Xã hội Tiêu dùng của du khách đến Nhật Bản tập trung ở các khu vực thành thị, việc thu hút người giàu đến các khu vực địa phuơng là một thách thức.

Xã hội Tiêu dùng của du khách đến Nhật Bản tập trung ở các khu vực thành thị, việc thu hút người giàu đến các khu vực địa phuơng là một thách thức.

844_ext_01_0-1.jpg


Tiêu dùng của du khách đến Nhật Bản vào năm 2024 đã vượt quá 8 nghìn tỷ yên, mức cao nhất từ trước đến nay.

Đồng yên yếu đã thúc đẩy du khách sẵn sàng chi tiêu và chi phí lưu trú tăng cao cũng góp phần. Tuy nhiên, so với doanh thu du lịch ở các quốc gia khác có điểm đến du lịch nổi tiếng, số tiền chi tiêu được cho là vẫn còn ở mức nhỏ và tác động đến các khu vực địa phuơng là chưa đủ. Việc thu hút những khách du lịch giàu có đến các khu vực vùng sẽ là một thách thức để đạt được mục tiêu 15 nghìn tỷ yên của chính phủ vào năm 2030.

Phân tích chi tiêu cho thấy tỷ lệ chi phí cho dịch vụ lưu trú và giải trí đã tăng so với năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch Corona, trong khi chi phí mua sắm đã giảm. Ông Hiroyuki Takahashi, chủ tịch Hiệp hội đại lý du lịch Nhật Bản đã phân tích rằng "đã có sự thay đổi lớn từ tiêu dùng vật chất, được biểu tượng bằng "mua sắm bùng nổ", sang "tiêu dùng trải nghiệm". Ông bày tỏ quan điểm rằng tình hình tiêu dùng trải nghiệm sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Sự tập trung ở các khu vực thành thị cũng đáng chú ý. Trong tổng chi tiêu của khách du lịch đến thăm Nhật Bản từ tháng 7 năm 2023 đến tháng 6 năm 2024, ba tỉnh Tokyo, Osaka và Kyoto chiếm 60% tổng số, khoảng 4 nghìn tỷ yên. "Tuyến đường vàng" đi qua ba tỉnh này rất phổ biến và tình trạng du lịch quá mức (ô nhiễm du lịch) cũng đang trở nên rõ ràng ở những khu vực tập trung nhiều khách du lịch. Ông Takahashi cũng cho biết "phân cấp khu vực là điều cần thiết" và chỉ ra nhu cầu phát triển các tuyến du lịch mới.

Chìa khóa để tăng chi tiêu và phân cấp khu vực là thu hút người nước ngoài giàu có đến các khu vực. Theo một cuộc khảo sát của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, những du khách có giá trị gia tăng cao, chi tiêu hơn 1 triệu yên cho mỗi lần lưu trú tại Nhật Bản chiếm khoảng 1% tổng số về số lượng vào năm 2019, nhưng chiếm khoảng 14% chi tiêu.

Trước tình hình này, chính phủ đã chọn 14 khu vực trên cả nước, bao gồm Hokuriku và phía đông Hokkaido, làm khu vực mẫu để hỗ trợ chuyên sâu trong nhiều năm. Chính phủ cũng đặt mục tiêu thu hút các cơ sở lưu trú, bao gồm các khách sạn nghỉ dưỡng sang trọng, đến 35 công viên quốc gia trên khắp cả nước.

Các công ty tư nhân cũng đang lần lượt mở các khách sạn sang trọng ở các khu vực. Năm ngoái, Mori Trust (Tokyo) đã cải tạo và mở lại một khách sạn lịch sử ở Karuizawa, Tỉnh Nagano. Năm nay, InterContinental, khách sạn sang trọng đầu tiên ở Hokkaido, đã khai trương tại Sapporo. Marriott International của Mỹ có kế hoạch xây dựng một khách sạn hạng sang gần Đồi cát Tottori, với mục tiêu mở cửa vào năm 2028.

Miyazaki Toshiya, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Mitsubishi chỉ ra rằng để thu hút "những người có thu nhập trung bình" chi một khoản kha khá cho việc đi lại đến các khu vực địa phuơng, "hiện đang không đủ chỗ nghỉ trong khoảng từ 100.000 đến 150.000 yên một đêm". Ông cho biết điều quan trọng là các tổ chức tài chính địa phương, các tổ chức quản lý điểm đến (DMO) và các bên khác phải hợp tác với nhau tại địa phương để giải quyết vấn đề này, bao gồm cả việc khôi phục các doanh nghiệp lưu trú trên khắp cả nước.

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐỜI SỐNG TẠI NHẬT 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top