Xã hội Con dấu là văn hóa của Nhật Bản ? Hay là một món đồ vô ích không cần thiết ?

Xã hội Con dấu là văn hóa của Nhật Bản ? Hay là một món đồ vô ích không cần thiết ?

Hợp lý hóa nhanh chóng hành chính và nghiệp vụ . Tương lai của con dấu là ?

71d04_1635_6f6b2e925bbca74a4631f2806a72af9c.jpg


Kể từ khi thay thế chính quyền Suga, việc số hóa và hợp lý hóa hành chính và nghiệp vụ đang tiến triển nhanh chóng trong toàn xã hội. Đây là một xu hướng rất tốt, giảm chi phí vận hành mang lại lợi ích lớn cho toàn xã hội. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi việc mở rộng lợi nhuận (= cải thiện năng suất) do tăng trưởng kinh tế là không đáng tin cậy, hiệu quả của việc giảm chi phí hoạt động sẽ quan trọng như quản lý doanh nghiệp. Đặc biệt, việc bãi bỏ con dấu và đóng dấu được thực hiện một cách tượng trưng trong việc nâng cao hiệu quả đó. Trên thực tế, Kasumigaseki dường như đang xem xét kỹ lưỡng số lượng tài liệu khổng lồ mà trước đây yêu cầu đóng dấu. Các trưởng bộ phận của các văn phòng chính phủ mà tôi biết cũng đang dẫn đầu chỉ đạo, và số lượng được cho là lên đến hàng trăm.

Tôi rất đồng tình với việc bãi bỏ con dấu. Đó không phải là ngày hôm qua hay hôm nay, mà bởi vì tôi đã luôn đặt câu hỏi về thao tác “dấu duyệt của quản lý” từ khi còn là một người làm công ăn lương cách đây 10,20 năm. Ví dụ, có một giải nghĩa chung rằng con dấu có giấy chứng nhận con dấu như con dấu đăng ký nếu được đóng dấu thì vì cơ quan nhà nước chứng minh con dấu đó là của chính chủ nên có năng lực bằng chứng và hiệu lực cao, còn nếu con dấu là con dấu thay cho chữ ký thì hiệu lực pháp lý của con dấu không có nhiều ý nghĩa. Do đó, việc đóng dấu đăng ký trong doanh nghiệp và đóng dấu trên tài liệu chỉ là một chức năng phòng ngừa rủi ro theo nghĩa là đã xác nhận bởi một người có năng lực chịu trách nhiệm như một tổ chức.

Nói cách khác trong thời hiện đại, đóng dấu không nhất thiết phải là một phương tiện phòng ngừa rủi ro, và nó có thể được bảo đảm bằng bất kỳ cách thức nào khác. Đôi khi chỉ là việc mọi người thấy đơn giản và đã quen với phong tục đó.

Tuy nhiên, gần đây, xác thực điện tử đang phát huy vai trò của nó cùng với sự tiến bộ của công nghệ số. Kỳ lạ là trong thảm họa Corona này, một trong những lý do cản trở công việc từ xa là phải đến văn phòng chỉ để đóng dấu tài liệu bằng con dấu lưu giữ trong công ty đã nổi lên. Với định hướng của chính quyền mới về việc bãi bỏ con dấu , có lẽ sẽ không có nghi ngờ gì về việc tiến triển phương hướng này kể cả trong tương lai.

Sau đó, liệu con dấu có tự biến mất trong tương lai? Tôi không nghĩ vậy. Tôi nghĩ rằng con dấu sẽ vẫn còn trong tương lai với cách sử dụng khác với trước đây.

Những lý do không nên nhầm lẫn giữa "bãi bỏ đóng dấu" với "bãi bỏ con dấu"

Tuy nhiên, nhìn chung, có vẻ như việc "bãi bỏ đóng dấu" và "bãi bỏ con dấu" đang bị nhầm lẫn và được tranh luận. Điều quan trọng không phải là xóa bỏ con dấu mà là xóa bỏ những hủ tục bất hợp lý và hợp lý hóa nghiệp vụ. Chắc chắn, vai trò của cách thức giải quyết nghiệp vụ hoặc cách thức xác nhận hợp đồng sẽ được thay thế bằng xác thực điện tử. Do đó, hành vi “đóng dấu” hoặc ký rồi “đóng dấu cạnh tên” sẽ hướng tới giảm bớt trong thời gian tới. Tuy nhiên, người ta cho rằng con dấu sẽ tiếp tục trong tương lai với một ý nghĩa hoàn toàn khác.

Ví dụ, hãy xem xét một phương thức liên lạc được gọi là "điện báo". Điện báo là một dịch vụ chuyển phát tài liệu sử dụng điện tín. Điện báo ra đời ở Nhật Bản vào năm thứ 2 của thời Minh Trị. Trước chiến tranh, điện báo là một phương tiện truyền thông tin nhanh hơn nhiều so với thư từ rất hữu ích, nhưng với sự phổ biến của điện thoại, nó không còn là vai trò chính trong việc truyền tải thông tin. Các phương tiện liên lạc được thay thế bằng các phương tiện tiện lợi hơn khi các công nghệ và dịch vụ mới xuất hiện. Ngay cả sau khi điện thoại lan rộng, với sự lan truyền của fax, email và gần đây là các trang xã hội SNS như LINE và messenger, điện báo với tư cách là một phương tiện liên lạc đã trở nên lỗi thời gần như 100%. Tuy nhiên, những bức điện báo vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.

Điều này là do nó vẫn được sử dụng cho đến ngày nay cho các mục đích như điện báo chúc mừng, điện chia buồn và điện báo trúng tuyển. Ngoài ra, do tính chất bất thường của điện tín, nó đã được sử dụng để thu các khoản tài chính tiêu dùng một thời gian trước đây. Nếu một bức điện báo nhắc nhở thanh toán đến vào giữa đêm, mọi người ai có lẽ cũng sẽ cảm thấy đáng sợ . Nói cách khác, từ khóa "bất thường" đã tạo ra một cách sử dụng điện báo mới, và cách thức "điện báo " tự nó đã có ý nghĩa và tiếp tục cho đến ngày nay.

exmail_nuig-55-p_2.jpg

Mẫu điện báo thiệp ngày nay

Tương tự như vậy, bút lông và bút máy như một công cụ viết hiếm khi được sử dụng, nhưng chúng sẽ không bao giờ biến mất, và "ngựa" như một phương tiện di chuyển không còn được sử dụng từ lâu nhưng việc cưỡi ngựa vẫn còn lại như một thú vui.

Điểm chung của chúng là điểm mà chúng tồn tại như một thú vui tinh tế. Nếu vậy con dấu cũng có thể tồn tại theo cách tương tự. Dấu khắc và con dấu từ giờ trở đi cũng chắc chắn sẽ được sử dụng. Khi tôi đi thuyết trình ở Đài Loan cách đây vài năm, ban tổ chức đã tặng tôi một con dấu kỷ niệm khắc tên mình, nhưng để đáp lại tấm lòng hiếu thuận và sự hiếu khách chu đáo đó , Tôi nhớ mình đã cảm động rất nhiều rằng "quả nhiên là một đất nước tuyệt vời với nền văn hóa của những con dấu từ xa xưa."

Khi tôi được yêu cầu ký vào cuốn sách của mình, tôi luôn đóng dấu bằng con dấu , nhưng đồng thời, tôi cũng mang theo con dấu tranh biếm họa của bản thân do một người quen là họa sĩ vẽ cho tôi, và tôi sẽ đóng dấu tên hoặc dấu tranh biếm họa vào quyển sách đã ký tùy theo tình hình lúc đó. Đây là một cách giao tiếp với độc giả rất hiệu quả, và tôi không nghĩ rằng mình sẽ từ bỏ ngay cả khi có việc đổi mới.


d002e4ccb9703a5834daac1b09375f06-300x224.jpg



Thứ vô dụng không phải là con dấu mà là phong tục bất hợp lý như "đóng dấu"

Vì vậy, lập luận rằng "con dấu là vô dụng trong thời đại số hóa" và "không, con dấu nên được để lại vì chúng là văn hóa Nhật Bản" dường như là vô nghĩa vì chúng không được phù hợp lắm. Con dấu được sử dụng cho các hợp đồng và quyết toán kinh doanh chắc chắn sẽ không được sử dụng, nhưng chúng vẫn có thể được sử dụng trong các trường hợp khác. "Những món đồ vô dụng không cần thiết " không phải là con dáu mà là những phong tục bất hợp lý thể hiện bằng hành vi đóng dấu, và ngay cả khi "con dấu là văn hóa Nhật Bản", nếu nó là một món đồ không mang tính hiệu quả trong nghiệp vụ, cũng không sao cho dù có ngừng sử dụng như một phương thức thanh toán.

img_fe0a970f70c8ac486b0e849866258df787354_thum800.jpg


Bộ trưởng Bộ Tư pháp Kamikawa có vẻ đang xem xét việc bãi bỏ các con dấu trên giấy đăng ký kết hôn và đơn xin ly hôn, nhưng đúng là nó vô nghĩa vì chắc chắn thực tế việc đóng dấu cho dù đóng dấu bằng con dấu riêng cũng được. Nói cách khác, việc bãi bỏ như một thủ tục hành chính là hợp lý, nhưng mặt khác, cũng có ý kiến cho rằng “Vì là sự kiện kỷ niệm lớn trong đời nên tôi muốn gửi gắm tấm lòng của mình mà đóng dấu " . Như một cảm xúc của con người, ai cũng có "một cảm xúc mà muốn kỷ niệm". Nếu điều đó được bao gồm trong con dấu, có lẽ cũng không cần phủ nhận đến mức đó.

Tôi cho rằng việc bãi bỏ con dấu do thúc đẩy số hóa và tồn tại một đồ thủ công gọi là con dấu và văn hóa sử dụng con dấu không phải là mâu thuẫn . Điều quan trọng là không rơi vào chủ nghĩa chính thống, vốn bảo thủ với quan điểm này hay quan điểm khác.

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Đính kèm

  • ダウンロード (21).jpg
    ダウンロード (21).jpg
    6.1 KB · Lượt xem: 486

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top