Covid-19 Vì sao Nhật Bản không có biện pháp mạnh để chống covid-19?

Covid-19 Vì sao Nhật Bản không có biện pháp mạnh để chống covid-19?

Khi dịch covid-19 xuất hiện, Nhật Bản đã khá chậm trễ khi đưa ra các biện pháp phòng tránh cần thiết như hạn chế nhập cảnh từ nguồn lây nhiễm là Trung Quốc. Việc này gây ra hoang mang cho rất nhiều người. Rồi sau đó thông qua việc tuyên bố khẩn cấp( không có tính bắt buộc) dịch dịu xuống. Nhiều nước cho rằng Nhật đã thành công trong việc chống dịch. Một số người Nhật còn tự hào muốn nhân mô hình chống dịch của Nhật cho nước ngoài noi theo. Thậm chí một ông bộ trưởng còn mạnh miệng tuyên bố Nhật chống dịch tốt là do “trình độ văn hoá của người dân cao”. Rồi hiện tại khi dịch có nguy cơ bùng phát trở lại nhiều người- trong đó rất nhiều người Việt Nam- tỏ vẻ hoài nghi, thắc mắc về các biện pháp chống dịch không quyết liệt của Nhật.

nhatbancorona.webp
Bài viết này sẽ đưa ra câu trả lời vì sao Nhật Bản không mạnh tay trong các biện pháp chống corona như một số nước đã làm?

Trước hết, người viết đồng ý với ý kiến cho rằng Nhật đã chậm trễ trong việc đưa ra biện pháp cần thiết khi dịch bắt đầu bùng phát và cho đến bây giờ chính phủ không có biện pháp đủ mạnh để đối phó với dịch. Nhưng thiết nghĩ, nếu xét việc chống dịch riêng biệt, tách bạch ra khỏi đời sống kinh tế, chính trị thì có thể hiểu sự bức xúc của một số người. Ngược lại, đặt việc chống dịch vào trong điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa riêng của Nhật Bản thì cũng hiểu được nỗi khổ của chính phủ cũng như chính quyền các địa phương của Nhật. Người viết xin giải thích vấn đề qua một số câu hỏi cụ thể dưới đây:

Vì sao Nhật đã chậm trễ, chần chừ không đưa ra lệnh hạn chế nhập cảnh từ Trung Quốc khi dịch bùng phát?
Lý do rất đơn giản là chính phủ Nhật không muốn mất nguồn thu từ khách du lịch Trung Quốc vào thời điểm đó nói riêng và không muốn việc đóng cửa gây ảnh hưởng đến qua hệ thương mại Trung- Nhật nói chung. Ngoài ra, còn một lý do chính trị nữa là vào thời điểm đó Chủ tịch Tập Cận Bình có dự định thăm Nhật Bản. Chính phủ Nhật không muốn tránh gây ảnh hưởng đến chuyến thăm này. Hơn nữa, do Uỷ ban Olympic quốc tế vẫn đưa ra quyết định không muốn hoãn dự định khai mạc Olympic vào năm 2020 nên chính phủ Nhật lại càng phải nấn ná, thận trọng khi đưa ra quyết định.

Có thể ví dụ nôm na rằng trước một nạn dịch khủng khiếp sắp xảy ra thì nhà nọ lại đồng thời: chuẩn bị nhập được món hàng đưa lại lợi tức khá lớn; sắp tổ chức đám cưới cho con; sắp đón ông khách quý mà mình mong đợi từ lâu. Vì vậy mà chủ nhà buộc phải vân vân việc khóa cửa tránh dịch hay mở cửa đón khách.


Vì sao Nhật Bản đã không có các biện pháp mạnh tay như thiết quân luật để chống dịch?
Lý do mà chính phủ Nhật đưa ra là vì luật của Nhật không có tính bắt buộc hay nói dễ hiểu hơn là dù có ra quy định hạn chế đi lại thì luật không cho phép có hình phạt với những người không tuân thủ. Điều này dẫn đến việc chỉ là “ kêu gọi tự nguyện thực hiện”.

Tuy nhiên, ai tinh ý thì sẽ hiểu đây chỉ là cái cớ để chính phủ chối bỏ trách nhiệm. Bởi lẽ nếu muốn chính phủ có thể sửa luật ngay(như đã làm để giữ lại một nhân vật quan chức cấp cao trong ngành tư pháp đã gây ra phản đối gay gắt trong dư luận). Nhưng chính phủ Nhật đã không làm như vậy bởi lẽ đi đôi với việc hạn chế đi lại chính phủ buộc phải chi tiền trợ cấp để đảm bảo đời sống cho người dân và bù lỗ cho các công ty phải dừng sản xuất. Điều này có nghĩa là nhà nước không những phải chấp nhận thất thu thuế trong thời gian đình trệ sản xuất mà còn phải chi ra để trợ cấp cho dân chúng và doanh nghiệp. Xét về mặt kinh tế thì cách làm này sẽ khiến chính phủ( nhà nước) phải chịu lỗ. Đây là việc mà chính phủ Nhật Bản muốn tránh.

Nhật là nước đa đảng. Do đó trong khi đảng cầm quyền đang gồng mình chống dịch thì các đảng khác lại hô hào “hạn chế đi lại phải kèm gói hỗ trợ” và tìm mọi kẽ hở để tấn công đảng cầm quyền. Tất nhiên nếu đảng cầm quyền thực hiện yêu cầu của các đảng đối lập chi gói hỗ trợ và thực hiện hạn chế đi lại thì sẽ có người lên tiếng “ hạn chế đi lại là vi phạm nhân quyền” và nếu như ngân sách nhà nước bị thâm hụt do chi tiêu cho gói hỗ trợ thì cũng sẽ bị tấn công “ sử dụng quỹ không hiệu quả và phải chịu trách nhiệm bằng cách nhường quyền cho đảng khác”!

Tất nhiên, dân chúng không có ai không muốn nhận trợ cấp, hỗ trợ khi buộc phải nghỉ ở nhà để tránh dịch. Kết quả là áp lực chính phủ phải chịu là khá lớn.

Những yếu tố trên đây buộc chính phủ phải có lựa chọn không mất lòng ai đồng thời cũng không phải chịu trách nhiệm với bất cứ bên nào khi tình trạng trở nên tồi tệ. Kết quả là tình trạng khẩn cấp được ban ra với nội dung kêu gọi toàn xã hội tự hạn chế. Mọi thứ hoàn toàn không mang tính bắt buộc. Đi làm hay ở nhà. Làm tại nhà hay đến công ty. Tiếp tục mở cửa hay đóng cửa... Tất cả đều do người dân tự suy nghĩ quyết định và lựa chọn. Tất nhiên khi tình trạng trở nên tồi tệ (ví dụ bị lây nhiễm, tình hình kinh doanh xấu đi) người chịu trách nhiệm không phải chính phủ mà là người dân- những người tự đưa ra lựa chọn cho chính bản thân.

Về phía chính phủ thì cũng coi như đã hoàn thành trách nhiệm vì đã không đụng chạm đến cái gọi là “quyền tự do cá nhân” của người dân( vì không ép người dân phải ở nhà hay đi làm) cũng không “vô trách nhiệm”( vì đã đưa ra chính sách) để hạn chế ảnh hưởng về mặt kinh tế.



Nói tóm lại, khi đưa ra chính sách thì những người cầm cân nảy mực không chỉ quan tâm đến mỗi sự an toàn cho người dân trước đại dịch mà họ còn phải lo đến các yếu tố như bảo vệ cái ghế của chính họ, duy trì “hầu bao”(ngân quỹ) để đảm bảo sự vận hành của đất nước. Cộng với đặc tính văn hóa bảo thủ, cứng nhắc đã đẻ ra một chính sách mập mờ,mang tính nửa vời gây khó hiểu và làm nhiều người phật lòng.


Liệu Nhật có khả năng đưa ra biện pháp mạnh trong thời gian tới?
Như đã đề cập ở phần trên, chính phủ Nhật buộc phải lựa chọn chính sách tạo được sự có lợi cho họ trong mối quan hệ chằng chéo giữa kinh tế và chịnh trị, giữa việc bảo vệ an toàn cho người dân và đảm bảo lợi ích kinh tế, giữa lợi ích đất nước và chỗ đứng của đảng cầm quyền và hiện tại họ có xu hướng ưu tiên giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho nên sẽ khó có việc họ đưa ra những biện pháp cứng rắn có tính đột phá.


Hiện tại tỷ lệ tử vong so với số người dương tính do corona gây ra ở Nhật khá thấp. Khoảng 20000 người dương tính nhưng chỉ khoảng 1000 người tử vong. Và những người tử vong lại thuộc đối tượng cao tuổi. Vì vậy covid-19 không gây ra sự sợ hãi cho dân chúng.

Ngoài ra nếu hiện tại thực hiện lại việc tuyên bố khẩn cấp lần 2 thiệt hại về kinh tế sẽ quá lớn. Chính phủ Nhật cũng muốn tránh điều tồi tệ này.


Nguyên nhân gì khiến tỷ lệ tử vong ở Nhật thấp?
Không có bằng chứng khoa học cụ thể. Tuy nhiên nhiều người cho rằng do gen di truyền. Người khác lại có ý kiến nhờ người Nhật được tiêm phòng cẩn thận. Thậm chí có ý kiến rằng trước khi dịch bùng phát người Nhật đã bị nhiễm covid-19 và vô tình được “miễn dịch tự nhiên”.

Bản thân người viết cho rằng ngoài những điểm được nêu trên thì còn một lý dó khác. Đó là việc do thói quen vận động nhiều trong sinh hoạt, ăn uống điều độ đã tạo ra cho đa số người Nhật có thể trạng tốt để chống chọi và vượt qua sự tấn công của vi rút. Đây cũng chính là một yếu tố giúp tỷ lệ tử vong tại Nhật thấp.

Ngoài ra, đặc tính văn hóa giữ khoảng cách trong sinh hoạt(không có thói quen ôm khi gặp nhau) và quan niệm tránh làm phiền người khác đã giúp cho Nhật không bị bùng phát quá nhanh như một số nước phương Tây mặc dù các biện pháp của Nhật được cho là rất lỏng lẻo.


Người Việt đang ở Nhật hay sắp qua Nhật nên làm sao?
Điều đầu tiên là cần chấp nhận sự thật dịch vẫn còn đó. Tình hình hiện tại dịch vẫn bùng phát và khả năng chính phủ Nhật sẽ không có biện pháp mạnh như nhiều người mong đợi. Cho đến khi có vắc xin thì rủi ro tử vong do covid-19 gây ra vẫn còn. Tiếp đến là nên căn cứ vào tình trạng hoàn cảnh thực tế của bản thân để đưa ra quyết định. Nếu ai quá lo lắng thì nên tìm cách rời Nhật nếu đang ở Nhật và hoãn đi Nhật trong trường hợp đang chuẩn bị đi.

Thực tế thì dù số người lây nhiễm tăng lên nhưng đa số tập trung ở các tụ điểm vui chơi giải trí, nhà dưỡng lão, bệnh viện... Vì vậy nếu chỉ gói gọn lại trong việc đi học, đi làm và nếu chịu khó thực hiện các biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, rửa tay, tránh tụ tập đông người vv... thì tình trạng cũng không đến nỗi “ quá nguy hiểm”. Tuy nhiên, vi rút tồn tại khắp nơi nên nếu ai lơ là thì khả năng lây nhiễm có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Người viết nhận thấy thời gian corona đang bùng phát này, nhiều người Việt tại Nhật vẫn tụ tập( chắc do tâm lý người Việt không bị nhiễm) hay vẫn nhởn nhơ đi viện khám những bệnh“ vặt” ( chưa cần phải chữa trị gấp) mà quên đi những việc này sẽ có rủi ro lây nhiễm khá cao. Không có ai chắc chắn người Việt không bị nhiễm cả. Còn sự thực nhiều bệnh viện trở thành ổ lây nhiễm đã được truyền thông rộng rãi. Để bảo vệ bản thân thì không có biện pháp nào tốt hơn là mỗi người tự ý thức có những biện pháp thích hợp cho cho chính mình cả.


Thay cho lời kết:
Bài viết này hoàn toàn không phải là nội dung được dịch từ bất cứ sách báo nào cả mà đơn thuần là ý kiến cá nhân dựa trên sự quan sát phân tích cá nhân của người viết- một người Việt đang sống và làm việc tại Nhật- về việc vì sao Nhật Bản không thể mạnh tay trong chính sách chống dịch covid-19. Đây là là một câu hỏi mà nhiều người đặt ra mỗi lần đọc tin số người nhiễm covid-19 tại Nhật tăng lên.Nội dung của nó sẽ không bao quát hết được mọi góc cạnh của vấn đề. Chắc chắn sẽ có người đồng ý và phản đối. Nếu ai có ý kiến phản đối, bổ sung xin mời phản hồi.

Trước khi kết lại bài viết người viết muốn khẳng định một điều là sẽ khó có khả năng Nhật Bản sẽ có những biện pháp khống chế covid-19 như Việt Nam đã làm. Thay vào đó là họ sẽ chọn cách “sống chung với lũ” và chọn ưu tiên cho các hoạt động kinh tế như lời Chánh văn phòng nội các đã phát biểu ngày hôm qua rằng “Phía chính phủ không có gì thay đổi trong phương châm vẫn duy trì các hoạtđộng kinh tế cả” (政府としては、今の社会経済活動を進めていくという方針には変わりはない)

Vì vậy nếu ai đang ở Nhật hay sắp qua Nhật nên chuẩn bị để làm quen với tinh thần “sống chung với lũ” của Nhật thay vì kỳ vọng những biện pháp mạnh tay theo kiểu Việt Nam đã làm.
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
Bí quyết để đạt được "lợi nhuận từ khách du lịch nước ngoài và giá cả hợp lý cho người Nhật" , điều cần thiết cho sự phục hồi của nền kinh tế Nhật Bản
■ Động lực vượt 40 triệu du khách nước ngoài đến Nhật Bản Các điểm đến du lịch đông đúc người nước ngoài ngay cả trong kỳ nghỉ dài. Tại các điểm đến du lịch nổi tiếng như Kyoto, một xu hướng...
Thumbnail bài viết: Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Con số gần đây nhất của Nhật Bản là 1,37%. Xem xét xu hướng chi tiêu quân sự và GDP ở các quốc gia khác.
Biện pháp được sử dụng phổ biến nhất để so sánh sức mạnh quân sự và trang thiết bị quân sự của mỗi quốc gia là giá trị thực tế của chi tiêu quân sự. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố như sức mạnh kinh tế...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Nhật Bản : Tiền lương thực tế trong tháng 3 giảm 2,1%, ba tháng liên tiếp giảm ,mức tăng lương không theo kịp giá gạo tăng.
Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi đã công bố kết quả sơ bộ của Khảo sát lao động hàng tháng cho tháng 3 vào sáng ngày 9. Tiền lương thực tế trên mỗi người lao động, phản ánh biến động giá cả, đã giảm...
Thumbnail bài viết: Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota dự đoán thuế quan Trump sẽ khiến "lợi nhuận hoạt động giảm 180 tỷ yên chỉ riêng trong tháng 4 -tháng 5".
Toyota Motor Corporation đã công bố vào ngày 8 rằng lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3 năm 2026 có thể đạt 3,8 nghìn tỷ yên (giảm 20,8% so với năm trước) và...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Nhật Bản : 40% đơn xin tị nạn bị rút lại, con số cao nhất từ trước đến nay. Do "vấn đề đã được giải quyết" hoặc "kết hôn với người Nhật Bản".
Một bản tóm tắt của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và Cư trú Nhật Bản đã tiết lộ rằng trong số khoảng 8.000 đơn xin công nhận người tị nạn được xử lý vào năm 2024, gần 40%, tương đương khoảng 3.000...
Thumbnail bài viết: Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Tuổi thọ của bộ định tuyến Wi-Fi là bao lâu ?
Bộ định tuyến Wi-Fi là thiết bị thiết yếu để "kết nối Internet" trong cuộc sống hàng ngày.Nhiều người mua bộ định tuyến Wi-Fi mới khi họ chuyển nhà hoặc xây nhà mới và tiếp tục sử dụng cùng một bộ...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Nhật Bản : Lý do nào khiến mức phí bảo hiểm hưu trí của người lao động là 18,3%? Giải thích về các đợt tăng trước đây và bối cảnh.
Bảo hiểm hưu trí của người lao động là hệ thống cốt lõi của hệ thống lương hưu công cộng của Nhật Bản và là hệ thống mà những người lao động làm việc tại "nơi làm việc áp dụng" như công ty trở...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Nhật Bản xếp thứ 55 trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, tụt bốn bậc so với báo cáo trước. Phần Lan đứng đầu danh sách năm thứ tám liên tiếp
Trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới năm 2025, xếp hạng mức độ hạnh phúc của các quốc gia và khu vực trên toàn thế giới, Nhật Bản xếp thứ 55, tụt bốn bậc so với năm trước. Phần Lan xếp hạng nhất năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
Nhật Bản : Xếp hạng phổ biến của trường đại học, ấn bản tháng 4 năm 2025 , vị trí các trường đại học công lập đang thay đổi.
JS Corporation công bố "Xếp hạng phổ biến của trường đại học" hàng tháng. Các bảng xếp hạng hàng đầu trong ấn bản quốc gia mới nhất, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2025, là "Đại học Tokyo" đại diện...
Thumbnail bài viết: Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Tổng thống Trump tái khẳng định sự không hài lòng với lượng xuất khẩu ô tô thấp sang Nhật Bản.
Vào ngày 6, Tổng thống Hoa Kỳ Trump tái khẳng định sự không hài lòng của mình với lượng xuất khẩu ô tô thấp hiện nay sang Nhật Bản. Tổng thống Trump cho biết : "(Nhật Bản) đã bóc lột đất nước...
Your content here
Top