Thị trường Nhật Bản

Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản nằm ở phía đông lục địa Châu Á, có diện tích: 377.835 km2, dân số 127,74 triệu người, chủ yếu là ng­ ười Nhật Bản (trên 99%), ng­ười Ainu (không quá 20 ngàn), ngoài ra có trên 64 vạn ng­ười Triều Tiên, trên 33,5 vạn ng­ười Hoa và 1,7 vạn ng­ười Việt Nam). Tỷ trọng các ngành kinh tế chính: Nông nghiệp: 2,1%; Công nghiệp: 26,8%; Giao thông vận tải: 6,3%; Xây dựng: 10,3%; L­ưu thông: 12,5%; Các ngành khác: 37,9%. GDP năm 2005 đạt 4.799 tỷ USD và là thị trường tiêu dùng lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ, đồng thời là thị trường nhập khẩu lớn, nhất là đối với các nước đang phát triển.

Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản trong những năm gần đây?

Quan hệ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản trong những năm gần đây, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế không ngừng được mở rộng và phát triển. Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, trong 7 tháng đầu năm 2006, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đạt mức cao, khoảng 5.557 tỷ USD, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó, Việt Nam xuất sang Nhật đạt khoảng 2.961 tỷ USD (tăng 20%) và nhập khẩu từ Nhật đạt 2,595 tỷ USD (tăng 13%). Tính đến nay, Nhật bản có khoảng 677 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký đạt 6,8 tỷ USD, đứng thứ 3 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn FDI tại Việt Nam. Vốn đầu tư của Nhật Bản tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghiệp (85%). Bên cạnh đó, Nhật Bản là nước tài trợ Viện trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất cho Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2005, Nhật Bản đã dành cho Việt Nam khoảng 11 tỷ USD vốn ODA, chiếm khoảng 30% trong tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt Nam, trong đó viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ USD. Hai bên đã thỏa thuận chương trình viện trợ lâu dài của Nhật Bản cho Việt Nam nhằm vào 5 lĩnh vực chính: Phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục và y tế; bảo vệ môi trường...

Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu hiện nay của Việt Nam sang Nhật Bản là hải sản, dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm gỗ, nhựa, rau quả, than đá, giầy dép các loại...và cả lao động với số lượng hạn chế và yêu cầu rất cao. Tuy nhiên, yêu cầu về vệ sinh thực phẩm đối với mặt hàng thủy sản rất nghiêm ngặt và lao động đòi hỏi trình độ rất cao, còn những lao động giản đơn luôn bị từ chối hoặc trình độ thấp thường không có cơ hội vào thị trường Nhật Bản.

Những điều bạn cần phải nắm vững trước khi tiến hành đàm phán kinh doanh với người Nhật:

Khi tiến hành đàm phán với người Nhật, bạn cần phải nắm vững những vấn đề sau:

- Tìm hiểu thị trường Nhật Bản, cần tiến hành các cuộc thăm dò nghiên cứu một cách toàn diện về đặc điểm và dung lượng của thị trường Nhật. Trên cơ sở đó, xác định sản phẩm của mình được định vị trên thị trường Nhật như thế nào, khối lượng sản phẩm, giá cả và nhóm khách hàng.

- Chuẩn bị đầy đủ để giới thiệu về công ty và sản phẩm của mình

- Để trình bầy một cách thuyết phục, cần phải mô tả sản phẩm và có thể “đánh bóng” sản phẩm bằng cách nâng cao giá trị của sản phẩm. Để trình bầy hiệu quả hơn, cần có kiến thức về kinh tế, kinh doanh và sản phẩm mà người Nhật ưa dùng.

- Nếu bạn biết một nhân vật quan trọng, có địa vị cao ở Nhật, hãy sử dụng mối quen biết này. Trước khi bước vào đàm phán, bạn hãy yêu cầu tư vấn và hỏi xem bạn có thể sử dụng mối quen biết này trong kinh doanh hay không. Sử dụng ảnh hưởng của mối quan hệ quen biết rất thông dụng với những nhà kinh doanh Nhật Bản.

- Card doanh nhân, tiếng Nhật là “Meishi”. Meishi được các doanh nhân trao cho nhau khi họ gặp gỡ nhau lần đầu. Thay vì phải nhớ tên và chức danh của những người mới gặp, bạn có thể đặt Meishi ở nơi gần mình, thường là ở trên bàn đàm phán, và bạn có thể nhìn lại để chắc chắn tên và chức danh của những người đang tham gia đàm phán với mình

- Trong khi phát biểu, đặc biệt trong đàm phán, nên duy trì thái độ yên lặng, từ tốn và lịch sự.

- Đàm phán bắt đầu từ cấp điều hành rồi tiếp tục ở cấp cao hơn.

- Giữ nét mặt bình thản là điểm quan trọng. Trong văn hóa kinh doanh Nhật Bản, danh tiếng và vị trí xã hội của người Nhật thể hiện ở khái niệm này. Khi một người đánh mất sự bình tĩnh hay lúng túng, điều đó là thảm hoạ cho cuộc đàm phán.

Để có thể trở thành bạn hàng quốc tế của Nhật Bản, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu những lĩnh vực sau:

Các phương thức phân phối ở Nhật Bản: Các phương thức phân phối đối với hàng hoá nhập khẩu ở Nhật gồm có:

1- Phát triển một kênh đại lý nhập khẩu dựa trên cơ sở hợp đồng đại lý.

2- Sử dụng các công ty thương mại chuyên doanh hoặc các công ty thương mại tổng hợp.

3- Thiết lập một chi nhánh hay một liên doanh.

4- Hợp tác với một nhà sản xuất kinh doanh các sản phẩm liên quan tới sản phẩm của mình.

5- Thành lập một văn phòng bán hàng tại Nhật Bản.

Quản lý xuất khẩu

Là thành viên tham gia thoả thuận Wasennar cũng như các cơ chế quản lý xuất khẩu khác, Nhật Bản được hưởng cơ chế quản lý xuất khẩu ít hạn chế nhất của bất kỳ nước nào trên thế giới. Đồng thời, các công ty Nhật Bản còn có thể tham gia các hoạt động kinh doanh với các nước mà Mỹ hiện đang cấm vận. Do vậy, các nhà xuất khẩu Mỹ được khuyến khích nghiên cứu một cách kỹ càng và kiểm tra nghiêm ngặt những vấn đề liên quan tới buôn bán các mặt hàng nhạy cảm hoặc cần kiểm soát, đặc biệt là sự chú ý tới khả năng trung chuyển hàng quá cảnh qua Nhật.



Hệ thống tiêu chuẩn

Nhiều sản phẩm nội địa và các sản phẩm nhập khẩu vào Nhật đều phải qua khâu kiểm tra theo tiêu chuẩn quy định. Kiến thức và sự tuân thủ các tiêu chuẩn này có thể là yếu tố quyết định tới sự thành bại của một hợp đồng bán hàng.

Tại Nhật Bản, hiện có hai xu hướng. Một là chủ trương hướng tới nới lỏng các tiêu chuẩn này; và xu hướng khác là điều chỉnh các tiêu chuẩn này sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Một đại lý hay một đối tác của Nhật Bản cần phải nhận thức đầy đủ về một loạt các văn bản pháp luật có thể tác động tới việc bán sản phẩm tại Nhật Bản bao gồm: Luật về quản lý vật liệu và thiết bị điện, Luật về sự an toàn sản phẩm tiêu dùng, Luật đo lường, Luật về ngành cung cấp khí đốt, Luật về vệ sinh thực phẩm. Luật về sự đảm bảo an toàn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho giao dịch khí đốt, dầu mỏ hoá lỏng , luật về những vấn đề dược phẩm, luật về các phương tiện đường bộ .

Mã hiệu tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) “tự nguyện” do METI quản lý phải được áp dụng đối với trên 1.000 các sản phẩm công nghiệp khác nhau gồm trên 8.500 tiêu chuẩn. Sự tuân thủ JIS cũng là yếu tố quan trọng quyết định đối với các công ty trong việc cạnh tranh đấu thầu trong hợp đồng mua của Chính phủ Nhật. Các sản phẩm tuân thủ các tiêu chuẩn này sẽ được đối xử ưu đãi theo Điều 26 của Luật Tiêu chuẩn hoá công nghiệp. JIS áp dụng đối với với tất cả các sản phẩm công nghiệp, trừ các sản phẩm chịu sự điều tiết của luật cụ thể của quốc gia hoặc chịu sự điều chỉnh của các hệ thống tiêu chuẩn khác như luật về các vấn đề dược phẩm và các tiêu chuẩn nông nghiệp của Nhật Bản.

Việc áp dụng mã hiệu JAS là tự nguyện, song dán nhãn về chất lượng sản phẩm được sử dụng rộng rãi. JAS được áp dụng cho các mặt hàng như đồ uống, thực phẩm công nghiệp, nông - lâm hải sản, các sản phẩm gia cầm, dầu mỡ và các mặt hàng chế biến từ nguyên liệu thô của ngành Nông - lâm nghiệp và thủy sản.



Thủ tục mở văn phòng, chi nhánh và công ty liên doanh tại Nhật Bản

Một phương pháp hữu hiệu khác để tiêu thụ sản phẩm trên thị trường Nhật Bản là thành lập liên doanh với một công ty của Nhật. Ban đầu, chi nhánh hay liên doanh có thể chỉ tham gia vào việc bán các hàng hóa được nhập khẩu nhưng sau đó sẽ xây dựng nhà máy để sản xuất sản phẩm tại Nhật.

Văn phòng đại diện: Văn phòng đại diện không yêu cầu đăng ký (trừ khi bạn hoạt động trong lĩnh vực tài chính hay năng lượng nguyên tử). Chức năng của văn phòng là cung cấp thông tin, liên lạc, phát triển kế hoạch kinh doanh, không được sử dụng làm mục đích buôn bán. Loại hình văn phòng này thực tế được miễn thuế.

Văn phòng chi nhánh: Văn phòng chi nhánh hoạt động giống như công ty, có nghĩa vụ đóng thuế như công ty liên doanh. Khi đăng ký Văn phòng chi nhánh phải có giấy chứng nhận về công ty mẹ và các tài liệu liên quan. Tuy nhiên, thành lập Văn phòng chi nhánh có nhược điểm là hoạt động kinh doanh bị hạn chế số lượng nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên. Việc này đã ảnh hưởng đến việc bán hàng và thành công của đối tác tại Nhật Bản.

Công ty liên doanh (KK): Nói chung, các công ty nước ngoài đều lựa chọn hình thức kinh doanh này. Thời gian để hoàn tất thủ tục đăng ký mở KK trong vòng 3 tháng, phải đăng ký đầu tư trực tiếp, vì khoản thuế đóng 3 năm đầu sẽ được tích gộp trong 10 năm sau.

KK gửi cho bạn bản cam kết bạn làm gì ở Nhật Bản. Việc sở hữu hoàn toàn KK cũng cho bạn quyền mở công ty con ở Nhật Bản, đảm bảo về dịch vụ và sản phẩm mà khách hàng trông đợi. Bạn nên biết rằng, loại hình đầu tư đầu tiên của bạn ở Nhật Bản, dù là cổ phần hay cho vay trong nội bộ công ty, được định mức theo các mức thuế khác nhau.


(Nguồn: http://irv.moi.gov.vn)
 
Bình luận (2)

aikochan

New Member
Ðề: Thị trường Nhật Bản

Cho cháu hỏi là làm thế nào để có thể tìm hiểu về thị trường nhật bản có hiệu quả ạ? Tìm trên mạng thì ko nắm được rõ lắm nên cháu ko biết làm thế nào cả. Cháu bh muốn tìm hiểu về đồ dệt may (như đồ lụa chẳng hạn), làm thế nào để tìm hiểu được thông tin về thị trường, cũng như có thể so sánh cũng như đánh giá về tiềm năng đồ của mình với các nước khác như Thái, Malay, TQ... ạ? Cháu cám ơn bác ạ.
 

kamikaze

Administrator
Re: Ðề: Thị trường Nhật Bản

Cho cháu hỏi là làm thế nào để có thể tìm hiểu về thị trường nhật bản có hiệu quả ạ? Tìm trên mạng thì ko nắm được rõ lắm nên cháu ko biết làm thế nào cả. Cháu bh muốn tìm hiểu về đồ dệt may (như đồ lụa chẳng hạn), làm thế nào để tìm hiểu được thông tin về thị trường, cũng như có thể so sánh cũng như đánh giá về tiềm năng đồ của mình với các nước khác như Thái, Malay, TQ... ạ? Cháu cám ơn bác ạ.

Nếu mà đang ở Nhật thì chắc chắn là nên đi ra nơi có thể tiếp cận với thị trường này như để tìm hiểu/phỏng vấn trực tiếp. Có lẽ cách này sẽ chính xác và thực tế nhất nhỉ.

Còn nếu như không ở Nhật nữa thì chắc là phải tìm hiểu thông qua tài liệu/thống kê và sách báo thôi.

So sánh đánh giá tiềm năng giữa các nước thì chắc phải mở rộng tìm hiểu tất cả các nước. Lại là một vấn đề lớn nữa nhỉ.

Về tiềm năng chất lượng giữa hàng các nước thì có lẽ hỏi khách hàng Nhật là chính xác nhất nhỉ. Thấy ngườita vẫn đánh giá khá cao về những đồ thêu thùa, vải dệt của Việt Nam mình vì làm tinh vi và khéo tay.
 

Bài viết liên quan

Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top