Vẻ bí ẩn và hấp dẫn của thành quách Nhật Bản

Vẻ bí ẩn và hấp dẫn của thành quách Nhật Bản

Thành quách là lịch sử và cái đẹp của một đất nước:
Từ thế kỷ này qua thế kỷ khác , người ta đã xây thành quách để chống ngoại xâm .Thời tiền sử người Nhật đào hào , đắp lũy để bảo vệ làng mạc . Đó cũng là một thứ thành quách đáng lưu ‎ ý theo cách riêng của chúng . Sau khi mà nhà nước Pháp quyền ra đời ( từ hậu bán thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 10) , chính quyền xây dựng một số công sự phòng thủ quốc gia .Những công sự này gồm có thành Taga , một căn cứ quân sự tại biên cương để để tiến hành những cuộc càn quét ở bắc Honshu , thành Mizuki và Ito ở Kyushu để đề phòng những cuộc tấn công của nhà Đường bên Tàu và Tân La ở Triều Tiên .Chúng ta cũng có thể xem những công sự này là thành quách .

Vào thời trung cổ và thời võ sĩ thành quách kại đóng vai trò quan trọng hơn tại Nhật , vì vậy chúng cũng được xây dựong lớn hơn và nhiều hơn .Vào thời Chiến quốc (thời kỳ các nước nhỏ trên quần đảo này tranh giành quyền bính , kéo dài từ thế kỷ 15 đến hậu bán thế kỷ 16 ) , mỗi sứ quân xây một thành trong vùng cai trị của mình .Hai thành trì được xxây dựng hùng vĩ vào thời này , thành Azuchi (của tướng quân Oda Nobugana 1534-1582) và Ósaka (của tướng quân Toyotomi Hideyoshi , 1536-1598) đã trở thành mẫu mực cho các thành quách được xây dựng về sau vào thời Edo.

Thời kỳ từ 1568 đến 1603 , khi nước Nhật chịu ảnh hưởng của Oda Nobugana và sau đó là Toyotomi Hideyoshi , Đôi khi còn gọi là thời đại Shokuho (Do các chữ hán O trong Oda vầ chữ Toyo ghép lại ).Các nhà nghiên cứu lịch sử gọi thời này là thơi Azuchi-Momoyama , theo tên của thành Azuchi nơi Nobunaga đặt bản doanh và một thành khác của Hideyoshi ở Fushimi Momoyama .Cả hai thành đều gần kyoto , và cả hai đều có một thiết kế khiến ta phải sững sờ và kinh ngạc.

Thành quách xây vào thời này và vào thời Edo thường có một tháp chính nhiều tầng gọi là tenshukaku (thiên thủ các ) .Vào thời kỳ đầu , những tháp này dùng làm tháp canh và chỉ huy khi lâm trận , nhưng về sau chúng trở thành biểu tượng của quyền bính và địa vị của chủ thành .Đó là l‎ do tại sao ‎người ta lại cho thiết kế và trang trí cả bên trong và bên ngoài một cách trau chuốt vậy.
Vách bên ngoài tháp được đắp bằng vữa trắng để chống lửa .Vữa này còn có một công dụng nữa là tạo mộ vẻ hấp dẫn tương phản với mái ngói xậm và tường gỗ đen.
Tường thành có những lỗ châu mai hình tròn , hình tam giác , vuông hay chữ nhật.Những lỗ này dùng để phòng thủ , như bắn súng hỏa mai vào quân địch.Ngoài mục đích chiến lược nó còn đem lại vẻ đẹp cho thành.

Nét hấp dẫn đặc biệt của thành quách :

Người ta cũng có thể đến đền chùa để thưởng thức nét đẹp của các công trình kiến trúc và cảm nhận lịch sử như khi đến thăm thành quách của Nhật .Nhưng sự chiêm ngưỡng của ta trước thành quách không thể nào giống sự chiêm ngưỡng một cái đình hay cái chùa .Tại sao ?

Trước hết người ta đến thăm thành quách để thưởng thức cái cảm giác về quá khứ . Kiểu kiến trúc hoa mỹ nhất là ở tháp chính cho ta cái cảm giác này , nhưng bầu không khí hoang vắng còn làm cho du khách bùi ngùi hơn nữa .Nhà thơ Matshuo Basho (1644-1694) diễn tả cái cảm giác này rất tinh tế qua bài thơ haiku sau đây :
Natsukusa ya
Tsuwamono-domo ga yume no ato
Cỏ hoang dại mọc mùa hè .Đâu là cơn mộng của bè cường binh.

Đối với các chiến tướng ngày xưa thành trì là nơi thắng vinh hay bậi nhục.Mỗi ngôi thành đều ẩn chứa một quá khứ , đôi khi là một thảm kịch tang thương . Nếu ban đến thăm một ngôi thành chăc chắn ban sẽ bùi ngùi trước bầu không khí gợi về dĩ vãng xa xăm đó.
Mội l‎ do khác khiến người Nhật thích tham quan thành là để tìm hiểu các kiến thức và kỹ thuật của người xưa .Ví dụ như lỗ nhỏ trong tường thành là để bắn súng hỏa mai , còn cách bố trí cổng thành và lối đi như trận đồ bát quái là để kẻ thù khỏi tiến vào theo một đường thẳng dễ dàng.Mọi thứ ngay cả mõi gốc cây đều được bố trí để phòng thủ .

Nếu kẻ thù vào đến 1 tháp nhỏ hay tháp chính , những nguy hiểm khác sẽ đợi chúng như đá lăn từ trên dốc xuống.Những cạm bẫy và cách bố phòng như thế này làm sống lại trước mắt chúng ta hình ảnh nhkững chiến tướng thời trung cổ và cận đại cũng như những người thợ làm nên thành quách cho họ.

Nhưng có lẽ lý do chính khiến thành quách chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong tim của người Nhật là vì chúng đã trở thành một biểu tượng của những người sống quanh chúng .Điều này rõ ràng khi chúng ta biét rằng sau những trận dội bom san bằng nhiều thành quách vào năm 45 cuối thws chiến thứ 2 dân chúng địa phương cứ thúc đẩy xin xaay lại , hay ít nhaats cũng xây lại tháp chính .Ngay cả khi tháp chính hơặc những lau đài không còn nữa mà chỉ còn một con hào hay một vài mảnh tuờng , cản xưa vẫn mang lại một cảm giác thanh lặng cho tất cả những ai đến viếng.

Các ban có thể tham khảo một trang web về thành quách của Nhật tại trang :
http://www.shirofan.com/ để biết thêm chi tiết về lịch sử và những đặc điểm của thành quách Nhật , có đủ cả hình ảnh.

Thành Himeji , một di sản của thế giới :
Thành quách của Nhật đường bệ và trang trí công phu. Nhưng mục đích chính của chúng là để phòng thủ khi có chiến tranh. Khi tìm hiểu kỹ chúng ta thấy rằng những người xây thành đã dùng mưu mẹo và cách bài trí ở nhiều nơi trong thành để ngăn chặn ngoại xâm . Chúng ta có thể thấy nhiều thứ như thế tại thành Himeji ,, một khu vực đẫ được chỉ dịnh là di sản văn hóa thế giới.
Địa hình là một đặc trưng quan trọng của thành quách Nhật .Có 3 loại thành chính : yama-jiro (sơn thành ) được xây trên núi và vùng dốc núi để phòng thủ , hira-jiro (bình thành ) xây trên vùng đất bằng , và hirayama-jiro (bình sơn thành) xây trên đồi trong một vùng đất bằng . Thành Himeji ở miền Tây Nhật Bản thuộc vào loại thứ ba .Thành xât trên ngọn đồi gọi là Hime-yama có đông vây quanh.

Người xây thành thường xây một tenshukaku(tháp chính) tại một nơi cao nhất trong thành .Tháp cao hơn hẳn những dinh thự trong thành nên có thể dùng để quan sát rõ ràng động tĩnh của quân địch trong khu vực .Tháp cũng tượng trưng cho uy quyền của vị chủ thành.
Khu vực chung quanh tháp chính là nơi quan trọng nhất trong thành , va được gọi là honmaru (bản doanh).Những k hu vực khác như khu minomaru (nhị doanh) và sanomaru (tam doanh) , thường được bố trí theo hình trôn ốc quanh bản doanh .Tại thành Henji bản doanh là nơi ban ra những quyết định chính trị. Vị tướng thành cùng với gia dình vầ thân nhân , sống tại minomaru , sannomaru và nishinomaru ( nhị doanh, tam doanh và tây doanh ) và kể từ đó khuôn viên thành vẫn như vậy .

Chức năng chính của thành là đánh bạt những cuộc tấn công của quân địch .Quanh thành Himeji có một hệ thóng hào nước , thành còn thêm vững chắc nhờ những bức tường nền đá và lũy cao , một số chặn giữa các doanh và lối đi , khiến quân địch khó xâm nhập.

Một nết hấp dẫn của tường thành có phần gốc xây bằng đá là hình dáng của chúng . Chúng nhô lên thẳng đứng và tới phần trên tì cung ra .Lối cung ra này người Nhật gọi là ogi-no-kobai (dốc nghiêng hình quạt ) khiến chúng khó trèo và làm tăng vẻ đẹp nổi tiếng của thành quách Nhật.
Hào quanh thành luôn có nước và nếu địa hình cho phép , ngươi ta dùng nước sông .Nếu kẻ địch vượt qua được hào chúng sẽ phải vượt qua cổng chính (ote-mon) và các cổng khác .Từ đó cách duy nhất đến bản doanh là phải vượt qua một khu vực bố trí như trận đò bát quái , gồm nhiều khu , nhiều cổng và lối đi tỏa ra nhiều hướng đưa đến ngõ cụt.Thật ra ban phải đi lòng vòng khỏi tháp chính mới đến nó được , khiến ban có cảm tưởng mình đi lầm đường ngay cả khi ban đi đúng hướng.

Kẻ đột nhập cũng có thể bị đẩy lùi bởi quân lính bắn từ những lỗ châu mai (sama) trên tường thành. Yama-zama là những lỗ mỏng , hình chữ nhật ở trên cao dùng để bắn tên , cò teppo-zama là những lỗ tròn hoặc vuông để bắn súng hỏa mai .Có thể bảo vệ tháp chính và tháp canh bằng cách ném đá qua những lỗ mỏng ( ishi-otoshi ) ở phần dưới của tường thành nhô ra ngoài.
Loại thành này được xây vào đầu thế kỷ 17 lúc mà Nhật Bản bắt đầu bước vào một thời kỳ hòa bình kéo dài 270 năm . Không còn chiến tranh thành quách không thien về phòng ngự hơặc duy trì quyền lực-Kiến trúc mỹ lệ của chúng nay tượng trưng cho tinh thần võ sĩ và danh tiếng của địa phương.

Thành Himeji là thành lớn nhất còn nguyên vẹn tai Nhật. Người ta cũng cho rằng đó là thành đẹp nhất tại nước này . Loại vữa màu trắng phủ mặt ngoài tường thành cũng được dùng để dán mái ngói , và điều này làm cho thành thêm trang nhã , khiến ngôi thành cao ráo này còn có một mỹ danh là thành Bạch Lộ .Thành là một quốc đảo và đã được đăng ky với tổ chức Giáo Dục , Xã Hội và văn hóa Liên hiệp quốc là di sản văn hóa thế giới năm 1993 .
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top