 trong tiếng Nhật phát âm là Si (Shi), số 8 phát âm là Hachi (Hachi) mà HaShi lại là đôi đũa nên ngày 4-8 được gọi là ngày hội đũa. Ngày nay, ở Nhật Bản trưng bày rất nhiều loại đũa bằng các chất liệu, màu sắc khác nhau. ở không ít gia đình có tục lệ thay đổi đũa mới trong ngày hội đũa.

So với đũa Trung Quốc, Việt Nam... đũa Nhật Bản làm bằng gỗ, ngắn hơn và dễ sử dụng hơn. Theo quan điểm của Richard Bowring (nguoi Anh), một nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Nhật Bản cho rằng: "Đũa Trung Quốc dài và hơi to quá nên khó sử dụng". Dưới con mắt người Nhật, đôi đũa có giá trị hơn khi nó trở thành chủ đề thẩm mỹ học gắn nhiều với phong tục, tập quán. ở Nhật Bản, một món ăn truyền thống, nổi tiếng là món Sashimi sẽ dễ bị hỏng nếu như người Nhật sử dụng các dụng cụ ăn bằng kim loại như dao, dĩa... theo kiểu người phương Tây. Trên bàn ăn nguoi Nhật dùng một đôi đũa chung để gắp thức ăn vào bát của riêng mình. Nếu không có đôi đũa chung, họ phải trở đầu đũa ăn của mình để gắp thức ăn sau đó trở lại đầu đũa cũ để ăn. Đây không đơn thuần là vấn đề vệ sinh mà còn gần với phong tục: trong tang lễ Nhật Bản, người thân phải dùng đũa gắp xương ngừơi đã khuất sau khi hỏa táng và chuyền cho nhau. Ngoài ra, họ còn tránh dùng đũa gắp thức ăn đã bị rơi, không cắm đũa vào bát cơm vì nó gợi lên hình ảnh chết chóc. Điều thú vị hơn cả là người đi cắm trại, đi picnic nhất thiết không được quên tục lệ: đôi đũa dùng xong phải bẻ đôi tránh ma quỷ tận dụng những đôi đũa đó làm điều xấu, điều ác. Người Nhật ngày nay cũng như người Trung Quốc, người Việt Nam ăn xong sẽ rửa sạch đũa để dùng lại. ở mỗi gia đình, mọi ngừơi có một đôi đũa riêng, khách đến nhà sau khi dùng xong bữa thì đũa của họ ăn gia chủ sẽ vứt đi - biểu hiển sự trong sạch của người dân xứ sở Mặt trời mọc.

(Nguồn: http://www.vysa.jp)
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top