Văn hóa đũa của người Nhật

  • Thread starter Thread starter ttvj
  • Ngày gửi Ngày gửi

Văn hóa đũa của người Nhật

ib2039.gif


Nhật Bản lại có những quan niệm hơi khác Trung Quốc về đũa và cách dùng đũa ăn. Trước khi bắt đầu ăn, người Nhật Bản bao giờ cũng dùng đũa làm một động tác chúc ăn ngon miệng.

Đũa bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản cách đây 1.800 năm. Đầu tiên chỉ vua chúa hay thành viên các gia đình quyền quý mới được dùng đũa (trước đó người Nhật dùng tay để ăn). Ngày nay, đũa được dùng rộng rãi trong hầu hết các nhà hàng hay gia đình người Nhật.

Tuy nhiên, người Nhật cũng có một vài quan niệm đặc biệt về cách dùng đũa. Khi thực khách dùng đũa để khua có nghĩa là họ không hài lòng với món ăn được phục vụ. Chọc chọc đũa vào một nắm đấm tay là dấu hiệu của sự khiêu khích hay thái độ thù địch. Dùng đũa đảo liên hồi trong bát chứng tỏ thực khách đang có ý kiến gì cần phải đề xuất với chủ nhà. Để báo hiệu chưa muốn kết thúc bữa ăn, người Nhật chỉ cần nắm chặt đũa. Các đôi đũa nhọn đầu tượng trưng cho hành động man rợ hoặc thiếu thanh tao.

Chất liệu chính được dùng để sản xuất đũa là tre hoặc gỗ. Người Trung Quốc hay Nhật Bản chỉ dùng đũa một lần rồi vứt đi. Vấn đề đặt ra hiện nay đó là sự cạn kiệt tài nguyên rừng (hàng năm Trung Quốc phải tiêu tốn hàng triệu mét khối gỗ để sản xuất đũa). Gần đây, các giới chức hữu quan cũng như các nhóm ở Trung Quốc đã yêu cầu chính phủ ban hành lệnh "tái sử dụng" đũa. Các em học sinh cấp hai viết thư cho Thủ tướng Chu Dung Cơ yêu cầu ban hành lệnh cấm dùng đũa một lần. Sinh viên đề nghị các căng-tin trong trường đại học sử dụng muỗng thay cho đũa dùng một lần. Các nhóm không chính thức của những người dùng Internet đã tổ chức phân phối những túi đựng đũa để mọi người có thể mang theo và dùng lại. Một số ca sĩ nổi danh của Trung Quốc cũng tham gia vào việc tranh đấu cho mục tiêu này.

Một số nhà hàng Trung Quốc đã hưởng ứng các hoạt động này bằng cách rửa và tái sử dụng đũa. Thượng Hải và một số thành phố khác hiện đang nghiên cứu lệnh cấm một phần việc sử dụng đũa một lần.

Đũa để ăn có từ thời cổ đại ở Trung Quốc, ít nhất là từ đời nhà Tống, khoảng 1.500 năm trước Công nguyên. Đũa từng là đầu đề cho vô số truyện dân gian của đất nước này. Theo truyền thống, đũa được vót bằng tre, hoặc làm bằng gỗ mun, gỗ trầm, gỗ tếch, gỗ thông. Tuy nhiên các bậc hoàng đế lại thích dùng đũa bạc, vì người ta tin rằng nếu có thuốc độc trong đồ ăn, đũa bạc sẽ chuyển sang màu sậm đen.

Cho đến giữa những năm 80, những đôi đũa dùng một lần được sản xuất bằng gỗ bạch dương hoặc gỗ dương liễu mới xuất hiện tại Trung Quốc. Loại đũa này đã bắt đầu được sử dụng trước đó rất lâu ở Nhật Bản, Hàn Quốc. Khi đó, chính quyền Trung Quốc đã cổ động việc sử dụng loại đũa dùng một lần để chống các chứng bệnh viêm nhiễm, và đã từng có lúc yêu cầu các tiệm ăn ở các thành phố của Trung Quốc sử dụng loại đũa này. Trung Quốc còn sản xuất đũa để xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Á khác. Mấy năm gần đây, lũ lụt, hạn hán hoành hành tại Trung Quốc khiến người ta quy ra nguyên nhân do rừng bị tàn phá.

Người dân các nước dùng đũa một lần bắt đầu ý thức được hiểm hoạ của việc làm này từ giữa thập niên 90. Những người yêu thiên nhiên đã lên án Nhật vì 25 tỉ đôi đũa mà nước này sử dụng hàng năm, hầu hết được làm bằng gỗ của các quốc gia khác. Tại Hàn Quốc, đũa nhôm đã được sử dụng rộng rãi, cách đây sáu năm, nước này đã cấm việc sử dụng đũa một lần. Vấn đề được các nhà môi trường đánh giá cao ở đây là người dân bắt đầu quan tâm đến tác động của thói quen sinh hoạt lên môi trường sinh thái.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Số vụ phá sản của các công ty trong tháng 4 đạt mức cao nhất trong 11 năm ,do thiếu hụt lao động và giá cả tăng cao.
Nhật Bản : Số vụ phá sản của các công ty trong tháng 4 đạt mức cao nhất trong 11 năm ,do thiếu hụt lao động và giá cả tăng cao.
Tokyo Shoko Research đã công bố vào ngày 12 rằng số vụ phá sản của các công ty trong tháng 4 là 828 vụ , tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong 11 năm kể từ mức 914 vụ vào năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 7,19 triệu thị thực được cấp cho người nước ngoài . Con số cao thứ hai kể từ trước Corona.
Nhật Bản : 7,19 triệu thị thực được cấp cho người nước ngoài . Con số cao thứ hai kể từ trước Corona.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã thông báo rằng số lượng thị thực được cấp cho người nước ngoài bởi tất cả các phái bộ ở nước ngoài vào năm 2024 là 7.196.373 người , tăng khoảng 3,03 triệu người so với...
Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Your content here
Top