Covid-19 Bị sa thải, mất chỗ ở - người nước ngoài tại Nhật khốn khó vì đại dịch corona

Covid-19 Bị sa thải, mất chỗ ở - người nước ngoài tại Nhật khốn khó vì đại dịch corona

Vì lý do lây lan virus corona chủng mới, ngày càng nhiều lao động nước ngoài bị sa thải hoặc ngừng làm việc, có hơn 2.000 tư vấn đã được gửi đến công đoàn lao động. Phần đông là những lao động không chính thức như nhân viên phái cử, họ bị sa thải trước tiên như là cách điều chỉnh việc làm, thậm chí cũng không thể về nước do giảm chuyến bay. Khốn khó và không còn nơi nào để đi là thực trạng đang nổi lên.

Nakao Kaori (38 tuổi) người Brazil gốc Nhật làm việc dưới dạng phái cử tại nhà máy sản xuất thiết bị xe hơi tại thành phố Kiyosu tỉnh Aichi đã nhận được thông báo sa thải đơn phương vào cuối năm tài chính (cuối tháng 3) với lý do sản xuất giảm do đại dịch corona. Anh bị nói rằng “sẽ cắt điện và ga”, đồng nghĩa với việc bị buộc rời khỏi căn hộ mà công ty thuê cho. Ông Jinbu Akai tổng thư ký Union Mie – nơi tiếp nhận trao đổi, đã nói “Số lượng tư vấn lao động liên quan đến corona chủng mới tăng lên nhanh chóng, nổi bật là các cuộc trao đổi từ lao động phái cử người nước ngoài.” Từ tháng 3 đến nay đã có hơn 300 cuộc tư vấn, dự kiến tháng 4 sẽ còn tăng hơn nữa.

“Cắt giảm lao động do corona có lẽ sẽ trầm trọng hơn cả cú sốc Lehman 2008”, ông Jinbu nói. Phần lớn lao động nước ngoài được tuyển dụng dưới dạng nhân viên không chính thức, họ phải vay mượn trước để trả chi phí tới đây, cũng có nhiều người phải nuôi gia đình ở quê nhà. “Không chỉ là trợ cấp điều chỉnh việc làm thông qua các doanh nghiệp, cần phải nhanh chóng bắt đầu và duy trì trợ cấp nghỉ việc cho tất cả từng cá nhân người lao động bất kể quốc tịch”, ông nói.

Tại tổng công đoàn quốc gia Tokyo (Tozen) nơi từ giữa tháng 3 đã thiết lập cổng tư vấn bằng cả tiếng Anh chuyên dành liên quan đến corona chủng mới, hàng ngày có gần 100 trao đổi qua điện thoại và mạng xã hội (SNS), tổng cộng đạt tới 2.000 cuộc. Phần lớn các nội dung trao đổi là: công việc giảm, bị sa thải, không có trợ cấp nghỉ việc, thu nhập giảm vì làm theo chế độ lương giờ.

Giám đốc tài chính Tozen, ông Louis Carlet nói “Những người để lại gia đình ở quê hương đang phải ráng sức làm việc để thu nhập không bị giảm. Dù không khỏe nhưng vẫn cố đi làm thì e rằng nguy cơ lây nhiễm sẽ càng lan rộng. Cần phải có trợ cấp để họ yên tâm nghỉ làm, cũng giống như lao động người Nhật Bản vậy”.

Theo thống kê tại thời điểm tháng 10 năm ngoái của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, lao động người nước ngoài trên cả nước là 1.660.000, bao gồm cả du học sinh và thực tập sinh kỹ năng. 29,1% trong số đó làm việc tại các cơ sở sản xuất chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, dừng cung cấp sản phẩm do dịch bệnh lây lan. 12,5% đang làm việc tại các cửa hàng ăn uống hay cơ sở lưu trú mà số lượng khách hàng cũng giảm mạnh do hạn chế đi ra ngoài.

(https://thongtinnhatban.net dịch theo TOKYO Web)

PK2020042002100062_size0.jpg
 
Bình luận (3)

kamikaze

Administrator
Khi cần sa thải thì người nước ngoài sẽ là đối tượng được công ty tính đến trước. Thứ tự sẽ
1/Bán thời gian
2/Lao động thuê từ nơi khác( tức là haken)
3/Nhân viên chính thức.

Tình trạng lần này sẽ nặng hơn lehman.

Rất tiệc hiện tại nhiều và rất nhiều lao động Việt vẫn nhởn nhơ không hề lo nghĩ gì đến vấn đề mất việc cà.
 

diudang189

*-: a happi-girl :-*
Thành viên BQT
Những gì ngoài tầm quyết định như mất việc thì đành chịu ạ.

Trong tình hình hiện nay cứ nên:

+ Dự phòng tiền cầm cự vài tháng (người Việt mình hay chuyển tiền về nhiều, ít dự phòng)

+ Giữ gìn sức khỏe

+ Học
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐỜI SỐNG TẠI NHẬT 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top