Vài nét lang bang về nghệ thuật xếp giấy

Vài nét lang bang về nghệ thuật xếp giấy

Phần bài viết dưới đây thuộc quyền sở hữu của
Đinh Trường Giang (Giang Dinh) ,Vip của Vietnam Origami Group.


Vài nét lang bang về nghệ thuật xếp giấy
Written by Giang Đinh

Tuesday, 21 December 2004

Vài nét lang bang
về nghệ thuật xếp giấy

Giang Đinh



Có lẽ phần lớn các người lớn, khi còn là bé con, ngoài cái việc đùa chơi với châu chấu chuồn chuồn, đôi khi cũng xếp vài cánh máy bay giấy mà phóng lung tung, hay vài con thuyền giấy thả chơi theo dòng nước hối hả sau những cơn mưa trước sân nhà...



Owl

Giấy ! có lẽ đó là một trong những phát minh kỳ diệu nhất cuả loài người. Ai cũng biết giấy để viết, để vẽ, để in ấn..., nhưng ngoaì ra, với một tờ giấy trong tay, không dùng đến bất cứ một vật dụng gì khác, bạn còn có thể đi vào một thế giới muôn hình muôn vẻ khác, thế giới cuả nghệ thuật xếp giấy.

ORIGAMI, tên gọi được quốc tế hóa hiện nay của nghệ thuật xếp giấy - là một từ Nhật bản ( Oru = xếp, Kami = giấy, khi ghép 2 từ lại, thành origami ). Không ai biết nghệ thuật này bắt nguồn từ bao giờ và ở đâu. Giấy được phát minh từ Trung Hoa vào khoảng 105AD, sau đó theo các tu sĩ Phật giáo du nhập vào Đại Hàn và đến Nhật độ cuối thế kỷ thứ 6. Vào thời kỳ đầu, giấy được xem như là một vật liệu qúi hiếm và xếy giấy chỉ được dùng giới hạn bởi tầng lớp thượng lưu trong các dip lễ.


Origami ở Nhật được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, mẹ truyền cho con gái, và các mẫu truyền miệng còn được biết thường là các mẫu đơn giản. Tac' phẩm về Origami cổ nhất còn lưu lại được là Senbazuru Orikata- " Xếp ngàn cánh hạc "(**), ra đời 1797.


Vậy là dù giấy phát sinh từ Trung Hoa ( do đó một số sử gia về Origami cho rằng nghệ thuật xếy giấy hẳn cũng phát sinh từ xứ này ) nhưng Nhật là nước đã làm cho nghệ thuật xếp giấy phát triển cao và phong phú nhất.

Ở phương tây, Tây Ban Nha cũng là dân tộc có lịch sử xếp giấy lâu đờị Giấy được thế giới Ả rập biết đến vào khoảng thế kỷ thứ 8 và theo người Moor ( Ma rốc ) vào Tây Ban Nha độ thế kỷ thứ 11. Là dân tộc theo HồI giáo và là những nhà toán học và thiên văn học cừ khôi , ngườiI Moor chú trong dến mặt nghiên cứu hình hoc trong xếp giấỵ Khi ngườI Moor rời khỏi Tây Ban Nha, dân Tây Ban Nha đã đưa nghệ thuật xếp giấy ra ngoaì phạm vi các mẫu hình học và phát triển thêm mà người tiên phong là triết gia và thi sĩ Miguel de Unamuno (1864-1936 ).

Người được coi là sư tổ cuả nghệ thuật xếp giấy hiện đại là Akira Yoshizawa ( sinh 1911-Nhật ). Những sáng tác cuả ông được thế giới biết đến vào khoảng 1950 là những sáng tác bắt đầu tách rời khỏi các mẫu và nguyên tắc xếp giấy cổ truyền. Cùng với Samuel Randlett (Mỹ) Yoshizawa dã phát minh ra hệ thống ký hiệu để vẽ các sơ đồ chỉ dẫn trong sách dạy xếy giấy, trở thành ký hiệu quốc tế trong các sách Origami cho đến ngày nay . Yoshizawa hiện nay vẫn còn sống và được cả thế giới coi như đại sư phụ cuả nghệ thuật xếp giấy với hơn 50 000 tác phẩm và vô số các cuộc triển lãm trên toàn thế giới.

Khởi đầu, có lẽ một trong những sự khác biệt cuả nghệ thuật xếp giấy Đông phương và Tây phương là phần lớn các cao thủ Đông phương thường tạo ra các mẫu đơn giản, trừu tượng, ít nét mà vẫn bắt được cái thần của vật muốn xếp .Các cao thủ Tây phương thì thường thích xếp chi tiết, phức tạp thiên về kỹ thuật. Ngày nay thì các tiêu chuẩn về thẩm mỹ Đông Tây cũng như mọi phát triển khoa học kỹ thuật khác đều được cả hai bên tiếp thu và biết đến rộng rãi qua sách báo và các phương tiện truyền thông hiện đạị Thế hệ các cao thủ Origami hiên nay cả Đông va Tây đều có những người mạnh cả về kỹ thuật lẫn nghệ thuật. Các cao thủ xếp giấy hiện đại bao gồm các nghệ sĩ, các nhà toán học, vật lý học, kỹ sư, các..aỏ thuật gia ! v.v... Nhiều kỹ thuật xếp mới được phát minh và các mẫu Origami ngày nay có thể phức tạp đên' mức khó tưởng tượng được. Có thể nói hầu như bất cứ cái gì cũng có thể "xếp" ra được từ một tờ giấy.

Cả hai "trường phái" xếp giấy - phức hoá và giản hóa, thiên về kỹ thuật hay nghệ thuật, dều được phát triển. Bạn có thể thấy một chú bọ Origamị, nhận ra được nó thuộc họ bọ nào, với đầy đủ ăng ten, chân, cánh, đúng tỷ lệ được xếp từ một tờ giấy hình vuông (không dùng kéo) - hay ngược lại, một mẫu origami trừu tượng đơn giản vài nếp gấp. Có mẫu phúc tạp phải xếp cả tuần hay mấy tuần mới xong, lại có các tác phẩm xếp giấy như bộ xương khủng long to bằng... tỷ lệ thật !

Về vật liệu thì ngày nay các tác phẩm Origami còn được xếp từ 1 số vật liệu khác ngoài giấỵ - giấy dán tường, lưới sắt, đồng, tấm kim loai mỏng ( các loại này có thể bày ngòai trời được ), giấy đất sét ( "xếp" xong nung, như đồ gốm ).

Một kỹ thuật xếp đáng được nói tới là kỹ thuật " xếp ướt" mà Yoshizawa là người tiên phong. Các loại giấy dày dược làm ướt cho mềm đi rồi xếp. Với kỹ thuật này, người xếp có thể " nặn" giấy, "uốn giấy"Ẩcoi giấy như là đất sét. Có lẽ các tác phẩm xếp giấy gần với điêu khắc đều được xếp bằng kỹ thuật nàỵ Ngoài ra, khi giấy khô, tác phẩm sẽ giữ dược lâu và bền hơn.

Với đa số, Origami vẫn được coi là một môn thủ công, chưa phải nghệ thuật . Các origamist hiện đại đang dần dần chứng minh Origami là một bộ môn sáng tạo có thể sánh ngang hàng với các bộ môn nghệ thuật tạo hình khác. Một số cao thủ, dù ít, đã và đang sống được với "nghề" này, và các tác phẩm cuả họ được bày bán ở các phòng trưng bày nghệ thuật.

Nhiều origamist coi xếp giấy là "điêu khắc giấy ", và là một môn điêu khắ'c đặc biệt. Như chúng ta biết, một cách đơn giản, điêu khắc có thể được chia làm hai loai, "thêm", và "bớt". Tượng đất sét chẳng hạn, là loại "thêm vào"- làm khung sườn, xong đắp bồi thêm đến khi thành hin`h. Tượng gỗ, đá, ngược lại, thường là kết quả cuả sự đẽo gọt bớt đi từ một khối lớn khởi đầụ Với origami, nó không "thêm" mà cũng không "bớt", khởi đầu với một tờ giấy, hoàn thành cũng chừng đó giấy mà thôi, có chăng la"dấu" bớt những phần không cần thiết !



Drunken Master

Vậy thì, bạn có thể coi origami như là một nghệ thuật dân gian, một trò chơi, một bài toán đố, hay một môn nghệ thuật tạo hìh, tất cả đều đúng cả. Có người chơi với giấy một cách ngẫu hứng, có người lại dùng các chương trình computer, dựa trên các lý thuyết về toán học dể tạo ra và vẽ sơ đồ cách xếp trước khi họ đụng đến tờ giấy ( để kiểm tra lại!) Có người nhất định chỉ xếp từ một tờ giấy hình vuông mà thôi, có người không câu nệ giấy hình gì, hay xài nhiều tờ giấy ghép lại. Có lẽ, như các môn nghệ thuật khác, kết quả cuối cùng vẫn là cái quan trọng nhất, cái đẹp không câu nệ về kỹ thuật chi li và các ràng buộc. Nghệ thuật đỉnh cao, là nghệ thuật tự do nhất .

Origami kỳ diệu bởi ở mức độ chung, nó là nghệ thuật đại chúng , không phân biệt quốc gia hay giàu nghèọ Một em bé, một người lớn, có thể dùng bất cứ loại giấy nào, đứng ngồi bất cứ ở đâu, tạo ra một chú chim vỗ cánh, một bông hoa, một chú chuồn chuồn... đem lại vài giây phút an bình cho chính mình hay đem đến cho ai đó một nu cười trên môi. Đối với một số người, vương quốc origami là vương quốc trong những câu chuyện cổ tích. Bạn cứ tưởng tượng xem, hầu như mọi thứ - cỏ cây, hoa lá, muôn thú đều "nằm" trong một tờ giấy, loại vật liệu hầu như bao quanh mình khắp nơi.

Origami ngày nay còn được táp dụng trong thiết kế đồ trang sức, trang hoàng nội thất, thiết kế quần áo... Ngoài mặt nghệ thuật, nó còn dược áp dụng trong các chương trình giáo dục, y tế .Cách vài năm lại có các hội nghị Quốc tế về khoa học, toán học và nghê thuật origami, origami trong giáo dục và các chương trình trị liệu...

Các hội origami cũng được thành lập ở rất nhiều quốc gia và các hội nghị hàng năm với các buổi hội thảo về ứng dụng cuả Origami cũng như trưng bày các tác phẩm origami đã thu hút rất nhiều người tham dự. Ở "Vương quốc cuả dân Xếp giấy ", bạn có thể bắt gặp hình ảnh các ông bà già bạc tóc đuà chơi với châu chấu chuồn chuồn máy bay cùng các bé con - đó là một hình ảnh đẹp , và thanh bình.

Tgiang
2002



Hôm nay viết qua về các conventions và triển lãm origami .

Convention :
hiện nay rất nhiều quốc gia có hội origami và tổ chức hội nghị hàng năm ( ở Anh thì 2 lần / năm ) - trong dó có lẽ Hội origami USA là hội lâu đời nhất và số người tham dự convention hàng năm cũng đông 1 ( trung bình độ 500-600 ) Năm nay OUSA kỷ niệm 25 năm convention ( năm rồi thì Tanteidan kỷ niệm 10 năm ) . Cách tổ chức thì có lẽ mỗi nơi mỗi khác, nhưng căn bản có lẽ như nhau - Tanteidan tổ chức theo cách của OUSA, convention o Anh thì tổ chức đơn giản hơn ( convention ở các nước khác tôi chưa có dịp tham dự ).
Ở Mỹ thì ngoài convention chính hàng năm ở New York, còn có hội nghị hàng năm ở miền tây Mỹ và đông Mỹ ( nhưng gần đây convention ở miền đông 2 năm / lần không còn nữa )

Nói về tổ chức convention dĩ nhiên phải bắt đầu từ tổ chức hội, nhưng ở đây chỉ nói qua về phần tổ chức convention ( chủ yếu là OUSA ) để các bạn tham khảo và thấy có phần nào ứng dụng được @ VOG convention .

Hội thì có ban chấp hành, có người đứng đầu lo triển lãm ...
OUSA bắt đầu từ trước convention rất lâu : kêu gọi đóng góp chỉ dẫn cách xếp mẫu ( diagram ) để in sách , OUSA convention book có lẽ cũng là sách in nhiỿu mẫu 1 trong các convention trên thế giới . Ai cũng có thể gởi diagram cả , nếu ban biên tập chọn để in thì họ sẽ gởi cho bạn 1 quyển khi in xong .
Kế đó là gởi thông cáo cho hội viên trước độ 2 tháng và ngày , nơi tổ chức, chương trình hội nghị , khách mời đặc biệt .....Ngoài ra còn có phần đơn từ để bạn đăng ký triể lãm mẫu , đăng ký bán sản phẩm dành cho xếp giấy ( sách, đồ lưu niệm, giấy ..... )và đăng ký dạy các lớp xếp mẫu hay kỹ thuật xếp ....

Vì tổ chức thường từ thứ 6 - thứ 2 nên vấn đề chỗ ở cũng quan trọng . 1 số convention tổ chức ở khách sạn thì người tham dự thường cũng đặt phòng ở đó luôn . Trường hợp OUSA New York thì tổ chức hàng năm ở FIT, trường dạy thiết kế thời trang nổi tiếng - họ làm việc với ký túc xá của trường để bạn có thể đăng ký phòng giá phải chăng ( vì tổ chức mùa hè nên phòng ktx trống nhiêu ), dĩ nhiên nếu muốn hay hết chỗ bạn có thể tìm khách sạn gần đó ( giá đương nhiên là cao hơn )

Như vậy để tham dự convention, bạn phải gởi giấy đăng ký tham dự ( kèm theo tiền - tùy số ngày tham gia và bạn có lấy lớp nào không , bạn có đặt mua sách Convention, áo thun convention....những mục này đều có gía trong đơn hội gởi ) , giấy đăng ký triển lãm .... tất cả đều gởi trước hạn chót btc đặt ra .

Chương trình căn bản của 1 OUSA convention :
( mà tôi chưa bao giờ tham dự đủ tất cả các mục vì ham chơi )

Thứ 6 : đến, nhận phòng, chiều đăng ký nhận bảng tên, sách,áo thun ( nếu có đăng ký mua ) ngoài ra mỗi người tham dự đều đượ phát 1 túi vải trong đó có 1 tập giấy xếp nhiều cỡ giấy và tờ chương trình các lớp )
Sau đó có thể vào phòng triển lãm bày mẫu của bạn hay bày biện gian hàng của bạn . Trong phòng sinh hoạt chung còn có dãy bàn trưng bày mẫu sẽ dạy vào thứ 7, cn để bạn coi trước và chọn mẫu muốn học ( khi bạn điền đơn đăng ký dạy mẫu, bạn phải gởi 1 mẫu đã gấp cho ban tổ chức (btc) trước )

Thứ 7 : sáng : tuyên bố khai mạc, bốc thăm chọn lớp ( mức độ ưu tiên dưa trên thời gian bạn gởi đơn tham dự convention sớm hay muộn - vì có ~ mẫu nhiều người muốn học nhưng mỗi lớp chỉ giới hạn 1 số người, thường tối đa độ 25 người ) sau đó lấy số để biết bạn học lớp nào ...
Lớp bắt đầu độ 10hr, mỗi lớp độ 1/2 - 1 1/2hr ( tùy mẫu đơn giản hay phức tạp ).....sau do ăn trưa và tiếp tục lớp chiều đến độ 4hr . Chiều thứ 7 thường là họp hội, bầu ban chấp hành mới nếu có, báo cáo tổng kết hàng năm .... và thường có phần trình diễn thời trang Origami có chấm giải , văn nghệ ......có tổ chức bán đấu gía sách hiếm ( hay c'ac thứ khác liên quan dến origami do hội viên cho ủng hộ hội )

CN : tương tự thứ 7, các lớp tiếp tục - trưa, tối thường có các cuộc thi ví dụ thời trang mũ nón Origami , thi phóng máy bay xa nhất ....

Thứ 2 : các lớp buổi nói chuyện đặc biệt ( không phải là lớp dạy xếp mẫu nữa )- về kỹ thuật xếp ướt, về chụp hình mẫu origami, về ứng dụng Origami trong giáo dục , y tế ....., các lớp dạy làm đồ trang sức Origami .....
Các lớp này mỗi năm đều có thay đổi , vì tất cả đề tài đều dựa vào tinh thần tự nguyện đóng góp của các hội viên trình bày .

Tối thứ 2 thường là ăn tối thân mật vơ'i khách mời đặc biệt ...( nếu bạn có đăng ký )

Thật ra nơi nhộn nhịp và vui nhất là phòng sinh hoạt chung - tất cả mọi người đều tập trung ở đây, tại đây bạn có dịp gặp gỡ, làm quen và chỉ nhau cách xếp ....( phòng lớn vài chục bàn, bạn có thể lân la đây đó và nếu thấy tụ nào đang xếp loại mình thích có thể nhập vào chơi ...) hay tìm ...các khuôn mặt cao thủ chẳng hạn mà bạn chỉ nghe tên chứ chưa gặp để hỏi thăm vài điều hay xin chữ ký vào sách kỷ niệm ....
Mọi người từ người tóc bạc phơ đến con trẻ phải có người lớn đi kèm đều rất dễ thân thiện ( phải nói rất nhiều người tham dự là người lớn tuổi có khi đã nghỉ hưu - có thì giờ ...) Nếu bạn hụt mất 1 lớp mà bạn thích vì lớp đã đầy thì tại đây bạn có thể hỏi những người đã học chỉ lại .....
Thường thì có phòng chơi suốt đêm cho các bạn nghiền ngồi xếp đỏ mắt luôn, khi ra về có thể có gia tài 1 thùng ~ mẫu mới học / trao đổi được .
Tại đây cũng tổ chức giao lưu với khách mời đặc biệt ....

Các conventions thường có nhiều bạn hữu giang hồ bốn phương tham dự, tuy dĩ nhiên phần lớn là dân Origamist trong nước . Nhóm Tanteidan thì có qũi Yoshino, mỗi năm mời 2 origamist ngoại quốc tham dự ( cho độ 2000 đô la ) với điều kiện phải tham dự toàn bộ 3 ngày convention, dạy 1 lớp gì đó, bày mẫu tại Gallery origami House, và khi về lại viết 1 bài báo nhỏ cho Tanteidan .....Hi vọng tương lai sẽ có khách mời đến từ Việt Nam - họ ưu tiên cho các origamist trẻ ( tuy 0 phải bắt buộc vì đã mời 1 số cao thủ già dặn ). Bạn có thể tự giới thiệu mình hay có người giới thiệu, họ có hội đồng chọn sau đó sẽ thông báo .

Về triển lãm mẫu tại convention :
như đã nói, tất cả mọi người đều có thể bày mẫu của mình với điều kiện đăng ký trước ( bao nhiêu mẫu, cần 1/4 hay 1/2 hay 1 bàn ...)Bạn có thể gởi mẫu triển lãm mà không cần có mặt , cái này phải gởi trước và hình như gởi tiền để btc gởi trả lại mẫu ( trừ t.hợp cho luôn mẫu ) . Hội có người lo vấn đề triển lãm và dĩ nhiên dựa vào thành phần tình nguyện viên gíup đỡ trong các ngày hội nghị . Thành viên dự hội nghị thì thường đem theo mẫu và tự bày khi tham dự ( đã đăng ký và btc dành chỗ sẵn cho mình ). Vậy là hoặc bạn tự đem mẫu đi, hoặc là gởi trước ( có hạn chót )- tất cả đều đăng ký trước cả tháng trong tỿ đơn tham dự, btc sẽ dự trù được bao nhiều mẫu và sắp xếp chỗ trước .

bàn thường trải vải đen, các tình nguyện viên cũng làm sẵn 1 số bệ = giấy , và có sẵn băng keo...các thứ cần trong việc trưng bày ....trong trường hợp bạn cần .

Triển lãm ở convention do vậy đa dạng tuy có thể chất lượng không đều và bày biện thường hơi chật chội / ánh sáng thì không sắp đặt được . Phòng trưng bày là 1 phòng riêng có thể khóa lai sau giỿ mở cửa .
Trường hợp OUSA cũng như hầu hết các hội là convention chỉ dành cho hội viên mà thôi - chỉ có phòng triển lãm là mở cửa cho công chúng vào 1 số giờ nhất định ( từ 2-4hr chiỿu chẳng hạn )

Các gian hàng ở Convention ( ngoài khu bán sách Origami của hội ) : ở đây có 1 số đăng ký ( trả tiền bàn mỗi ngày ) để bán sách, giấy ( như bàn bán giấy /video của Origamido chẳng hạn )hay đồ trang sức, đồ trang trí ...

Căn bản hoa.t động của 1 OUSA convention là như vậy. Chỉ dành cho hội viên và phải đóng tiền tham dự ( Tainteidan convention thì miễn phí tham dự cho người nước ngoài )

Vì vấn đề tài chính nên triển lãm ở các convention vẫn chưa được quảng bá rô.ng rãi , ngoài bạn bè của hội viên công chúng cũng vẫn còn ít biết đến để đi coi ....

Nói về vấn đề quảng bá thì hôi nghị 2năm / lần ở Charlotte, North Carolina ( miền đông nam Mỹ - giờ 0 tổ chức nữa) ) hay hơn vì vận động được các công sở, nhà băng ....tham gia . Mẫu origami được trưng bày 0 phải ở 1 nơi mà rải đều trên khu phố chính tại sảnh nhà băng, các phòng trưng bày, khu siêu thị , sảnh chính của các tòa nhà văn phòng lớn .....như vậy công chúng biết đến nhiều hơn và ngay người tham dự cũng có dịp ...tham quan thành phố vì muốn đi coi đủ triển lãm . Dĩ nhiên ở đây cần đến vấn đề tài chính, xin được tài trợ cũng như mẫu phải có chất lượng .

Hậu convention :
Trước khi nói hậu, xin nói ..tiền convention các người tham dự OUSA convention chẳng hạn nếu đến sớm vài ngày thường rủ nhau đi tham quan thành phố, tìm các tiệm bán giấy, sách .....
Về hậu convention thì Tanteidan ( hay vừa rồi là hội origami Úc - hay convention tây Mỹ cuối tháng 9 ) có tổ chức du lịch 3 ngày sau hội nghị ( đăng ký trước khi dự để họ biết số lượng và đặt xe , phòng ..) năm rồi thì Tanteidan tổ chức đi lên miền núi Nikko, thăm đền thờ cổ, ghé các nhà máy làm giấy cũng như các chỗ làm giấy = tay, bán đồ lưu niệm làm = giấy, cho ở các khách sạn phục vụ phong cách Nhật, ăn uống đồ Nhật ....1 dạng du lịch và quảng bá văn hóa Nhật cho khách ngoại quốc (người trong nước thì cũng có nhiều người chưa có dịp đi ...) Ŀi xa, ngồi trên xe bus đông vui, có dịp tán dóc với bạn bè cũ mới cũng như hỏi chuyện các cao thủ ....rất thú vị .

Triển lãm Origami :[/b]

Ngoài tlãm ở các conventions (mọi người đê`u có thể đăng ký triển lãm mẫu) thì còn có ( tuy vẫn rất ít ) 1 số cuộc triển lãm ở các phòng trưng bày, bảo tàng ....Và 1 vài người có triển lãm cá nhân .

Đây là các triển lãm họ mờii đích danh người tham dự ( dựa theo các tác phẩm họ thấy ở Conventions, trên các trang web....hay được giới thiệu bởi người họ mời đứng ra tổ chức , liên lạc ) Họ gởi thư mời mình gởi slides hay hình cho họ coi qua e - mail , sau đó 1 hội đồng sẽ chọn và báo cho mình biết để gởi mẫu được chọn ( nên chi có thể có mẫu mà tác gỉa ưng ý lại 0 được chọn - tùy hội đồng chọn ) Các cuộc triển lãm này làm chuyên nghiệp từ tổ chức cho đến trưng bày và những lần như vậy dân origamist thấy vui vì Origami được công nhận như các bộ môn nghệ thuật tạo hình khác .
Vấn đề trưng bày, ánh sáng, không gian rất quan trọng, cùng 1 mẫu dó bạn để ở bàn trưng bày ở convention thấy rất khác khi để ở phòng trưng bày chuyên nghiệp, nó tôn tác phẩm lên rất nhiều .

Khi gởi mẫu thì cũng làm chuyên nghiệp hơn, có đơn chấp thuận trưng bày, cho mượn mẫu , bảo hiểm mẫu..
Về gởi mẫu đi thì thường họ đề nghị bạn để mẫu gói ghém cẩn thận trong 1 thùng giấy cứng, sau dó lại bỏ vào 1 thùng khác lớn hơn , khoảng trống giữa 2 thùng độ 5cm và chêm chặt - cái này để đề phòng trường hợp khi vận chuyển thùng bị rách, hư hại thì chỉ bị lớp ngoài ... Khi họ gởi trả mẫu cho mình mới thấy họ làm rất cẩn thận để bảo vệ mẫu 0 xục xịch khi vận chuyển ...

Một loại "trưng bày"( hình ảnh) khác là từ 2004 mỗi năm OUSA có hợp đồng với 1 nxb in lịch ( lịch (52 ) tuần, như 1 quyển sổ nhỏ, độ 52, 53 hinh- 1 hình cho mỗi tuần ) cái này họ cũng gởi thư mời các tác giả nộp hình mẫu để chọn in ( vì 0 thể mở rộng cho tất cả mọi người được, như vậy quá nhiều, họ chỉ gởi thư mời 1 số )

Lang bang vài hàng các bạn coi cho biết .

VOG convention :
Vài ý cá nhân :
Hiện nay tổ chức hội còn chưa chỉnh, vấn đề hội phí , qũi của hội có lẽ cần thời gian phát triển Origami rộng rãi đã rồi đặt vấn đề .

Convention mở rộng cửa cho tất cả mọi người .

1. Về triển lãm : nếu được các bạn có thể cử người hay nhóm làm bản ghi chú mẫu cho đồng nhất ( nhưng rõ ràng, cùng 1 kiểu chữ nếu có thể ... không để lớn qúa, " để không gian cho mẫu trưng bày" )
Bày biện phông, chú thích đồng nhất chừng nào tốt chừng đó .

2. Dạy mẫu : chia làm nhiều lớp có chương trình , thời gian để dễ theo dõi . Hay có thể nói chuyện, chiếu slide, dạy chung trước cả nhóm nếu có không gian, micro ....

3. Giới thiệu về Origami và các ứng dụng .

4. Hội viên trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật xếp .

5. Họp hội , ý kiến phát triển hội ....

tương lai : Làm Lịch năm ? đồ lưu niệm ? các loại thiệp Origami, Kirigami ? bán ở các dịp lễ ?

Khi công chúng biết đến nhiều, tổ chức hội sẽ cần có kế hoạch để tồn tại và phát triển lâu dài .....( nhân sự, tài chính .... )

6. Về vấn đề gởi diagram cho OUSA convention book , Tanteindan Convention book tôi đã có nói qua với Hiba, ai cũng có thể gởi, còn chọn hay không thì tùy họ . Nếu có thì tốt vì VOG sẽ được biết đến rộng rãi hơn ( cũng như 1 số mẫu của Cường, Thành, Bảo, Hiba trên web của Terry cũng là phương pháp tốt làm bằng hữu giang hồ biết đến VOG ... ) và có sách biếu cho thư viện VOG

7. Mỏi tay rồi sẽ có dịp gõ các vấn đề khác .



Nhân dịp này gõ ít hàng về Akira Yoshizawa ( tùy tài liệu, có vài mốc thời gian hơi khác nhau )
Ông được coi như là tổ sư của Origami hiện đại, người đã đưa Origami lên hàng nghệ thuật - nhưng tôi không biết bao nhiêu người trong diễn đàn này biết về ông cũng như thấy hình mẫu của ông ( nếu bạn tìm trên mạng, cũng rất ít người xếp mẫu của ông, cũng như chỉ tìm được vài hình mẫu của ông mà thôi)

Akira Yoshizawa sinh 14-3, 1911 trong 1 gia cảnh khiêm tốn ở quận Tochigi không xa Tokyo, cha làm trong trại sản xuất bơ sữa . 13 tuổi ông lên Tokyo làm cho 1 hãng sản xuất máy công cụ và theo học các lớp buổi tối - sau đó ông trở thành họa viên kỹ thuật và đảm nhận việc dạy hình học cho nhân viên tập sự - và ông đã minh họa = cách xếp giấy!
Khoảng thời gian này ông cũng theo học Phật pháp 2 năm .

Chiến tranh bùng nổ ,năm 1943 ông gia nhập quân đội làm người phục vụ trong quân y và ông đã trang trí giường của các bệnh nhân = các mẫu origami . 1945 hết nghĩa vụ ông về lại Tochigi - sau đó quay lại Tokyo và thử kiếm sống bằng Origami trong khi vẫn làm thêm những công việc chân tay để tồn tại . Dần dần nhiều người bắt đầu biết đến khả năng xếp giấy độc đáo của ông .

Ông được biết đến như một nghệ sĩ xếp giấy khi Tasadu Iizawa, chủ biên tạp chí hình ảnh "Asahi Graf" muốn minh họa 12 con giáp = Origami . Iizawa đã đi tìm và cuối cùng gặp Yoshizawa đang đi bán dạo tsukudani ( 1 loại thức ăn ) trong bộ quân phục nhàu nát ( bộ quần áo duy nhất!) . Lizawa mua cho ông quần áo mới và đưa ông về ở trong 1 khách sạn - tại đây Yoshizawa đã liên tục làm việc và sáng tác đủ bộ 12 con giáp đúng thời hạn và các mẫu này được in trên số Asahi Graf tháng 1, 1952 - Chu'ng đã gây tiếng vang lớn và qua một đêm, Yoshizawa trở nên nổi tiếng ở Nhật !

1954 Ông sáng lập International Origami Centre ở Tokyo .Quyển sách đầu tay của ông, Atarashi Origami Geijutsu (Nghệ thuật xếp giấy mới) cũng ra đời vào năm này . Ŀây cũng là quyển sách đầu tiên với hệ thống ký hiệu chỉ dẫn mà sau này với sự thay đổi đôi chút của Sam Randlett (Mỹ) vào thập niên 1960 đã trở thành chuẩn quốc tế cho sách Origami cho đến nay .
Iizawa tiếp tục giúp đỡ , giới thiệu thêm hợp đồng cho Yoshizawa và 1955 giúp Yoshizawa tổ chức 1 cuộc triển lãm lớn ở Ginza - Tokyo và ông đã sáng tác rất nhiều mẫu mới cho cuộc triển lãm đầu tiên này .

Danh tiếng của ông cũng vượt ra ngoài nước Nhật khi độ 300 mẫu Origami của ông được bày tại Stedelijk Museum, Amsterdam thông qua Gershon Legman (ông này đã làm quen và thuyết phục Yoshizawa gởi các mẫu triển lãm ở Tokyo cho mình )
Lúc này người tây phương bắt đầu chú ý đến Origami và cuộc triển lãm này đã được tường thuật rộng rãi ở châu Âu . Origami được biết đến ở tây phương vào khoảng thập niên 60 nhờ công lớn của Robert Harbin, người đã trình bày 1 chương trình Origami trên tivi ở Anh, và bà Lilian Oppenheimer, người sáng lập ra Origami Centre ở New York ( khởi đầu của Origami USA ) . Bà Lilian cũng giúp tổ chức triển lãm origami của Yoshizawa ở New York 1959 và 1 điều rất đáng tiếc đã xảy ra khi nhiều khách tham quan tưởng đó là những vật làm = giấy chẳng có giá trị bao nhiêu , đã lấy đi các mẫu này trước khi ban tổ chức kịp can thiệp !!

Tiếng tăm của Yoshizawa trên trường quốc tế đã khiến Japan Foundation bảo trợ ông như 1 đại sứ văn hóa - vì vậy ông đã chu du rất nhiều nước , dạy origami và quảng bá văn hóa Nhật .
Ông viết độ 18 quyển sách Origami , đây chỉ 1 phần rất rất nhiều mẫu của ông được vẽ chỉ dẫn . Ông ước lượng mình đã sáng tác trên 50 000 mẫu vào 1989 .
Ngoài công sáng tạo ra hệ thống ký hiệu chỉ cách xếp mẫu , ông còn là cha đẻ của kỹ thuật xếp ướt - được ứng dụng rộng rãi ngày nay nhất là các cao thủ thiên về phong cách nghệ thuật , xếp như điêu khắc.

Ông là phật tử và thường cầu nguyện trước khi xếp giấy . Nhưng Yoshizawa còn nổi tiếng là người xa rời các nhóm Origami và các tác giả origami Nhật . Chỉ 1 số rất ít người trong vòng bạn bè và đệ tử mới được đến nhà ông và được coi mẫu của ông mà thôi . Trong quá khứ ông cũng chỉ triển lãm những mẫu đã được in trong sách - sợ sáng tác của mình bị các tác giả khác ..ăn cắp .

1983 Nhật hoàng phong cho ông huy chương Mặt Trời Mọc , danh hiệu cao qúy của xứ sở thần mặt trời . Người vợ đầu của ông mất thời chiến, hiện người vợ thứ 2 của ông , bà Kiyo còn sống - bà đã được mờii nói chuyện tại buổi khai mạc triển lãm origami tại ÿo tháng 7 2005 .

3/1998 ông tham dự triển lãm Origami chung với nhiều tác giả tại bảo tàng Louvre - Paris, có lẽ là cuộc triển lãm danh tiếng nhất cho đến bây giờ .

1999, 2000 1 cuộc triển lãm lớn về sự nghiệp Origami của ông đã được tổ chức ở các thành phố Nhật , bày khoảng 1500 mẫu !

Ông mất 14-3-2005



Vài hàng sơ lược về đại sư phụ cho những ai chưa biết - các bạn có thể tìm hiểu thêm về ông qua sách báo hay @ mạng .

Riêng tôi đã được thấy mẫu của ông bày ở các triển lãm 4 lần, nhưng cũng ít lắm, độ 10 mẫu - rất tiếc là tôi không đi Nhật 1999 hay 2000 được để coi cuộc triển lãm cuối đời của ông , là một cuộc triển lãm đặc biệt trong lịch sử Origami . Triển lãm này ông còn mời thêm 5 người mà ông cho là đã góp phần quảng bá nghệ thuật xếp giấy của ông trên thế giới , mỗi người bày vài mẫu . Đây là 1 vinh dự rất lớn với người được mời - David Brill , Eric Joisel , Michael LaFosse , Jonathan Baxter và Carlos Pomaron .

Tôi có gặp ông 1 lần tại OUSA convention , New York 1997 - còn nhớ dáng dấp 1 cụ già nhỏ bé đứng bên kệ trưng bày mẫu của mình..quan sát người xem ! Sau đó tôi có mua q. sách mới ra của ông, "Living Origami" và xin ông ký tên làm kỷ niệm - đáng tiếc là bất đồng ngôn ngữ , chỉ nói được vài câu qua người thông dịch . Độ 1 năm trước tôi cũng có "Creative Origami" của ông và những hình ảnh trong sách đã làm tôi hứng khởi rất nhiều, một phong cách rất nghệ thuật khác với những gì tôi thấy trước đó .
Cuối 1999 tôi có đánh liều gởi 1 lá thư cho ông kèm với 1 số hình ảnh mẫu tôi sáng tác ( hồi mới bắt đầu, rất đơn giản ) - nhờ 1 cô bạn Nhật dịch và đem về Nhật ( cô về thăm nhà ) - đồng thời cũng nhờ cô tìm mua giùm quyển catalogue triển lãm Origami của ông . Tôi đã rất vui và cảm động khi nhận được thư ông trả lời, kèm theo là 1 poster triển lãm và một số hình ảnh, bài viết về ông cắt từ báo Nhật ra . Năm sau khi đã có vài sáng tác khá hơn, tôi có gởi cho ông 1 quyển album nhỏ kèm lơi cảm ơn , nhưng không thấy hồi âm .
Tháng 8 2004 ông và vợ có xuất hiện nói chuyện tại Origami Tanteidan Convention ở Tokyo - ông đã rất yếu, ngồi xe lăn và vợ ông đã thay ông đỿc diễn văn . Sau đó hai người phải ra về nên không ai trong số khán giả (có tôi) hôm đó gặp gỡ hỏi thăm được .
3-2005 thì được tin ông qua đời . Hồi tháng t7,2005 tại ÿo tôi có hỏi về số phận các mẫu cũng như diagram chưa xuất bản của ông , nhưng chẳng ai biết sẽ ra sao cả - Joseph Wu bảo có lần nghe ông nói sẽ cống hiến cho Unesco (nhưng có lẽ là điều không nên !) Ŀành chỿ xem .

Như đã kể ở trên, theo tôi Akira Yoshizawa còn là nghệ sĩ xếp giấy đúng nghĩa đầu tiên, theo đuổi niềm đam mê thuở nhỏ và quyết sống = "nghề xếp giấy"
Mẫu của ông căn bản thường đơn giản nhưng xếp có hồn rất khó - có lẽ vì vậy các bạn không thấy mấy người xếp mẫu của ông trên các websites - (hay phần lớn vẫn thích xếp những mẫu phức tạp hơn ?)
Tôi đã có đề nghị trên O-list : để tưởng niệm bậc thầy này , hãy xếp những mẫu của ông và gom lại thành 1 gallery chung , nhưng ngạc nhiên khi chẳng thấy ai hưởng ứng cả . Ngay tại OUSA 6, 2005 cũng không có 1 bàn bày mẫu của ông để tưởng niệm 1 bậc thầy mới mất hồi tháng 3 ( tôi có xếp vài mẫu để ở góc triển lãm của mình )
Tôi chưa từng được thụ giáo với ông , nhưng tôi thấy mình học được rất nhiều qua những hình ảnh mẫu của ông.

( Ông phản đối việc sáng tác Origami dùng computer và đứng ngoài / xem như không biết đến khai phá về mặt kỹ thuật của Jun Maekawa, John Montroll, Robert Lang thập niên 80 )
Nếu bạn thấy card của Eric Joisel hay Joseph Wu …chẳng hạn, sẽ thấy họ để la` “Nghệ sĩ xếp giấy “ ( Xếp sĩ ? ) – origami artist .
Đúng la` rất ít, nhưng có 1 số ngươ`i sống = “nghê`xếp giấy( la` nghê` chính , toa`n thơ`i gian )
Hôm nay kể qua một va`i nhân vật . Có những ngươ`i tôi biết sống rất eo hẹp, nhưng theo tôi họ la` những ngươ`i đam mê va` can đảm .

Ngoa`i việc bán tác phẩm, nguô`n thu nhập của 1 số ngươ`i co`n tư` việc viết sách, nhận đơn đặt ha`ng la`m trang trí, quảng cáo, dạy các lớp origami, tiê`n được trả khi được mơ`i đi nói chuyện, mơ`i gíup tổ chức triển lãm ….

Bán tác phẩm ? trước hết phải kể đến Eric Joisel . Theo tôi biết, tác phẩm của Eric bán giá độ 500-5000đôla. Trong 1 lâ`n nói chuyện vê` vấn đê` na`y, Eric bảo ngươ`i mua chủ yếu la` dân gia`u ở Paris – nhưng có phải bán đê`u đặn được ? đôi khi ngươi` đỡ đâ`u nhớ đến, gọi ba`y tác phẩm thi` có thể bạn be` của họ có thể mua hết trong hôm đó – nhưng đôi khi mấy tháng 0 bán được gi` …nghĩa la` không có 1 thu nhập đê`u đặn va` ổn định. Eric co`n được mơ`i giúp tổ chức triển lãm, la` khách đặc biệt của các conventions, được mơ`i nói chuyện …, lang thang nhiê`u va` sống khá eo hẹp .

Vincent Floderer cũng ba`y bán tác phẩm của mi`nh ở các gallery, Vincent la` cao thủ thượng thư`a của môn phái “vo`, vuốt giấy “( crumpling ) .Tôi nhớ có lâ`n Vincent bảo sống 10 năm không có nước nóng ở 1 miê`n quê nước Pháp ( Ở xứ lạnh hệ thống h20 trong nha` thươ`ng có 2 vo`i nứơc lạnh va` nóng ). Bây giơ` xung quanh Vincent co`n có 1 nh'om ( Crimp ) cao thu trẻ của Pháp .

Pháp co`n 1 cao thủ khác, Jean Claude Correia, la` ngươ`i sáng lập ra hội xếp giấy Pháp 1978 nhưng ông tư` lâu không chơi chung với dân xếp giấy nữa , coi mi`nh la` nghệ sĩ tạo hi`nh , va` ba`y tác phẩm tại các gallery. Tác phẩm xếp giấy của Correia la` những tác phẩm trư`u tượng rất hay, khác với khuynh hướng chung của Origami .

Nhắc đến V.Floderer, thi` cũng nên nhắc đến Paul Jackson (Anh), la` ngươ`i “phát minh ra kỹ thuật vo`, vuốt giấy . P.Jackson cũng coi tác phẩm của mi`nh la` tác phẩm nghệ thuật, không phải la` xếp giấy. Bạn có thể coi website cua ông, ngoa`i xếp giấy, ông co`n la`m nhiê`u thứ khác liên quan đến xếp giấy va` dạy design ở các trươ`ng đại hỿc ….

1 quái kiệt ma` tôi đã thích các tác phẩm qua hi`nh ảnh trên mạng va` gặp lâ`n đâ`u hô`i tháng 7 ở Áo ( nhân dịp khai mạc triển lãm origami ở Hangar-7 ) la` Stefan Weber ( Đức ) . Stefan dong ruổi giang hô` = xe với 1 rương quâ`n áo va` ...giấy, ngô`i xếp va` bán mẫu trên đươ`ng phố ( hi`nh như co`n chơi/dạy guitar cổ điển nữa ) va` la` 1 trong những ngươ`i xuất chiêu nhanh nhất ma` tôi gặp , xếp nhanh ( phâ`n lớn xếp ướt ) va` liên tục trong khi vẫn có thể nói chuyện …., 1 mẫu độ 5-15’ ( cả mẫu con bo` rư`ng rất đẹp –hi`nh như có diagram trong Tanteidan convention book 11 ) Một lãng tử giang hô` . Dĩ nhiên đây la` cách bán mẫu khác, vi` hẳn nhiên xếp, bán ngoa`i đươ`ng như vậy gía không la` bao nhiêu cả. Stefan bảo…. Cũng đủ sống …

Joseph Wu học va` la`m vê` vi tính nhưng hiện la` nghệ sĩ xếp giấy toa`n thơ`i gian, nhận đơn đặt ha`ng tư` nha` xuất bản ở Ha` Lan... cho ca'c chiến dịch quảng cáo của ho…. ( các bạn có thể coi phâ`n “Commisioned Work “ ở website của Wu ) Theo tôi biết Joseph tính giá độ 100đôla /giơ`

Michael LaFosse ( Mỹ) lập Origamido Studio . Ngoa`i ba`y tác phẩm ở nhiê`u nơi, ông co`n viết sách, la`m video, dạy xếp giấy va` đặc biệt la` tự la`m giấy ( cũng như dạy la`m giấy ) cho mẫu của mi`nh . Nhiê`u cao thủ, nhất la` cao thu xếp côn tru`ng như R.Lang thươ`ng xa`i giấy mua ở Origamido . Michael cũng nhận các đơn đặt ha`ng …trang trí tủ trưng ba`y của các tiệm thơ`i trang chẳng hạn ….Ông được mơ`i đi nói chuyện nhiê`u vê` xếp giấy va` la`m giấy . Có 1 dạo trên web của Origamido để giá bán con ếch 500đôla .

Robert Lang la` kỹ sư, tiến sĩ vật lý nhưng bây giơ` cũng la` nghệ sĩ xếp giấy toa`n thơ`i gian ( cũng như “xếp những thứ khác – ứng dụng xếp giấy va`o khoa hoc – các bạn có thể coi ở website của R.Lang) Ngay ở website của mi`nh, Robert cũng đê` rõ… hâ`u như tất cả các mẫu đê`u để bán, bạn có thể liên lạc để biết giá . Tôi cũng nhận đơn đặt ha`ng nếu bạn câ`n … Ai cũng biế t R.Lang co`n la` tác gỉa của nhiê`u sách hay, nhưng Robert cho biết như q. gâ`n đây 1 “ Origami design secrets" vi` thích ma` la`m chứ công bỏ ra qúa nhiê`u, đê`n bu` vật chất không đáng . Có lâ`n nói chuyện , tôi có hỏi vê` việc bán tác phẩm va` Robert bao…cũng khó lắm, không mấy ngươi` bỿ 500, 800 đôla mua 1 con bọ xếp giấy = tỷ lệ thật ( xếp như vậy khó hơn la` xếp lớn nhiê`u ) …..

Tomoko Fuse có lẽ sống chủ yếu = viết sách, ba` la` nữ cao thủ sô 1 bây giơ` . Ngoa`i viết sách va` triển lãm, ba` co`n thiết kế chụp đe`n origami, nhiê`u cái tôi thấy rất đẹp nhưng tiếc la` không được sản xuất .
Ba` cũng giang hô` nhiê`u vi` thươ`ng xuyên được mơ`i la` khách đặc biệt của các convention .

Nữ cao thủ sống @ origami co`n co' Miyuki Kawamura, cu~ng viết sách ( nhưng cô bảo với tôi hẳn nhiên không đủ sống – nhưng có chô`ng la`m vê` vi tính bu` va`o ). Cô chuyên vê` unit origami .

Kunihiko Kasahara tôi nghĩ cũng sống = viết sách, la` ngươ`i viết sách nhiê`u nhất, va` cũng la` 1 trong những tác gỉa tôi rất thích .

Va` đại sư phụ Akira Yoshizawa ( 1911-2005), tôi nghĩ cũng la` ngươ`i sống = origami , không la`m nghê` gi` khác quãng đơ`i da`i vê` sau na`y . Ông cũng dạy các lớp xếp giấy cho 1 số ngươ`i chọn lọc .

Bên lê` 1 tí ( nhưng cũng có thể la` không ), 1 quái kiệt nữa ma` tôi cũng nói chuyện lâ`n đâ`u ở ÿo hô`i tháng 7 la` Saburo Kase, ông bị mu` tư` lúc 12 tuoi , nhưng xếp va` dạy xếp – hoa`n toa`n = cảm nhận . Bây giơ` Kase giong ruổi giang hô` với 1 đô`ng ha`nh , ông Eijii . Ông rất thích ngươ`i Việt Nam vi` trước đã có la`m việc/ giúp đỡ ngươ`i Việt ở Nhật. Tôi bảo ông la` hiệp sĩ mu` – cao thủ nghe gío kiếm - Zaitochi ( các bạn có coi phim na`y thi` biết ) va` ông cươ`i rất vui. Một câu chuyện vê` Kase ma` Peter Engel có nhắc đến trong “ Origami –from ange fish to Zen" .... khi Kase ti`m tới Yoshizawa để xin học, Yoshizawa đuổi vê` va` bảo “ Origami không phải để cho ngươ`i mu` “

Cuối cu`ng, ngươi` Việt thi` ở Mỹ có anh Nguyễn Duy cũng sống = viết sách origami va` dạy origami ở trươ`ng đại học ( lớp không có chứng chỉ - ngắn hạn )Sách của anh khá nhiê`u ( có thể ti`m trên amazon .com ) phâ`n lớn la` mẫu đơn giản va` nhiê`u mẫu xa`i kéo . Anh 0 tham gia OUSA nên cũng ít được nghe nhắc đến trong giới xếp giấy . Tôi biê't anh qua 1 ngươi` bạn gâ`n đây va` có liên lạc trao đổi .

Va`i đọan lang bang, tôi không nhớ ai đã nói với tôi mấy năm trước ở 1 convention ( E. Joisel ?), trên thế giới hiện nay có độ 50 ngươ`i sống = nghê` xếp giấy . Theo tôi họ la` những ngươ`i dũng cảm , va` may mắn - vi` họ da`nh được toa`n bộ thơ`i gian để la`m cái ma` họ thích .

Hợp đồng mới nhất của Robert Lang và Linda Mihara ( cả 2 đê`u là nghệ sĩ xếp giấy toàn thời gian )

Để quảng cáo xe Mitsubishi, họ đã được mời làm phông , bối cảnh cho đoạn phim quảng cáo ( dự định tung ra 2/2006)

http://www.adrants.com/images/Mitsubishi_O...iMGNA-3753.mpeg

Hi vọng các bạn coi được đoạn phim này
Theo Robert Lang thì tất cả đều là origami , cây cỏ , bầu trờii, mây , nhà cửa, cầu treo ( cây cầu cao độ 1m2, dài độ 4m8 ! khung = ván ép bắc lên = origami )..và dĩ nhiên là chú rồng cùng các chú chim, và nai ....

2 người đã làm việc liên tục 1 tuần liền cùng với nhóm làm mô hình của hãng phim .
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top