Để Trung Quốc vượt qua, Nhật Bản cần nhìn lại mình

-nbca-

dreamin' of ..
5 năm trước đây, kinh tế Trung Quốc chỉ bằng ½ kinh tế Nhật Bản, nhưng vào năm nay thì lại khác. Số liệu quý vừa công bố trong tuần này cho thấy Trung Quốc đã chiếm vị trí cường quốc thứ 2 thế giới của Nhật Bản.

Japan31.jpg

Vì dân số Trung Quốc gấp 10 lần dân số Nhật, nên sư đuổi kịp về kinh tế của Trung Quốc đối với Nhật Bản sớm muộn gì cũng đến. Nhưng điều ngạc nhiên là mọi việc diễn ra quá nhanh. Đối với Nhật Bản, hai thập kỷ trước đây còn tham vọng chiếm vị trị nền kinh thế số 1 thế giới, thì việc tụt xuống vị trí thứ ba là một sự kiện đáng buồn. Tuy vậy điều tội tệ hơn có thể đang đón chờ họ.

Nhiều đặc điểm của nền kinh tế tư bản tại Nhật góp phần vào sự trì trệ còn bám dai dẳng tại nước này: Với Nhật Bản, tăng trưởng GDP ở mức 1%/năm đã là may mắn. Mặc dù Nhật Bản đã có những cải cách đáng kể về quản trị doanh nghiệp, nới lỏng giám sát và mở rộng trong lĩnh vực tài chính, những điều này vẫn là chưa đủ. Trừ khi có những thay đổi mạnh mẽ, nếu không Nhật Bản có thể phải chịu thấp kỷ trì trệ ( lost decade) thứ 3.

Tất nhiên Nhật Bản vẫn có quyền tự hào về những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, như Toyota hay Toshiba. Các sản phẩm linh kiện của Nhật có mặt trong hầu hết trong các sản phẩm công nghệ số.

Tuy nhiên sự thành công của những công ty hàng đầu tại Nhật đang che dấu đi những điểm yếu ngày càng lớn. Theo giáo sư về kinh doanh Yoko Ishikura tại trường Đại học Hitosubashi, các ông chủ Nhật Bản đang tỏ ra tự mãn: “ Họ vừa sợ đối mặt với thực tế phải thay đổi quyền lực vừa muốn bám lấy mô hình già cỗi.” Vấn đề chính mà Nhật Bản đang phải đối phó là sự sai lầm trong phân chia các nguồn lực cả về con người lẫn tài chính

Lỗi trong phân phối nguồn lực

Hệ thống của Nhật hầu như đảm bảo những dòng vốn mới chảy vào các công ty đã xảy ra lỗi trong quá khứ. Bởi vì các công ty gặp khó khăn thường hiếm khi bị sụp đổi, các công ty mới cũng ít được hình thành. Tỷ lệ phá sản tại Nhật Bản bằng ½ của Mỹ. Số lượng các doanh nghiệp mới hình thành tại Nhật bằng 1/3 tại Mỹ. Các nhà đầu tư vào các doanh nghiệp mới thành lập doanh nghiệp. Hệ thống phân phối tín dụng tại Nhật Bản hiếm khi kích thích các doanh nghiệp mới phát triển. Thay vào đó hệ thống này lại nuôi dưỡng những công ty lớn chậm thay đổi vào nhiều sai lầm.

Nhật Bản cũng mất đi kỹ năng tinh lọc nguồn nhân lực. Dù có nguồn chân lực trình độ cao, nhưng vấn đề văn hóa thường gây hạn chế trong các doanh nghiệp. Sự tôn trong người già, có nghĩa là việc thăng tiến chỉ hướng vào những người già trong doanh nghiệp, chứ không phải những người xuất sắc nhất. Những nhân viên trẻ với những sáng kiến hay thường ít cơ hội thể hiện. Khi vị chủ tịch già về hưu, thường đứng vai trò cố vấn, khiến cho người lãnh đạo mới trẻ hơn khó thực hiện thay đổi trong công ty.

Kể từ năm 2003, tỷ lệ người Nhật tham gia vào lực lượng lao động muốn thành lập doanh nghiệp mới đã giảm ½, xuống 14%, trong khi nhưng người kiếm việc làm công ăn lương tăng gần gấp đôi, ở mức 57%. Các ông chủ thường phàn nàn rằng, những người trẻ tránh né việc bị gửi ra nước ngoài làm việc. Ngay cả các quan chức bộ ngoại giao Nhật cũng muốn làm việc ở nhà

Kể từ năm 2000, số lượng sinh viên Trung Quốc và Ấn Đô du học tại Mỹ tăng gấp đôi, trong khi đó con số này của Nhật Bản giảm 1/3. Mặc dù được học tiếng Anh bắt buộc từ trung học, học sinh Nhật Bản đạt điểm thấp nhất so với học sinh các nước giàu, không nói tiếng Anh khác. Ông Takatoshi, nhà kinh tế tại Đại học Tokyo lo ngại rằng, với một nền kinh tế dựa vào xuất khẩu như Nhật Bản, việc thành thạo tiếng Anh là rất quan trọng trong giao thương.

Một nửa số lượng nhân tài tại Nhật Bản đang bị lãng phí. Chỉ 8% vị trí quản lý thuộc về nữ giới, so với khoảng 40% tại Mỹ và 20% tại Trung Quốc. Ngay cả tại Kuwait, cố lượng phụ nữ nằm trong hội đồng quản trị còn cao hơn Nhật Bản. Tiền lương của phụ nữ Nhật Bản chỉ bằng 60-70% so với các đồng nghiệp nam. Một giám đốc tại tập đoàn lớn của Nhật Bản cho biết, có khoảng 70% phụ nữ đi xin việc đạt yêu cầu, nhưng chỉ 10% được tuyển dụng.

Để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng,chính phủ Nhật Bản đã thực hiện một loạt các chiến lược. Vào tháng Sáu vừa qua, bộ thương mại Nhật Bản đã công bố chiến lược toàn diện theo đó xác định các lĩnh vực cần hỗ trợ của chính phủ, từ xây dựng ở nước ngoài đến thu hút du lịch sức khỏe. Dự án kêu gọi hàng loạt cải cách lớn nhỏ. Nhưng các bộ phận công quyền vốn gắn bó mật thiết với nhau có vẻ trì trệ, và không biết đến khi nào thì các biện pháp này mới được thực hiện. Rõ rang cơ chế của một Nhật Bản già cỡi đã cản trở sự thay đổi.

Một vài người còn cảnh báo rằng, thậm chí Hàn Quốc cũng có thể vượt Nhật Bản. Liệu Nhật Bản có sẵng sang được đầu với sự cạnh tranh để giữ vị trí thứ ba hiện này?.

Những người lạc quan thì cho rằng nước Nhật có vẻ chậm thay đổi, nhưng sau đó biết hành động để đối phó với khủng hoảng. Trong thế kỷ 19 Nhật đã thay đổi theo mô hình hiện đại để tránh bị thực dân, và lần thứ 2 là sau chiến tranh thế giới thứ 2. Nhật Bản đã giữ vai trò nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong 40 năm. Những đặc điểm giữ cho nước Nhật là siêu cường kinh tế như: ngồn vốn dẽ tiếp cận, các tập đoàn lớn, quản trị bằng tiếng Nhật và việc làm ổn định cho người đàn ông là thu nhập chính trong gia đình, đã không còn phù hợp với thế kỷ 21. Ngày nay cản trở lớn nhất của Nhật Bản là chính mình. Nếu không mau chóng cải cách, Nhật Bản có thể nhanh chóng rớt xuống hạng tư, hạng năm hoặc sâu hơn nữa trong thứ hạng kinh tế toàn cầu.

(Theo stox.vn)
 
Top