e sửa lại thành thế này ạ^^:
Tuy là mọi nguời có thể trả lời câu hỏi của tôi nhưng mãi mà không cố gắng tự đặt câu hỏi của mình gì cả.
chị dịu ơi, nếu e thay từ "không nỗ lực" vào chỗ "không cố gắng" nghĩa của câu có thay đổi nhiều không ạ? liệu có thể dùng ngang nhau không ạ?
Xin lỗi nói ko rõ - ý chị là câu trong quote cơ:
Tuy là mọi nguời có thể trả lời câu hỏi của tôi nhưng mãi mà không cố gắng tự đặt câu hỏi của mình gì cả.
クラスには、大学生やOL、中年のサラリーマン...
Trong lớp học, có sinh viên đại học hay OL (người phụ nữ làm công việc văn phòng), người làm công ănlương trung niên (
たいていのサラリーマンは、勤める先から電車やバスで1時間以上もかかるところに住んでいるから...
Vì hầu như những người làm công ăn lương sống ở nơi mà từ chỗ làm việc phải đi mất hơn 1 tiếng bằng xe điện hoặc xe buýt...
Đây là bài thứ hai thấy từ サラリーマン. Hình như từ trẻ đến già ở đâychỉ hiểu theo định nghĩa chứ chưa hiểu nghĩa ám chỉ của từ này.
Định nghĩa là người sinh sống bằng đồng lương rất đúng, định nghĩa sâu thêm chút nữa thì là người sống bằng lương tháng cố định để phân biệt với người có lương tính theo ngày hoặc giờ.
Nếu cứ hiểu theo như vậy thì mọi người thấy 2 câu tiếng Nhật trên kia tối nghĩa không?
Tại sao người sống bằng lương lại thường thường nhà cách xa chỗ làm 1h xe???
Và tại sao trong bài nhật kí này lại có cô OL và サラリーマン(hiểu ra được là người đàn ông rất hay). Cô OL không sống bằng lương hay sao???
Và ví dụ có cậu bé nói tương lai muốn trở thành サラリーマン. Hoặc サラリーマン風の人、hoặc nói Ba& mẹ tôi đều đi làm, mẹ tôi là OL, còn ba tôi là サラリーマン, hoặc ở Tokyo có khu phố Shinbashi được gọi là khu phố của サラリーマン thì hiểu sao đây???
Tóm lại hiểu theo định nghĩa như vậy tạo ra cảm giác trong tiếng Nhật từ ''サラリーマン= người đi làm và sinh sống bằng đồng lương'' dùng trong câu văn hoặc nói chuyện rất tối nghĩa.
Đây là bài thứ hai thấy từ サラリーマン. Hình như từ trẻ đến già ở đâychỉ hiểu theo định nghĩa chứ chưa hiểu nghĩa ám chỉ của từ này.
Định nghĩa là người sinh sống bằng đồng lương rất đúng, định nghĩa sâu thêm chút nữa thì là người sống bằng lương tháng cố định để phân biệt với người có lương tính theo ngày hoặc giờ.
Nếu cứ hiểu theo như vậy thì mọi người thấy 2 câu tiếng Nhật trên kia tối nghĩa không?
Tại sao người sống bằng lương lại thường thường nhà cách xa chỗ làm 1h xe???
Và tại sao trong bài nhật kí này lại có cô OL và サラリーマン(hiểu ra được là người đàn ông rất hay). Cô OL không sống bằng lương hay sao???
Và ví dụ có cậu bé nói tương lai muốn trở thành サラリーマン. Hoặc サラリーマン風の人、hoặc nói Ba& mẹ tôi đều đi làm, mẹ tôi là OL, còn ba tôi là サラリーマン, hoặc ở Tokyo có khu phố Shinbashi được gọi là khu phố của サラリーマン thì hiểu sao đây???
Tóm lại hiểu theo định nghĩa như vậy tạo ra cảm giác trong tiếng Nhật từ ''サラリーマン= người đi làm và sinh sống bằng đồng lương'' dùng trong câu văn hoặc nói chuyện rất tối nghĩa.
Ở đây không có ý nói dịch sai hay có ý dịch từ này. Có lần hỏi tìm từ khác cho dễ nghe đó , nhớ không?
Tuỳ mọi người thôi . Nếu hiểu được nghĩa người ta muốn nói như vậy thì khỏi phải người nói một đàng người hiểu một nẻo.
Nhật nó không dịch theo cái kiểu vậy đâu, cho nên nó mới dùng nhiều từ nước ngoài. Nói vậy chắc các em đang học hiểu nên làm như thế nào .
Định viết thêm 1 chút về image của từ này, tuỳ trường hợp để hiểu ý họ nói như thế nào, nhưng xin thôi. Chấm hết
Nhật nó không dịch theo cái kiểu vậy đâu, cho nên nó mới dùng nhiều từ nước ngoài. Nói vậy chắc các em đang học hiểu nên làm như thế nào .
Bác đã "chấm hết" kiểu này ở khá nhiều bài.
Đề nghị bác cho đáp án là "các em đang học nên làm thế nào?" hay nói cách khác" trong trường hợp này bác( đã hiểu rõ như thế thì) sẽ giải quyết như thế nào? Dùng từ nào?"
Nếu bác cứ trả lời "lấp lửng" kiểu này thì xin ý kiến thế này: đừng vào phá việc học của người khác.
Tôi nghĩ nếu bác hiểu thì phải truyền lại cho lũ em, còn nếu bác chưa hiểu mà thấy ý kiến gì mới thì nên tìm hiểu cho ra đầu ra đuôi, chứ đừng thấy không hợp với ý nghĩ của mình mà dãy nảy lên. Tôi chẳng thích nói mấy chuyện này nhưng đành phải nói như là lần đầu và lần cuối.
Tôi tự nghĩ chẳng còn ham thích với việc trao đổi ý kiến các bài dịch ở đây. Rất tiếc tôi đã thấy từ サラリーマン bị hiểu sai (không biết hiểu sai hay không có từ tương đối?) mà không thấy ai đặt vấn đề. Tôi cũng định im đi cho nhẹ đầu, nhưng lại áy náy vì tính tôi như vậy, thấy bị sai, mình biết mà không chịu chỉ. Nên lần này cũng như là lần cuối.
Nói ra được ý của từ サラリーマン này như trên kia tôi đã cảm thấy nhẹ người, coi như xong bổn phận. Định nói thêm vài ví dụ nữa nhưng các bác không được vui, vậy làm gì tôi phải rước họa vào thân???
Nhưng việc bác nêu tôi ỡm ờ ở phần trên, tôi tự nghĩ mình cũng thiếu xót. Vậy tôi nêu ra đây để bác tự chỉ lại thì tốt nhất. Còn tôi thì 君たちの世界は君たちに返す。
Từ サラリーマンnhư đã nói có image là những người đi làm mặc vest như trên kia .
Còn 2 ví dụ dưới đây nêu ra, bác tự chỉ dẫn để khi sử dụng dễ phân biệt, nó không còn hạn hẹp trong hàm ý là người mặc vest đi làm, và làm công ăn lương nữa.
1. Có ông thợ mộc(木造住宅大工), Cty thay đổi quy chế làm việc của ổng như giờ giấc, cách trả lương...v.v. Mà ổng nói サラリーマンみたいだからいやだ。
2. Thấy nhà thằng bạn nhà cao cửa rộng, hoặc ông bố nó tướng tá ngon lành nên nói nó : お前の親父が凄そうじゃん. Nó trả lời : いや、ただのサラリーマンだよ。
2 từ サラリーマン trên như nhau nhưng image của 2 người nói lại khác. Nêu ví dụ như vậy để người đang học biết mà nắm bắt ý của người nói.
Chẳng có gì mà lấp lửng, Nhật nó để nguyên mấy từ mà nó biết dịch qua tiếng Nhật sẽ làm tối ý hoặc nói không hết ý của từ đó.
Chẳng có gì mà lấp lửng, Nhật nó để nguyên mấy từ mà nó biết dịch qua tiếng Nhật sẽ làm tối ý hoặc nói không hết ý của từ đó.
We use cookies and similar technologies for the following purposes:
Do you accept cookies and these technologies?
We use cookies and similar technologies for the following purposes:
Do you accept cookies and these technologies?