Nhật Bản đang chuẩn bị áp dụng hình thức quản lý hành chính bằng hệ thống " My number" (con số của tôi =con số cá nhân= Mã số cá nhân). Gần đây trong cộng đồng người Việt quan tâm đến Nhật Bản cũng bắt đầu bàn tán về chuyện này. Không hiểu vô tình hay cố ý mà có nhiều nơi giật tít khiến người đọc hiểu rằng hình thức quản lý này chỉ nhằm để thắt chặt quản lý người nước ngoài, rằng sau khi Nhật áp dụng hình thức quản lý này thì lưu học sinh hết còn đi làm thêm (làm chui) được nữa. Bên cạnh đó cũng có vài trung tâm du học khẳng định rằng "My number" không ảnh hưởng gì đến việc làm thêm của lưu học sinh cả.
Để rộng đường dư luận, Thông Tin Nhật Bản xin tóm tắt lại một số thông tin chính về "My numer".
1/"My number" là gì?
"My number"(tiếng Nhật là 個人番号=Mã số cá nhân) được định nghĩa là một con số cá nhân gồm 12 chữ số được cấp cho chính phủ Nhật cấp cho công dân Nhật Bản và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Nhật nhằm thống nhất các thông tin về thuế, bảo hiểm, thu nhập, phúc lợi xã hội nhằm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo công bằng xã hội.
2/Tại sao lại có "my number"?
Cũng như nhiều nước khác, Nhật Bản cũng đã áp dụng cách quản lý hành chính thông qua mã số từ lâu. Hiện nay tại Nhật tồn tại các mã sơ cơ bản như sau: Mã số lương hưu, mã số bảo hiểm y tế, số hộ chiếu, số bằng lái xe, mã số thuế, mã số bảo hiểm thất nghiệp, mã số công dân. Các mã số này được các cơ quan khác nhau quản lý. Điều này gây ra bất cập là thông tin không thống nhất và việc quản lý chồng chéo lên nhau gây ra bất tiện cho người dân, tạo ra nhiều kẻ hở trong quản lý hành chính.
Nếu bạn đang sống tại Nhật chắc nhiều khi bạn cảm thấy khá nhiêu khê vì khi đi xin gia hạn tư cách lưu trú thì Cục Quản lý Xuất nhập cảnh yêu cầu nộp chứng nhận đã nộp thuế. Nhưng, khi bạn ra UBND phường/xã xin thì họ lại không chịu cấp. Khi đó bạn tự hỏi: "tại sao Cục Quản lý Xuất nhập cảnh không quản lý luôn việc nộp thuế của bạn?"
Để giải quyết những bất cập trên đây, Chính phủ Nhật quết định hợp nhất tất các thông tin tồn tại riêng lẻ lại vào thẻ với mã số với 12 con số. Đây chính là "My number".
Nếu bạn nào hiểu về máy tính và mạng thì có thể hiểu đơn giản mã số này như là địa chỉ IP của máy chủ. Còn ai quan tâm về bất động sản thì có thể hiểu "my number" là chìa khóa của tất cả bất động sản mà bạn đang nắm. Có nghĩa là mọi thông tin cơ bản của bạn về bảo hiểm, thu nhập, thuế hay phúc lợi xã hội đều có thể truy cập dựa vào "my number".
3/Ưu điểm và nhược điểm của "My number":
+Ưu điểm:
-Nhờ thông tin được thống nhất và thu về một mối quản lý nên sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hành chính tạo điều kiện cho người dân.
-Giảm thiểu gian lận, đảm bảo công bằng xã hội (Về mặt thuế và phúc lợi công cộng).
+Nhược điểm:
-Do thông tin bị thu về một mối nên rủi ro rò rỉ thông tin cũng khá cao.
-Thông tin sẽ được quản lý thông qua cổng thông tin điện tử nên những người mù công nghệ sẽ gặp khó khăn.
-Khi mạng máy tính gặp sự cố mọi thứ sẽ bị đình trệ.
4/"My number" sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người nước ngoài:
Về cơ bản thì những người nước ngoài có tư cách lưu trú hợp pháp tại Nhật sẽ được hưởng những tiện lợi mà "my number" đưa lại cho người Nhật như sẽ bớt được thời gian chạy đi xin chứng nhận chỗ này chỗ kia khi gia hạn thời gian lưu trú hay xin bảo hiểm, trợ cấp v.v... Bên cạnh tiện lợi này thì sẽ có khó khăn là việc quản lý thu nhập sẽ chặt chẽ hơn. Nếu như từ trước đến giờ bạn làm chui và bạn đã "chui lọt" nhờ việc quản lý thuế má là do phòng thuế và UBND phường/xã nắm (nên thông tin đi làm quá giờ không rơi vào tay Cục Quản lý Xuất nhập cảnh) thì sau khi áp dụng cách quản lý bằng "My number" mọi thông tin về thu nhập hàng tháng của bạn Cục Quản lý Xuất nhập cảnh đều nắm hết. Do đó chắc chắn một điều là lưu học sinh sẽ gặp khó khăn khi đi làm thêm để trang trải cho sinh hoạt.
Với những người có tư cách lưu trú là "đi làm" thì chắc không có gì ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, những người nhảy việc và làm trái nghề sẽ rơi vào tầm ngắm của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và có khả năng gặp khó khăn khi xin gia hạn thời gian lưu trú.
5/Khi nào thì Nhật sẽ chính thức áp dụng cách quản lý này:
Theo dự kiến ban đầu thì lịch trình sẽ như sau:
+Tháng 10 năm 2015: Gửi thẻ thông báo mã số (通知カード) và phiếu đăng ký xin cấp thẻ Mã số cá nhân(個人番号カード) miễn phí. Trước mắt việc đăng ký chỉ nằm ở mức độ khuyến khích chứ chưa bắt buộc.
+Tháng 1 năm 2016: Phát hành 個人番号カード và bắt đầu quản lý theo mã số cá nhân ( "my number").
+Tháng 1 năm 2017: Khai trương cổng thông tin điện tử. Mọi người có thể truy cập vào cổng thông tin để kiểm tra thông tin của bản thân.
+Sự khác biệt giữa hai loại thẻ:
+Thẻ thông báo mã số(通知カード):
Trên thẻ chỉ ghi thông tin như mã số cá nhân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và giới tính, ngày cấp. Thẻ này không có chíp điện tử, không có ảnh vì thế khi dùng cần phải xuất trình kèm với giấy tờ khác như thẻ bảo hiểm, bằng lái xe.
+Thẻ mã số cá nhân(個人番号カード):
Mặt trước có ảnh, họ tên và địa chỉ cùng thời hạn có giá trị.
Mặt sau là mã số cá nhân và con chíp cùng ngày tháng năm sinh.
Có thể sử dụng thẻ này để xin cái loại giấy như chứng nhận hộ khẩu, chứng nhận đã nộp thuế, chứng nhận con dấu... tại các cửa hàng tiện lợi như Family Mart, Lawson.
6/Lưu ý:
-Mỗi người sẽ được cấp một mã số cá nhân và sử dụng suốt đời. Trừ những trường hợp đặc biệt ra thì về nguyên tắc là không thể thay đổi.
-Với người nước ngoài dù nhập cảnh vào Nhật nhiều lần thì cũng sẽ sử dụng một mã số duy nhất. Vì lẽ đó mà thông tin trong quá khứ sẽ được quản lý chặt chẽ hơn trước.
-Khi có thay đổi về thông tin (địa chỉ nơi ở, công việc v.v..) thì phải báo cho chính quyền địa phương trong vòng 2 tuần để chỉnh sửa thông tin.
-Thẻ mã số cá nhân sẽ được dùng như Chứng minh Nhân dân do vậy, cần bảo quản kỹ và không đươc cho người thứ ba mượn.
-Sau khi áp dụng chế độ quản lý cá nhân thì Nhật sẽ ngưng cung cấp "mã số hộ khẩu" (住基カード). Tuy thế, thẻ mã số hộ khẩu vẫn có hiệu lực cho đến hết thời hạn.
-Hôm qua, ngày 9 tháng 6, Chính phủ Nhật đã quyết định hoãn thời hạn bắt đầu áp dụng hình thức quản lý theo mã số cá nhân do chưa chắc chắn được vấn đề bảo mật thông tin.
-Trang cung cấp thông tin chính thức về "my number":
http://www.cas.go.jp/jp/seisaku/bangoseido/
Để rộng đường dư luận, Thông Tin Nhật Bản xin tóm tắt lại một số thông tin chính về "My numer".
1/"My number" là gì?
"My number"(tiếng Nhật là 個人番号=Mã số cá nhân) được định nghĩa là một con số cá nhân gồm 12 chữ số được cấp cho chính phủ Nhật cấp cho công dân Nhật Bản và người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Nhật nhằm thống nhất các thông tin về thuế, bảo hiểm, thu nhập, phúc lợi xã hội nhằm để nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành chính, tạo thuận lợi cho người dân, đảm bảo công bằng xã hội.
2/Tại sao lại có "my number"?
Cũng như nhiều nước khác, Nhật Bản cũng đã áp dụng cách quản lý hành chính thông qua mã số từ lâu. Hiện nay tại Nhật tồn tại các mã sơ cơ bản như sau: Mã số lương hưu, mã số bảo hiểm y tế, số hộ chiếu, số bằng lái xe, mã số thuế, mã số bảo hiểm thất nghiệp, mã số công dân. Các mã số này được các cơ quan khác nhau quản lý. Điều này gây ra bất cập là thông tin không thống nhất và việc quản lý chồng chéo lên nhau gây ra bất tiện cho người dân, tạo ra nhiều kẻ hở trong quản lý hành chính.
Nếu bạn đang sống tại Nhật chắc nhiều khi bạn cảm thấy khá nhiêu khê vì khi đi xin gia hạn tư cách lưu trú thì Cục Quản lý Xuất nhập cảnh yêu cầu nộp chứng nhận đã nộp thuế. Nhưng, khi bạn ra UBND phường/xã xin thì họ lại không chịu cấp. Khi đó bạn tự hỏi: "tại sao Cục Quản lý Xuất nhập cảnh không quản lý luôn việc nộp thuế của bạn?"
Để giải quyết những bất cập trên đây, Chính phủ Nhật quết định hợp nhất tất các thông tin tồn tại riêng lẻ lại vào thẻ với mã số với 12 con số. Đây chính là "My number".
Nếu bạn nào hiểu về máy tính và mạng thì có thể hiểu đơn giản mã số này như là địa chỉ IP của máy chủ. Còn ai quan tâm về bất động sản thì có thể hiểu "my number" là chìa khóa của tất cả bất động sản mà bạn đang nắm. Có nghĩa là mọi thông tin cơ bản của bạn về bảo hiểm, thu nhập, thuế hay phúc lợi xã hội đều có thể truy cập dựa vào "my number".
3/Ưu điểm và nhược điểm của "My number":
+Ưu điểm:
-Nhờ thông tin được thống nhất và thu về một mối quản lý nên sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hành chính tạo điều kiện cho người dân.
-Giảm thiểu gian lận, đảm bảo công bằng xã hội (Về mặt thuế và phúc lợi công cộng).
+Nhược điểm:
-Do thông tin bị thu về một mối nên rủi ro rò rỉ thông tin cũng khá cao.
-Thông tin sẽ được quản lý thông qua cổng thông tin điện tử nên những người mù công nghệ sẽ gặp khó khăn.
-Khi mạng máy tính gặp sự cố mọi thứ sẽ bị đình trệ.
4/"My number" sẽ ảnh hưởng như thế nào đến người nước ngoài:
Về cơ bản thì những người nước ngoài có tư cách lưu trú hợp pháp tại Nhật sẽ được hưởng những tiện lợi mà "my number" đưa lại cho người Nhật như sẽ bớt được thời gian chạy đi xin chứng nhận chỗ này chỗ kia khi gia hạn thời gian lưu trú hay xin bảo hiểm, trợ cấp v.v... Bên cạnh tiện lợi này thì sẽ có khó khăn là việc quản lý thu nhập sẽ chặt chẽ hơn. Nếu như từ trước đến giờ bạn làm chui và bạn đã "chui lọt" nhờ việc quản lý thuế má là do phòng thuế và UBND phường/xã nắm (nên thông tin đi làm quá giờ không rơi vào tay Cục Quản lý Xuất nhập cảnh) thì sau khi áp dụng cách quản lý bằng "My number" mọi thông tin về thu nhập hàng tháng của bạn Cục Quản lý Xuất nhập cảnh đều nắm hết. Do đó chắc chắn một điều là lưu học sinh sẽ gặp khó khăn khi đi làm thêm để trang trải cho sinh hoạt.
Với những người có tư cách lưu trú là "đi làm" thì chắc không có gì ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, những người nhảy việc và làm trái nghề sẽ rơi vào tầm ngắm của Cục Quản lý Xuất nhập cảnh và có khả năng gặp khó khăn khi xin gia hạn thời gian lưu trú.
5/Khi nào thì Nhật sẽ chính thức áp dụng cách quản lý này:
Theo dự kiến ban đầu thì lịch trình sẽ như sau:
+Tháng 10 năm 2015: Gửi thẻ thông báo mã số (通知カード) và phiếu đăng ký xin cấp thẻ Mã số cá nhân(個人番号カード) miễn phí. Trước mắt việc đăng ký chỉ nằm ở mức độ khuyến khích chứ chưa bắt buộc.
+Tháng 1 năm 2016: Phát hành 個人番号カード và bắt đầu quản lý theo mã số cá nhân ( "my number").
+Tháng 1 năm 2017: Khai trương cổng thông tin điện tử. Mọi người có thể truy cập vào cổng thông tin để kiểm tra thông tin của bản thân.
+Sự khác biệt giữa hai loại thẻ:
+Thẻ thông báo mã số(通知カード):
Trên thẻ chỉ ghi thông tin như mã số cá nhân, ngày tháng năm sinh, địa chỉ và giới tính, ngày cấp. Thẻ này không có chíp điện tử, không có ảnh vì thế khi dùng cần phải xuất trình kèm với giấy tờ khác như thẻ bảo hiểm, bằng lái xe.
+Thẻ mã số cá nhân(個人番号カード):
Mặt trước có ảnh, họ tên và địa chỉ cùng thời hạn có giá trị.
Mặt sau là mã số cá nhân và con chíp cùng ngày tháng năm sinh.
Có thể sử dụng thẻ này để xin cái loại giấy như chứng nhận hộ khẩu, chứng nhận đã nộp thuế, chứng nhận con dấu... tại các cửa hàng tiện lợi như Family Mart, Lawson.
6/Lưu ý:
-Mỗi người sẽ được cấp một mã số cá nhân và sử dụng suốt đời. Trừ những trường hợp đặc biệt ra thì về nguyên tắc là không thể thay đổi.
-Với người nước ngoài dù nhập cảnh vào Nhật nhiều lần thì cũng sẽ sử dụng một mã số duy nhất. Vì lẽ đó mà thông tin trong quá khứ sẽ được quản lý chặt chẽ hơn trước.
-Khi có thay đổi về thông tin (địa chỉ nơi ở, công việc v.v..) thì phải báo cho chính quyền địa phương trong vòng 2 tuần để chỉnh sửa thông tin.
-Thẻ mã số cá nhân sẽ được dùng như Chứng minh Nhân dân do vậy, cần bảo quản kỹ và không đươc cho người thứ ba mượn.
-Sau khi áp dụng chế độ quản lý cá nhân thì Nhật sẽ ngưng cung cấp "mã số hộ khẩu" (住基カード). Tuy thế, thẻ mã số hộ khẩu vẫn có hiệu lực cho đến hết thời hạn.
-Hôm qua, ngày 9 tháng 6, Chính phủ Nhật đã quyết định hoãn thời hạn bắt đầu áp dụng hình thức quản lý theo mã số cá nhân do chưa chắc chắn được vấn đề bảo mật thông tin.
-Trang cung cấp thông tin chính thức về "my number":
http://www.cas.go.jp/jp/seisaku/bangoseido/
Có thể bạn sẽ thích