Dựa trên tài năng của ông chủ vừa tròn 22 tuổi và nền tảng công nghệ dệt, trải qua gần 100 năm, Suzuki dần lớn mạnh và trở thành nhà sản xuất xe máy lớn thứ tư thế giới. Tuy nhiên, trong làng công nghiệp xe hơi, Suzuki vẫn như "cậu bé" đang trở mình lớn dậy.
Không thể phủ nhận những thành công của Suzuki trong ngành công nghiệp ôtô với nền tảng công nghệ và lịch sử khá thú vị. Sự kiện Suzuki tuyên bố sản xuất mẫu xe thể thao đa dụng XL7 tại Canada là minh chứng rõ nhất cho tham vọng và sự lớn mạnh của hãng xe Nhật Bản.
Khởi nguồn của Suzuki tương tự như hãng xe đồng hương Toyota khi cả hai đều sản xuất máy dệt vải vào những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1909, Michio Suzuki thành lập công ty sản xuất máy dệt lấy tên Suzuki Loom Company tại ngôi làng ven biển thuộc Hamamatsu. Michio Suzuki là con một nông dân trồng bông và khi sáng lập công ty, ông vừa tròn 22 tuổi. Dưới sự chỉ đạo của ông chủ vừa qua tuổi ăn học, nhưng công việc kinh doanh của Suzuki cực kỳ phát đạt nhờ sản xuất những chiếc máy dệt đạp bằng chân, dễ sử dụng và rẻ.
Năm 1920, Michio Suzuki quyết định đưa Suzuki Loom Company lên sàn chứng khoán để huy động số vốn cao hơn, tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Có một điều ngạc nhiên là người ta coi sự kiện trên còn quan trọng hơn cả việc Michio Suzuki thành lập công ty nên đã quyết định lấy 1920 là năm thành lập chính thức của Suzuki.
Sau 30 năm lăn lộn và trở thành đại gia ngành công nghiệp dệt, ông chủ nhiều tham vọng không hài lòng khi Suzuki chỉ dừng lại ở đó mà muốn mở rộng, khuếch trương sang các sản phẩm mới, cụ thể là xe hơi, bởi trung bình, mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 20.000 chiếc mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Tới 1937, dự án xe hơi của Michio Suzuki thành hiện thực và hãng sản xuất chiếc xe hạng nhỏ đầu tiên dựa trên chiếc Austin Seven. Các kỹ sư Suzuki đã mua Austin Seven từ Anh và mang về mổ xẻ, nghiên cứu và chỉ sau vài tháng, họ sản xuất thành công mẫu xe trang bị động cơ 4 thì, dung tích 800 phân khối, công suất 13 mã lực, 4 xi-lanh, sử dụng hộp số. Thế nhưng, chiến tranh thế giới thứ 2 đã phá vỡ ý tưởng phát triển ôtô và như nhiều công ty khác, Suzuki nhận lệnh tập trung cho chiến tranh.
Khi thế chiến kết thúc, Suzuki trở lại sản xuất máy dệt và gặt hái những thành công vang dội bởi nhu yếu phẩm sau chiến tranh như quần áo hết sức đắt đỏ. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, thị trường bông suy sụp, Suzuki quay trở lại với ý tưởng tham gia vào thị trường xe hơi. Không lỡ hẹn như 15 năm trước, Suzuki quyết định đầu tư lớn bởi sau ăn mặc, phương tiện đi lại là một trong những yêu cầu cấp thiết nhất thời hậu chiến.
Tới năm 1952, Suzuki trình làng mẫu xe máy đầu tiên mang tên Power Free, lắp động cơ 36 phân khối, 2 thì, trang bị một số đồ vật khá lạ mắt vào thời điểm đó như hộp số bằng xích đôi và có thể đạp chân cũng như chạy máy. Ngay lập tức, Power Free được thị trường đón nhận và bán “đắt như tôm tươi”. Không dừng lại ở Power Free, năm 1954, Suzuki ra mắt mẫu xe máy thứ 2, Diamond Free và hàng loạt mẫu xe khác. Tới 1964, Suzuki sản xuất 6.000 chiếc/tháng, một trong những sản lượng lớn nhất thời kỳ đó.
Cũng trong năm 1954, Suzuki Loom Works đổi tên thành Suzuki Motor Corporation và trình làng mẫu ôtô đầu tiên mang tên Suzulight với nhiều công nghệ hàng đầu thời kỳ đó như dẫn động bánh trước, dẫn động 4 bánh hay hệ thống lái được cải tiến.
Đến năm 1973, những chiếc xe máy Suzuki bắt đầu được bán tại Canada và thị trường Bắc Mỹ. Trong suốt 30 năm sau, Suzuki đã xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm tại khu vực năng động và lớn nhất thế giới. Sản phẩm của Suzuki chủ yếu là xe hạng nhỏ, bao gồm xe đa dụng, xe thể thao đa dụng, sedan, hatchback. Năm 1981, hãng xe lớn nhất thế giới, General Motors đã liên doanh với Suzuki và sở hữu 5% cổ phần. Tuy nhiên, đầu năm 2006, do những khó khăn tài chính, GM đã quyết định bán 17% cổ phẩn trong số 20% tại Suzuki với giá 2 tỷ USD.
(VNexpress)
Không thể phủ nhận những thành công của Suzuki trong ngành công nghiệp ôtô với nền tảng công nghệ và lịch sử khá thú vị. Sự kiện Suzuki tuyên bố sản xuất mẫu xe thể thao đa dụng XL7 tại Canada là minh chứng rõ nhất cho tham vọng và sự lớn mạnh của hãng xe Nhật Bản.
Khởi nguồn của Suzuki tương tự như hãng xe đồng hương Toyota khi cả hai đều sản xuất máy dệt vải vào những năm đầu thế kỷ 20. Năm 1909, Michio Suzuki thành lập công ty sản xuất máy dệt lấy tên Suzuki Loom Company tại ngôi làng ven biển thuộc Hamamatsu. Michio Suzuki là con một nông dân trồng bông và khi sáng lập công ty, ông vừa tròn 22 tuổi. Dưới sự chỉ đạo của ông chủ vừa qua tuổi ăn học, nhưng công việc kinh doanh của Suzuki cực kỳ phát đạt nhờ sản xuất những chiếc máy dệt đạp bằng chân, dễ sử dụng và rẻ.
Năm 1920, Michio Suzuki quyết định đưa Suzuki Loom Company lên sàn chứng khoán để huy động số vốn cao hơn, tạo điều kiện mở rộng sản xuất. Có một điều ngạc nhiên là người ta coi sự kiện trên còn quan trọng hơn cả việc Michio Suzuki thành lập công ty nên đã quyết định lấy 1920 là năm thành lập chính thức của Suzuki.
Sau 30 năm lăn lộn và trở thành đại gia ngành công nghiệp dệt, ông chủ nhiều tham vọng không hài lòng khi Suzuki chỉ dừng lại ở đó mà muốn mở rộng, khuếch trương sang các sản phẩm mới, cụ thể là xe hơi, bởi trung bình, mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 20.000 chiếc mà vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Tới 1937, dự án xe hơi của Michio Suzuki thành hiện thực và hãng sản xuất chiếc xe hạng nhỏ đầu tiên dựa trên chiếc Austin Seven. Các kỹ sư Suzuki đã mua Austin Seven từ Anh và mang về mổ xẻ, nghiên cứu và chỉ sau vài tháng, họ sản xuất thành công mẫu xe trang bị động cơ 4 thì, dung tích 800 phân khối, công suất 13 mã lực, 4 xi-lanh, sử dụng hộp số. Thế nhưng, chiến tranh thế giới thứ 2 đã phá vỡ ý tưởng phát triển ôtô và như nhiều công ty khác, Suzuki nhận lệnh tập trung cho chiến tranh.
Khi thế chiến kết thúc, Suzuki trở lại sản xuất máy dệt và gặt hái những thành công vang dội bởi nhu yếu phẩm sau chiến tranh như quần áo hết sức đắt đỏ. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, thị trường bông suy sụp, Suzuki quay trở lại với ý tưởng tham gia vào thị trường xe hơi. Không lỡ hẹn như 15 năm trước, Suzuki quyết định đầu tư lớn bởi sau ăn mặc, phương tiện đi lại là một trong những yêu cầu cấp thiết nhất thời hậu chiến.
Tới năm 1952, Suzuki trình làng mẫu xe máy đầu tiên mang tên Power Free, lắp động cơ 36 phân khối, 2 thì, trang bị một số đồ vật khá lạ mắt vào thời điểm đó như hộp số bằng xích đôi và có thể đạp chân cũng như chạy máy. Ngay lập tức, Power Free được thị trường đón nhận và bán “đắt như tôm tươi”. Không dừng lại ở Power Free, năm 1954, Suzuki ra mắt mẫu xe máy thứ 2, Diamond Free và hàng loạt mẫu xe khác. Tới 1964, Suzuki sản xuất 6.000 chiếc/tháng, một trong những sản lượng lớn nhất thời kỳ đó.
Cũng trong năm 1954, Suzuki Loom Works đổi tên thành Suzuki Motor Corporation và trình làng mẫu ôtô đầu tiên mang tên Suzulight với nhiều công nghệ hàng đầu thời kỳ đó như dẫn động bánh trước, dẫn động 4 bánh hay hệ thống lái được cải tiến.
Đến năm 1973, những chiếc xe máy Suzuki bắt đầu được bán tại Canada và thị trường Bắc Mỹ. Trong suốt 30 năm sau, Suzuki đã xây dựng thương hiệu, phát triển sản phẩm tại khu vực năng động và lớn nhất thế giới. Sản phẩm của Suzuki chủ yếu là xe hạng nhỏ, bao gồm xe đa dụng, xe thể thao đa dụng, sedan, hatchback. Năm 1981, hãng xe lớn nhất thế giới, General Motors đã liên doanh với Suzuki và sở hữu 5% cổ phần. Tuy nhiên, đầu năm 2006, do những khó khăn tài chính, GM đã quyết định bán 17% cổ phẩn trong số 20% tại Suzuki với giá 2 tỷ USD.
(VNexpress)
Có thể bạn sẽ thích