Pháp luật Đại học Osaka hủy bỏ dự án nghiên cứu y tế lâm sàng vì phát hiện luận văn có nội dung không đúng sự thật

Pháp luật Đại học Osaka hủy bỏ dự án nghiên cứu y tế lâm sàng vì phát hiện luận văn có nội dung không đúng sự thật

Vào ngày 30 tháng 1, Trung tâm nghiên cứu hệ tuần hoàn quốc lập (Thành phố Tsuita, Osaka) và Trường Đại học Osaka tuyên bố 2 bản luận văn khoa học được các bác sĩ nguyên trực thuộc trung tâm công bố có những nội dung sai lệch, bịa đặt, giả mạo. Trong đó có một bản đã trở thành luận cứ cho dự án nghiên cứu lâm thời với nội dung tìm hiểu công dụng chống di căn viêm gan của thuốc chữa bệnh tim. Vì vậy trường đại học Osaka đã quyết định dừng dự án nghiên cứu lâm thời này.

xinloiosaka.png


Dó nhận được tố cáo 21 công trình nghiên cứu của cựu thành viên là bác Sĩ Nojiri Takashi và đồng sự , nên Trung tâm Nghiên cứu Hệ tuần hoàn Quốc lập và Trường Đại học Osaka đã lập ủy ban điều tra và vào tháng 8 đã công bố phát hiện trong 5 công trình có nội dung gian lận, ngụy tạo. Ngoài 21 công trình này thì 5 công trình khác cũng bị điều tra.

Trong số công trình nghiên cứu bị phát hiện giả mạo nội dung lần này có 1 công trình đã được công bố ở Hiệp hội Khoa học Mỹ vào năm 2015. Nội dung của công trình này cho rằng việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tim là hóc môn hANP cho điều trị khi phẫu thuật ung thư phổi sẽ chống được nguy cơ di căn ung thư .

Ủy ban Điều tra đã phát hiện ra rằng về hình ảnh và bảng biểu số liệu trong luận văn thì đữ liệu thí nghiệm và dữ liệu gốc hoàn toàn khác nhau và đi đến kết luận đây là sự sai lệch cố ý. Ngoài ra một công trình khác cũng bị phát hiện có giả mạo nội dung nhưng ông Nojiri cho rằng đó chỉ là lỗi vô ý và phủ nhận việc gian lận.

Về người chịu trách nhiệm xuất bản 2 công trình nghiên cứu này là ông Kangawa, nguyên đứng đầu Trung tâm nghiên cứu hệ tuần hoàn quốc lập , ủy ban điều tra kết luận là người này không trực tiếp tham gia vào việc ngụy tạo nội dung nhưng có trách nhiệm quản lý. Ông Kangawa đang xem xét việc yêu cầu các tác giả hủy bỏ việc xuất bản các công trình này.

Một trong số chứng cứ của công trình nghiên cứu lần này, nghiên cưú lâm sàng về việc sử dụng hóc môn hANP đã được bắt đầu vào năm 2015 với tư cách là "y học tiên tiến" có thể sử dụng bảo hiểm y tế công cộng như các nội dung chữa trị thông thường khác. 160 bệnh nhân ưng thư phổi tại 10 cơ sở đã được tiêm hóc môn hANP khi phẫu thuật.

Nhận được kết quả điều tra lần này, Đaị học Osaka đưa ra kết luậng rằng nghiên cứu lâm sàng lần này không có chứng cứ khoa học và quyết định dừng dự án. Có 10 trường hợp được báo cáo bị tổn hại về sức khỏe và không thể phủ nhận mối quan hệ với nghiên cứu lâm sàng lần này. Bệnh viện đã xin lỗi và theo dõi tình hình sức khỏe của các bệnh nhân. Từ thực tế đã mất thời gian từ khi bị phát giác vào năm 2017 cho đến lúc dừng dự án, Đại học Osaka đã thay đổi chính sách để có thể đối phó ngay cả trước khi sự gian dối bị đưa ra ánh sáng. Viện trưởng bệnh viện trực thuộc Đại học Osaka cho biết " Dừng dự án nghiên cứu đã được các nhà nghiên cứu dành cả tâm huyết sự nghiệp nghiên cứu vào là bài toán khó, nhưng chúng tôi muốn làm sao có cơ chế để khi có nghi ngờ sẽ được cung cấp thông tin vàcó thể xem xét quyết định có nên dừng hay không"

Giải thích về từ "Y học tiên tiến" là quy định cho phép sử dụng bảo hiểm y tế cho những trường hợp sử dụng chuyên môn y tế không thuộc đối tượng của bảo hiểm và lẽ ra người bệnh phải chịu 100% chi phí chữa trị. Bộ Lao động, Y tế và Phúc lợi đặt ra tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và cho phép cá cơ sở đạt tiêu chuẩn xin chứng nhận. Cũng có trường hợp những nghiên cứu lâm thời kiểm chứng tính hiệu quả và an toàn của các phương pháp điều trị mới, hướng đến việc phương pháp, kỹ thuật điều trị đó sẽ được công nhận là đối tượng của bảo hiểm, trở thành y học, y tế tiên tiến.



Bàn thêm:
Thường thì Nhật Bản rất nghiêm khắc với nạn đạo văn, giả mạo chứng cứ. Nhưng không hiểu sao lần này khi luận văn liên quan đến y khoa, liên quan trực tiếp đến tính mạng con người mà họ lại có cách xử lý có vẻ "nhẹ tay". Cũng có thể là do chưa có ai bị tử vong khi bị đem ra làm "chuột bạch" trong dự án lần này. Hay cũng có thể là họ đang xem xét hình thức xử lý mà chưa thấy đưa ra quyết định nào gọi là "xứng tầm" với những người liên quan lần này. Có lẽ còn phải chờ theo dõi tin tức mới biết kết quả.
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top