Những búp bê truyền thống của Nhật Bản

Những búp bê truyền thống của Nhật Bản

Người ta nói rằng Nhật Bản là đất nước có rất nhiều thần thánh, đó cũng là nơi bạn có thể mua được nhiều lọai bùa hên khác nhau. Một trong những lọai bùa nổi tiếng nhất là búp bê Daruma, tượng trưng cho một tổ sư Phật giáo Thiền tông tên là Bồ Đề Đạt Ma sinh tại Ấn Độ vào thế kỷ thứ năm. Ngài du nhập lối tham thiền vào Trung Quốc. Những người tham thiền ngồi xếp bằng chân để cánh tay sát thân thể - vì thế con búp bê làm theo dáng người ngồi tham thiền không có chân tay. Màu đỏ là màu áo các nhà sư, một số búp bê ngày nay được sơn những màu khác như vàng cam hay vàng kim, kích thước và chi tiết trên búp bê cũng khác nhau.
Thường thì người ta đeo hay để những lá bùa trên kệ, nhưng Daruma có cuộc sống thú vị hơn nhiều. Người ta thường bán Daruma chỉ có lòng trắng mắt đã được vẽ sẵn. Người Nhật khi mua Daruma sẽ vẽ một con mắt vào Daruma khi họ ước điều gì đó – ví dụ như thi cử đỗ đạt, đắc cử chức vụ hay làm ăn phát tài... Con mắt kia chỉ được vẽ vào khi điều ước của họ đã trở thành sự thật. Búp bê Daruma xuất hiện tại nước Nhật từ 200 năm trước đây và một trong những đặc trưng được ưa chuộng nhất của nó là cái hình thể khiến nó có thể bật dậy ngay sau khi bị ngã, điều đó có ý nghĩa rằng ngay cả khi chúng ta sa cơ thất thế, chúng ta vẫn có thể vươn lên. Phần lớn Daruma được làm tại Takasaki ở tỉnh Gunma.
Hàng năm cứ đến ngày 6 tháng giêng thành phố đón xuân bằng hội chợ Daruma rầm rộ với các sự kiện vui chơi xoay quanh chủ đề về búp bê Daruma.
Búp bê đã được làm từ những ngày đầu của nền văn hoá Nhật Bản và vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Dưới đây là một số búp bê truyến thống nổi tiếng nhất ở Nhật:

Búp bê Kokeishi là búp bê bằng gỗ, với hình dạng đơn giản xúât phát ở phía Bắc vùng Honshu. Vào thời đại Tokugawa, búp bê Kokeshi là quà lưu niệm cho khách du lịch nghĩ dưỡng tại suối nước nóng của vùng Tohoku. Đa số các búp bê Kokeshi không có tay lẫn chân, chỉ có một cái đầu lớn và cơ thể hình trụ và mang hình dạng cô gái nhỏ.

Búp bê Hakata là búp bê đất sét, được làm tại quận Fukuoka thuộc vùng Kyushu. Chúng được nhào nặn một cách chi tiết và sơn vẽ rất đẹp.

Búp bê vào các ngày lễ: gồm những búp bê Hina được trưng bày vào ngày lễ con gái (hay còn gọi là Lễ hội búp bê) trong khi búp bê Samurai - tượng trưng cho sức mạnh- thì được trưng bày vào ngày lễ con trai.

* Búp bê Hina: Hằng năm, vào ngày 3 tháng ba, Nhật bản tổ chức ngày hội búp bê – Hina Matsuri. Vào ngày này, các gia đình đặt một bệ thờ bậc thang đặc biệt để sắp xếp những búp bê Hoàng đế và hoàng hậu, - tiếng Nhật gọi là Hina. Họ trang trí trên bệ thờ này những cành hoa anh đào và cúng cho những búp bê Hina bánh mochi - một loại bánh làm từ gạo- với mùi vị rong biển hoặc nhiều màu sắc và cắt hình con thoi. Tại Bảo tàng quốc gia Tokyo, hàng năm người ta tổ chức một cuộc triễn lãm búp bê vào khoảng giữa tháng hai đến tháng tư để kỷ niệm ngày lễ búp bê.
Nếu bạn đến bảo tàng trong kỳ triễn lãm búp bê, bạn sẽ thấy một bệ thờ ba bậc thang khi bạn bước vào cửa. Hãy nhìn những tấm hình - Doll 10 -Doll 2 - Doll 3 phia bên dưới

http://www.kyohaku.go.jp/mus_dict/hd0401e.htm

http://www.kyohaku.go.jp/mus_dict/hd0402e.htm

http://www.kyohaku.go.jp/mus_dict/hd0403e.htm


• Bệ thờ này có một cái sảnh lớn trên bậc thang cao nhất. Bộ búp bê này được làm ở thành phố Kyoto vào thế kỷ thứ 19, trong suốt thời kỳ Edo.
* Bệ thờ to lớn này có 7 bậc. Những búp bê này được làm ở Tokyo vào những năm 1920 (cuối thời kỳ Taisho và đầu thời kỳ Showa)
* Những con búp bê trên bệ thờ này được làm ở Kyoto vào năm 1935 (Showa 10)

Ngoài những con búp bê, những bệ thờ này trang trí nhiều thứ trang trí lộng lẫy và tuyệt đẹp. Hãy nhìn lại mấy tấm hình. Bạn có thấy một số thứ trưng bày trên hai bệ thờ làm ở Kyoto mà không có ở bệ thờ của Tokyo không? Kyoto làm những bệ thờ với những nhà bếp và lò nấu ăn thu nhỏ. Các bạn sẽ không bao giờ thấy những thứ đó trên bệ thờ cửa Tokyo bởi vì dụng cụ nấu bếp là nét đặc trưng của bộ búp bê làm từ Kyoto. Những con búp bê Tokyo cũng có nét đặc trưng của chúng; những bộ búp bê từ Tokyo thì cao với nhiều bậc thang. Chúng cũng có nhiều hộc tủ, kệ và đồ trang trí cùng với búp bê. Từ thời kỳ Edo, loại hình triển lãm xa xỉ này đã được tổ chức. Thực ra, Edo là tên cũ của Kyoto. Thời đó, bạn có thể nhanh chóng nhận ra sự khác biệt giữa bộ búp bê Kyoto và Tokyo. Nhưng ngày nay, những sự khác biệt đó hầu như biến mất.
Bạn có biết khi nào truyền thống trưng bày những con búp bê Hina vào ngày 3 tháng Ba ra đời hay không? Vì những con búp bê ăn mặc như triều đình thời kỳ Heian (794 – 1185 trước Công Nguyên) , bạn có lẽ nghĩ rằng ngày hội búp bê là một ngày hội cổ xưa. Thực ra, mãi đến thời đại Edo, vào thế kỷ thứ 17, ngày lễ này mới ra đời. Ngày ba tháng ba hằng năm trước đây cũng là một ngày lễ nhưng không có những ghi chép trước đây về việc trang trí búp bê vào ngày này.

Thời đại Edo bắt đầu từ năm 1615 trước CN và kéo dài khoảng 270 năm đến năm 1868. Nhiều loại búp bê khác nhau đã được làm trong một thời gian dài. Búp bê đứng gọi là Tachi bina - xem hình minh họa bên dưới - Tachi bina Dolls (Kyoto National Museum) Búp bê đứng là loại búp bê cổ của Nhật được tiếp tục làm trong suốt thời đại Edo.

http://www.kyohaku.go.jp/mus_dict/hd0404e.htm

Búp bê ngồi gọi là suwari bina. Búp bê ngồi cũng phát triển trong thời kỳ Edo. Có nhiều loại búp bê ngồi khác nhau dựa trên hình dạng, khuôn mặt, quần áo.. Trong đó búp bê kiểu cổ nhất là – Kanei bina. Búp bê Kanei bina là những búp bê nhỏ. Búp bê hoàng hậu giang hai tay hai bên nhưng tay của bà ấy giấu sau ống tay áo. Bà mặc trang phục kiểu cổ với một quần hakama - một loại quần sọoc rộng như quần dài - dưới lớp áo kimono.

Loại búp bê ngồi cổ thứ hai là “Genroku bina” – xem hình minh họa. Những búp bê này cũng giống búp bê Kanei – bina, nhưng chúng lớn hơn một chút. Sự khác biệt giữa hai loại búp bê này là – cách để tay của búp bê hoàng hậu và y phục của chúng. Búp bê Kanei – bina mặc bộ y phục Juni hito’e - tương tự như y phục có 12 lớp của triều đình thời kỳ Heian,

Những búp bê Kanei Bina và Genroko Bina đều được làm từ thế kỷ thứ 17, thời kỳ đầu cửa thời đại Edo. Vào thời gian này, một bộ búp bê chỉ có một hoặc hai con và được trưng bày đơn giản trên một cái bục có một hoặc hai bậc thang. với màn che hina phía sau chúng.

Qua nhiều năm, kích cỡ của những con búp bê thay đổi và nhiều loại búp bê Hina ra đời, tiêu biểu là búp bê “Kyoho bina”. - Hình minh họa - Kyoho bina Dolls (Kyoto National Museum)

http://www.kyohaku.go.jp/mus_dict/hd0405e.htm

Loại búp bê phổ biến khác với khuôn mặt tròn là “Jirozaemon” và “Yusoku bina” với bộ y phục đặc biệt dành cho cận thần của hoàng đế (Jirozaemon bina Dolls
và Yusoku bina Dolls. Vào cuối thời kỳ Edo, người ta thường trang trí chúng trên sảnh rộng của bậc thang cao nhất của bệ thờ. Ở Edo (nay là Tokyo), bệ trang trí búp bê thường có 7 đến 8 bậc thang.

http://www.kyohaku.go.jp/mus_dict/hd0406e.htm

http://www.kyohaku.go.jp/mus_dict/hd0407e.htm

Vào thời kỳ búp bê “ Kokin bina” (xem hình bên dưới) trở nên phổ biến, nó tạo thành phong tục bày những con búp bê khác phía dưới búp bê hoàng đế và hoàng hậu. Trong những búp bê đó có ba búp bê nữ cận thần (Sannin Kanjo) và năm nhạc sĩ (Gonin Bayashi). Sự có mặt của những búp bê này làm cho việc trưng bày Lễ hội búp bê hoành tráng hơn và tạo ra tục lệ như ngày nay. - Xem hình minh họa - Kokin-bina Dolls (Kyoto National Museum)

http://www.kyohaku.go.jp/mus_dict/hd0408e.htm

Nguồn: http://www.accvn.net
 
Bình luận (3)

phuong hoa

New Member
Ðề: Những búp bê truyền thống của Nhật Bản

Cac duong link nay click vao deu chi co mot buc tranh giong het nhau ah.


Sao ko viet duoc tieng Viet vay ta?
 

kamikaze

Administrator
Trang web kia đang được nâng cấp. Bức tranh thông báo nâng cấp gì đó.
Gõ tiếng việt xem qua hướng dẫn (ở trong cái cột màu đỏ treo lơ lửng bên phải)
 

jindo_89

Liu liu.... (*´з`)~♪
Ðề: Những búp bê truyền thống của Nhật Bản

hình ảnh một số búp bê truyền thống NB.
 

Đính kèm

  • washidoll%20%288%29.jpg
    washidoll%20%288%29.jpg
    11.9 KB · Lượt xem: 264
  • washidoll%20%282%29.jpg
    washidoll%20%282%29.jpg
    51.9 KB · Lượt xem: 263
  • bupbekokeshi.jpg
    bupbekokeshi.jpg
    9.2 KB · Lượt xem: 277

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top