Bài thơ "con ếch" của Basho

Bài thơ "con ếch" của Basho

Xin mở topic bàn về bài thơ nổi tiếng của Basho:

古池や蛙飛びこむ水の音

Có lẽ ai học ngành Nhật hay quan tâm đến văn học Nhật thì cũng biết hay nghe giáo viên nhắc đến bài này.

Mười năm trước khi học giờ Văn học Nhật Bản và nghe thầy giáo (Thầy Nhật Chiêu)dịch ra tiếng Việt là :

"Ao cũ
Con ếch nhảy vào
vang tiếng nước xao"

Cùng với những lời giảng đại khái là "nó chứa cốt cách Nhật Bản" " nó mang tính chất thiền tông" "biểu hiện lòng yêu thiên nhiên" "toát lên cái hồn Nhật Bản"... Khi đó nghe xong nhưng vẫn không hiểu vì sao.

Vài năm sau khi qua Nhật được một vài giáo sư người Nhật giảng lại tuy có chi tiết hơn cũng bài ca giống như trên và lại ôm luôn 1 nỗi nghi vấn là "tại sao?"

Lý do để phải ôm câu hỏi như trên là vì dù là văn học đi nữa thì cũng cần có 1 sự giải thích hợp lý, rõ ràng. Tuy thế hầu như không có ai có 1 câu trả lời rõ ràng cả.


Tạm thời xin dừng ở đây. Và trên diễn đàn này ai quan tâm đến văn học Nhật hay quan tâm đến bài thơi này xin cho ý kiến rồi sẽ cùng thảo luận tiếp nhé:D
 
Bình luận (17)

hamham

chú béo chú béo chú béo
Xin mở topic bàn về bài thơ nổi tiếng của Basho:

古池や蛙飛びこむ水の音

Có lẽ ai học ngành Nhật hay quan tâm đến văn học Nhật thì cũng biết hay nghe giáo viên nhắc đến bài này.

Mười năm trước khi học giờ Văn học Nhật Bản và nghe thầy giáo (Thầy Nhật Chiêu)dịch ra tiếng Việt là :

"Ao cũ
Con ếch nhảy vào
vang tiếng nước xao"

Cùng với những lời giảng đại khái là "nó chứa cốt cách Nhật Bản" " nó mang tính chất thiền tông" "biểu hiện lòng yêu thiên nhiên" "toát lên cái hồn Nhật Bản"... Khi đó nghe xong nhưng vẫn không hiểu vì sao.

Vài năm sau khi qua Nhật được một vài giáo sư người Nhật giảng lại tuy có chi tiết hơn cũng bài ca giống như trên và lại ôm luôn 1 nỗi nghi vấn là "tại sao?"

Lý do để phải ôm câu hỏi như trên là vì dù là văn học đi nữa thì cũng cần có 1 sự giải thích hợp lý, rõ ràng. Tuy thế hầu như không có ai có 1 câu trả lời rõ ràng cả.


Tạm thời xin dừng ở đây. Và trên diễn đàn này ai quan tâm đến văn học Nhật hay quan tâm đến bài thơi này xin cho ý kiến rồi sẽ cùng thảo luận tiếp nhé:D

Ngẫm đi ngẫm lại và đọc trên gôgle thì em cũng có vài nhận xét như sau:
1. Đọc mấy câu thơ này lên, thì cảm giác đầu tiên giống như đang đứng trong 1 ko gian rất tĩnh lặng, rất lắng đọng. Cảnh vật rất cô tịch, lắng đọng theo tiếng ếch nhảy, tiếng nước. → Đây chính là cái tĩnh lặng mang tính thiền tông, và tình yêu thiên nhiên của tác giả. Hòa cùng thiên nhiên thì mới có thể cảm nhận được 1 ko gian như thế này.

2. Nói như 1 ai đó em search trên mạng như thế này.
「古池」は芭蕉の自然観も反映している。定着的な農耕社会である日本では、先祖代々がその自然とともに生き、やがて自然に帰っていき、自分自身もまたその道をたどる。それゆえ自然と自分を一体化し、自然の心を彼の心として生きる感情が「古池や」だけでなく、すべての創造活動の根本に流れている。芭蕉は春夏秋冬の四季の微妙な変化に敏感であり、自然の移ろいへの細かい観察が行った。それは「古池や蛙飛び込む水の音」といった自然への鋭敏な感覚を育み、それを基にさまざまな芸術や生活習慣が生まれている。
Cách cảm này e thấy khá hợp lý, chính cái tình yêu thiên nhiên này nó là cái tâm hồn của nhiều người Nhât ư?
 

hanh80

New Member
Mười năm trước ............

"Ao cũ
Con ếch nhảy vào
vang tiếng nước xao"

Vài năm sau ............

Tạm thời xin dừng ở đây. Và trên diễn đàn này ai quan tâm đến văn học Nhật hay quan tâm đến bài thơi này xin cho ý kiến rồi sẽ cùng thảo luận tiếp nhé:D

Bài này có kỉ niệm gì với bác à mà sao bác nhớ "zai" thế ah ?
Cảm nhận về văn thơ em dốt ghê gớm lắm...nhưng được cái cũng thích đứng ngoài tò mò 1 chút :D:D:D
 

kamikaze

Administrator
Không có kỷ niệm gì cả mà thường cái gì nghi vấn thi vẫn nhớ, vẫn suy nghĩ và tìm hiểu thôi.
 

kamikaze

Administrator
Có một chi tiết thú vị mà hầu như không thấy ai nhắc đến khi giảng về bài thơi này. Đó là về xuất xứ. Bài này không phải do Basho sáng tảc ra mà là do một học trò của ông sáng tác trong khi tập làm thơi Haiku. Tuy thế sau khi viết ra thì cảm thấy bài thơ không có hồn và quyết định bỏ đi. Basho hỏi học trò rằng "có chắc chắn bỏ đi hay không?" và khi được học trò đáp là "chắc chắn". Ông đã chỉnh lại vài chữ trong bài. Và kết quả là nó đã trở thành một trong những tuyệt tác của ông.
 

kamikaze

Administrator
Xin bàn tiếp về cách dịch của bài thơ này:

Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu : dịch là

Ao cũ
Con ếch nhảy vào
Vang tiếng nước xao

Nhớ lại hồi được chính thầy Nhật chiêu giảng thì thấy nói rắng chữ 飛び込む nên cần phải dịch là "nhảy vào" để diễn tả động tác của con ếch.

Và Giáo sư Vĩnh Sính thì diễn giải và dịch như sau

uru-ike ya
kawazu tobikomu
mizu no oto

Diễn giải
Trong ao xưa
con nhái nhảy vào
tiếng nước khua

Dịch:
Ao xưa bóng rũ trưa hè,
Nhái khua nước động, bốn bề tịch liêu!

(Xin xem thêm tại:
http://www.erct.com/2-ThoVan/VinhSinh/BaSho.htm)

Không cần phải nói. Bản dịch của giảo sư Vĩnh Sính rất hay. Vừa chuyển qua thơ Việt vừa giữ được cái hồn của bản gốc.

Và đặc biệt là Giáo sư Vĩnh sính còn liên tưởng đến bài thơ của Lưu Trọng Lư khi đọc bài thơ trên đây của Basho.

Qua bài thơ trên, nhằm nói lên khung cảnh yên lắng, tĩnh mịch quanh một cái ao xưa — chắc hẳn ở vườn sau một ngôi cổ tự vào một buổi trưa Hè, Bashô đã không dài dòng, dùng thanh âm (“nhái khua nước động ”) để gợi lên cảnh yên tĩnh. Mặc dầu nhà thơ không giải thích, người đọc có thể cảm nhận ngay quan hệ biện chứng giữa tĩnh và động trong bài thơ. Sau khi đọc xong, phản ứng tức thời là ta sẽ tự hỏi: “Ô kìa! Cảnh sắc tứ bề sao yên tĩnh quá, yên tĩnh đến nỗi có thể nghe tiếng nước khua khi chỉ một chú nhái con nhảy xuống ao!” Tiếng nước khua ở đây cũng như hồi chuông chiêu mộ, hay một câu công án tối nghĩa ai đó đọc lên để đánh thức ngộ tính của con người.

Xin mở dấu ngoặc để nói thêm rằng qua ‘tiếng nước khua’ trong bài này, ta không khỏi liên tưởng đến ‘tiếng gà trưa’ trong bài “Nắng mới” của nhà thơ Lưu Trọng Lư:

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác gà trưa gáy não nùng...

Đối với những ai đã sống ở miền đồng quê, tiếng gà trưa của Lưu Trọng Lư chắc hẳn đã làm sống lại biết bao kỷ niệm thời niên thiếu — dĩ vãng của những ngày tháng êm đềm trong một khung cảnh rất đỗi nên thơ. Nếu không câu nệ hình thức mà chỉ nói về nội dung, hai câu thơ trên của nhà thơ họ Lưu có thể nói là một bài haiku toàn bích. Trong ý nghĩa đó, hai câu kế tiếp, tuy rất hay, nhưng chỉ có giá trị bổ túc hay giải thích:

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không...

Ở điểm này có lẽ Vĩnh Sính cũng đồng quan điểm với nhiều người khác ở chỗ bài thơ gợi lên sự yên tĩnh, nhấn mạnh tâm hồn yêu thiên nhiên của người Nhật.

(còn tiếp)
 

kamikaze

Administrator
Quay lại xuất xứ của bài thơ này 1 chút xíu.
Như đã đề cập ở trên, bài này do đệ tử của Basho làm với nội dung như sau:
やまぶきや 蛙飛び込む 水の音
Tuy thế sau tác giả của nó lại cảm thấy nội dung quá “sáo rỗng” “rập khuôn”. (Lý do là vì đây là một cặp từ mang tính truyền thống trong văn học Nhật Bản . Điều này tương tự với các bài thơ Đường ở Việt Nam thường bị bó buộc vào một công thức vô hình nào đó).

Sau khi đệ tử quyết định bỏ bài thơ này thì Basho đã thay đổi Yamabuki thành ra Furuike.

(còn tiếp)

山吹 tiếng Việt là cây gì nhỉ?
i_txopojfZPccvNHf6aWpTzBtkPN2xRg_550


Theo trang này thì là hoa "lệ đường"
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

kamikaze

Administrator
Để hiểu vấn đề sâu hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Haiku.
Nói vắn tắt thì Haiku được cho là thể thơ bắt nguồn từ Haikai. Và Haikai là thơ chủ yếu lấy đề tài chuyên về cuộc sống trần tục để ngầm phản đối Waka trong “Cổ Kim Đông Tây” thiên về lấy chủ đề ca ngợi cái đẹp, và cao sang, xa với cuộc sống trần tục.

Ví dụ bài Haikai với nội dung như sau :

佐保姫の 春立ちながら 尿をして
. . 霞の衣 裾は濡れけり

Tạm dịch là “ Tiên nữ đứng tiểu và bị ướt váy”.

Ở đây hình tượng tiên nữ đã bị bắt “đứng” …(tư thế của phái nam)và kết quả là “ướt váy”.
Và kết quả là hình ảnh cao sang “tiên” đã bị kéo về thế giới trần tục.

Việc Basho chuyển Yamabuki qua furuike cũng là có dụng ý tương tự.
(còn tiếp)
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

lonelyinsnow

Moderator
Để hiểu vấn đề sâu hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu về Haiku.
Nói vắn tắt thì Haiku được cho là thể thơ bắt nguồn từ Haikai. Và Haikai là thơ chủ yếu lấy đề tài chuyên về cuộc sống trần tục để ngầm phản đối Waka trong “Cổ Kim Đông Tây” thiên về lấy chủ đề ca ngợi cái đẹp, và cao sang, xa với cuộc sống trần tục.

Ví dụ bài Haikai với nội dung như sau :

佐保姫の 春立ちながら 尿をして
. . 霞の衣 裾は濡れけり

Tạm dịch là “ Tiên nữ đứng tiểu và bị ướt váy”.

Ở đây hình tượng tiên nữ đã bị bắt “đứng” …(tư thế của phái nam)và kết quả là “ướt váy”.
Và kết quả là hình ảnh cao sang “tiên” đã bị kéo về thế giới trần tục.

Tương tự như thế việc Basho chuyển Yamabuki qua furuike cũng là có dụng ý tương tự.
(còn tiếp)

Hôm trước học văn học NB, thầy kêu lên phân tích bài này. Thầy có hỏi em câu đầu tiên "Furuikeya" thầy Nhật Chiêu dịch vậy có đúng không? Chuẩn không? [Hết hồn luôn] Rồi đưa ra một số bản dịch khác đối chiếu. Chẳng hạn có bản dùng từ "Ao hoang". (Thầy em k biết tiếng Nhật. Cũng khá bất ngờ vì cứ nghĩ các thầy cô nghiên cứu chuyên sâu văn học NB đều biết tiếng Nhật). Vào đây đọc bài anh Kami viết thì thấy một vài cái chưa được nghe nói tới, dù thầy nói rất nhiều về bài thơ này. Có lẽ vì hạn chế phần tiếng Nhật nên thầy chưa phân tích kĩ lưỡng câu chữ như vậy.
 

kamikaze

Administrator
Hôm trước học văn học NB, thầy kêu lên phân tích bài này. Thầy có hỏi em câu đầu tiên "Furuikeya" thầy Nhật Chiêu dịch vậy có đúng không? Chuẩn không? [Hết hồn luôn] Rồi đưa ra một số bản dịch khác đối chiếu. Chẳng hạn có bản dùng từ "Ao hoang". (Thầy em k biết tiếng Nhật. Cũng khá bất ngờ vì cứ nghĩ các thầy cô nghiên cứu chuyên sâu văn học NB đều biết tiếng Nhật). Vào đây đọc bài anh Kami viết thì thấy một vài cái chưa được nghe nói tới, dù thầy nói rất nhiều về bài thơ này. Có lẽ vì hạn chế phần tiếng Nhật nên thầy chưa phân tích kĩ lưỡng câu chữ như vậy.

Ngày xưa thầy Chiêu cũng chỉ bập bẹ tiếng Nhật và thầy đọc từ tiếng Anh, tiếng Nga.
Rất thiệt thòi cho sinh viên nếu như các giảng viên về văn học nước nào đó lại không biết tiếng nước đó. Để hiểu văn thì cần và nên đọc, hiểu nguyên tác(bản gốc)/ Đọc bản dịch sẽ dễ sai lệch.
Ngoài ra, dạy và nghiên cứu văn học Nhật mà không biết tiếng Nhật thì đã làm mất đi khoảng 70% cái hồn văn chương của các tác phẩm. Chỉ có thể hiểu được "ao cũ" khi đặt nó trong tiếng Nhật cũng như văn hoá, lịch sử, cách suy nghĩ (nói rộng ra là Nhân sinh quan và thế giới quan)của người Nhật.
 

lonelyinsnow

Moderator
Ngày xưa thầy Chiêu cũng chỉ bập bẹ tiếng Nhật và thầy đọc từ tiếng Anh, tiếng Nga.
Rất thiệt thòi cho sinh viên nếu như các giảng viên về văn học nước nào đó lại không biết tiếng nước đó. Để hiểu văn thì cần và nên đọc, hiểu nguyên tác(bản gốc)/ Đọc bản dịch sẽ dễ sai lệch.
Ngoài ra, dạy và nghiên cứu văn học Nhật mà không biết tiếng Nhật thì đã làm mất đi khoảng 70% cái hồn văn chương của các tác phẩm. Chỉ có thể hiểu được "ao cũ" khi đặt nó trong tiếng Nhật cũng như văn hoá, lịch sử, cách suy nghĩ (nói rộng ra là Nhân sinh quan và thế giới quan)của người Nhật.

Chắc cũng vì hạn chế đó nên thường thầy cô giảng bài lại tập trung vào những cái khác như "Thiền" hay "cốt cách Nhật Bản" gì gì đó như anh đã nói ở trên. Và cũng vì vậy nên quên mất việc "tạo cảm tình ban đầu" với bài thơ đó cho học sinh mình. Bởi khi dịch thơ haiku sang tiếng Việt dù hay cỡ nào cũng là dịch ý thơ, còn cấu trúc âm tiết 5 7 5 của nó thường không còn nữa.
Với người VN học thơ có lẽ đã quen nhiều với thơ Đường luật có vần điệu, nhịp nhàng nên khi đọc một bản dịch thơ Haiku cứ thấy nó...kỳ kỳ, vô duyên, khó hiểu,...Em cũng có cảm giác đó từ hồi biết qua thơ Haiku và Basho qua bài đọc thêm trong sách giáo khoa lớp 10,11 gì đó và nếu không học tiếng Nhật, không học môn VHNB thì chắc chắn ấn tượng đó không bao giờ khác đi. (Nhớ hồi trước cứ hay nói với nhau: thơ ông Basho này đọc "chuối" quá - như sở thích của ổng<< Ấn tượng đầu tiên như vậy thì chắc k có hứng thú gì để tìm hiểu tới nội hàm của nó nhỉ?)
 

kamikaze

Administrator
Tại sao Basho lại chọn hình ảnh con ếch và ao cũ?

Như đã nói ở trên, hình ảnh ao cũ được chọn vì muốn thoát khói sự sáo rỗng trong thơ ca truyền thống. Mặt khác còn có một lý do khác nữa khiến Basho chọn ao cũ và con ếch.

Thực tế cho thấy Basho rất am hiểu và chịu ảnh hưởng nhiều từ văn học Trung Quốc. Trong số vô vàn tác phẩm mà Basho chịu ảnh hưởng có thuyết “Mọc cánh hóa tiên”(Người có cánh và bay lên trời thành tiên)( Tác giả: Cát Hồng, thời Đông Tấn). Tư thế khi bơi của lòai ếch nhìn từ dưới lên cũng không khác gì với lòai chim(có cánh biểu tượng hóa tiên) khi đang bay. Do đó có thể nói rằng Basho đã rất khéo léo khi chọn hình ảnh con ếch. Việc này đã giúp thoát ra khỏi sự sáo rỗng trong văn chương truyền thống. Đồng thời nó cũng đã “ném” hình ảnh cao sang (tiên) từ trên trời xuống thế giới trần tục là một chiếc ao cũ.

Ngòai ra cũng có ý kiến cho rằng hình ảnh ao cũ (chứ không chỉ đơn thuần là “ao”) là hình ảnh quen thuộc trong văn hóa Nhật Bản. Và từ “cũ” đã gợi nhớ về những chiếc ao (hay hồ) đã tồn tại hàng tram năm. Đây cũng chính là biểu hiện của sự yên bình của cuộc sống. Và cũng cần phải lưu ý rằng cảnh vật hết sức tĩnh lặng để người ta có thể nghe được tiếng một côn ếch nhảy xuống nước. Tất nhiên đây chỉ là hình ảnh trong văn học nhưng cũng phần nào phản anh sự yên bình của cuộc sống thời đó.

Vĩnh Sính liên tưởng đến Lưu Trọng Lư khi đọc bài thơ này con bản thân tôi lại muốn so sánh với hai câu thơ của Trần Đăng Khoa:

“Ngòai thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi nghe mỏng như là rơi nghiêng”


Không gian và thời gian hòan toàn khác nhau. Tuy thế, có lẽ tiếng lá “rơi nghiêng” của Trần Đăng Khoa và tiếng(âm thanh) nước của Basho đã gặp nhau ở cách cảm nhận, diễn tả.

Liên quan đến hình hảnh “con ếch nhảy vào ao” của Basho có không ít nhà nghiên cứu cho rằng con ếch chính là Basho và “ao cũ” chính là cuộc sống tĩnh lặng. Hay cũng có người suy rộng ra rằng đấy chính là hình ảnh con người “nhảy” vào cuộc sống. Âm thanh của nước chính là âm thanh cuộc sống. Có lẽ cách cảm nhận như thế này nên để dành cho người đọc.

Nói tóm lại, một bài thơ rất ngắn. Và người nước ngoài đọc sẽ rất khó nhớ. Đặc biệt là khi phải đọc thơ dịch (diễn theo chữ). Tuy thế, tìm hiểu sâu hơn ta sẽ thấy chiều sâu và giá trị đích thực của nó. Xét ở góc độ sáng tạo thì với bài thơ này Basho đã vượt qua được những ràng buộc mang tính truyền thống, tạo nên một bước “nhảy” mới trong văn học khi nhuần nhuyễn kết hợp những hình ảnh quen thuộc của cuộc sống đời thường (trần tục) và những điển cố trong văn học Trung Quốc.

Khi viết lại những dòng này tôi liên tưởng đến cách dạy và học văn học Nhật Bản ở Việt Nam. Dường như hầu hết các thầy cô dạy văn học Nhật ở Việt Nam không biết tiếng Nhật để đọc bản gốc nên đã dẫn ra những sai lệch. Nếu như ở cấp III trong phần văn học nước ngòai cần phải dạy cho học sinh học bản dịch vì học sinh cấp III không biết tiếng Nhật thì lên bậc đại học thiết nghĩ nên dạy và giới thiệu cho sinh viên học ngay bằng tiếng Nhật. Chỉ như thế mới tránh được sự nhàm chán và hiểu sai.

Và ngẫm lại thì có vẻ như các thầy cô đã bỏ quên một yếu tố khá quan trọng đó là sự ảnh hưởng của văn học, văn hóa Trung Quốc lên nền văn học Nhật Bản.

Xin tạm dừng ở đây nếu có ai quan tâm thì xin mời thảo luận tiếp.
Cũng xin nhắc lại nếu ai copy đi đâu thì làm ơn ghi rõ nguồn .
 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

lonelyinsnow

Moderator
Liên quan đến hình hảnh “con ếch nhảy vào ao” của Basho có không ít nhà nghiên cứu cho rằng con ếch chính là Basho và “ao cũ” chính là cuộc sống tĩnh lặng. Hay cũng có người suy rộng ra rằng đấy chính là hình ảnh con người “nhảy” vào cuộc sống. Âm thanh của nước chính là âm thanh cuộc sống. Có lẽ cách cảm nhận như thế này nên để dành cho người đọc.
Đọc đoạn này nhớ tới một điểm đặc biệt trong thơ Haiku là "những khoảng trống" hay còn gọi là kết cấu "hư không". Những khoảng không đó dành cho độc giả vận dụng trí tưởng tượng của mình liên tưởng tới những sự vật, hiện tượng khác.

Chẳng hạn như trong bài thơ "con ếch" này cũng có nhiều cách liên tưởng.
Gắn vào bối cảnh văn học thời đó, "ao cũ" có thể là thể loại liên ca (renga) và Basho đã tạo nên sự phá cách mới khi sáng tạo ra thể Haikai (sau là haiku) cũng như tạo nên tầm ảnh hưởng rất riêng, rất mới. Và Basho phải chăng là "con ếch" nhảy vào làm vang động cả nền thơ ca Nhật Bản lúc bấy giờ.

Hay chăng, ta thử đem áp vào cuộc đời Basho...
Basho chỉ là con trai một samurai cấp thấp phục vụ lãnh chúa thành Ueno. Basho được vào thành năm 9 tuổi làm tùy tùng cho lãnh chúa và trở thành bạn thân thiết của con trai lãnh chúa. Nhưng người bạn này lâm bệnh và qua đời khi còn rất trẻ (24 tuổi) và Basho dù không được phép của lãnh chúa đã rời bỏ lâu đài Ueno. Và từ đây, ông bắt đầu cuộc du hành nam - bắc. Đi nhiều, biết nhiều, học hỏi từ nhiều người đã tạo nên trong Basho nguồn cảm hứng dồi dào vô tận thể hiện trong hàng loạt các bài thơ của ông.
Vậy phải chăng "con ếch" lúc này trở thành những "sự kiện" đánh dấu những bước ngoặt trong đời ông để ông bước ra khỏi cuộc sống "ao cũ" trong lâu đài Ueno để bắt đầu những cuộc du hành và mang về những hình ảnh đa dạng phong phú trong thơ ca...

Thật sự lúc học thầy luôn hỏi "còn ý nào khác nữa k?" Và sau khi nghe giải thích thì đã hiểu rằng với "cái khoảng không" trong haiku ta còn nghĩ ra nhiều hình ảnh và liên tưởng khác nữa. Không chỉ là "con ếch" hay "ao cũ" mà lúc này những hình ảnh này chỉ như là "bộ khung" và đem áp vào đâu là tùy thuộc vào người đọc.

Thơ Haiku thật sự rất khó hiểu, khó nhớ nhưng có không ít người vẫn say mê nó. Có lẽ đặc trưng về "khoảng không" cũng là một sự giải thích cho điều đó.
 

kamikaze

Administrator
Nói chung Văn hóa Nhật là dạng "nói ít hiểu nhiều". Câu chữ tuy ngắn nhưng có nhiều ẩn ý sâu xa.

Nhắc đến đây lại nhớ đến hồi trước rất may được học tiếng Nhật với vị giáo sư đã sọan đại từ điển tiếng Nhật. Trong bài giảng có nhắc đến nét đẹp của tiếng Nhật và đưa ra ví dụ về chữ こんにちは (xin chào).
Chữ này ai cũng biết nghĩa là "xin chào". Nhưng nguồn gốc của nó là

今日はご機嫌いかがですか (Câu này chắc không cần phải dịch vì ai cũng biết nghĩa nhỉ!)
Và về sau người ta lược bỏ đi thành ra 今日は hay こんにちは。

Viết đến đây nghĩ lại chữ "xin chào" của tiếng Việt thì bắt nguồn từ đâu nhỉ?


Quay lại vấn đề văn học Nhật thì do tiếng Nhật, văn hóa Nhật có đặc điểm như trên nên tất nhiên văn học- thế giới của ngôn từ- chắc chắn sẽ mở ra một cái gì rộng lớn hơn, sâu xa hơn.
 

tinhde

New Member
Em học chuyên ngành Văn và lựa chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp là văn học Nhật Bản, cụ thể là yếu tố Thiền trong tập thơ "Lối lên miền ÔKU" cua Basho. Bởi vậy mà dù không biết tiếng Nhật nhưng tìm mọi nguồn thông tin về Nhật Bản cũng như thơ hai-cư của Basho để đọc. Bài thơ về con ếch này được rất nhiều nhà nghiên cứu văn hóa Nhật đánh giá cao về giá trị thẩm mỹ và tư tưởng mà Mat-su-o Basho truyền đạt trong đó.
 

kamikaze

Administrator
Nếu em có ý định theo nghiêp nghiên cứu văn học Nhật Bản thì nên học tiếng Nhật.
 

tinhde

New Member
Vâng ạ, nếu có cơ hội triển khai đề tài lên thành luận văn cao học chắc chắn em sẽ phải dọc tiếng Nhật, vì đó là yêu cầu của cô giáo hướng dẫn . Nhưng hiện tại em cũng đang chật vật với công việc ad ạ :(( mà muốn học lên cao cũng phải có điều kiện kinh tế .

Đề tài mới chỉ dừng ở mức khóa luận nhưng em thực sự yêu thích thơ hai-cư Nhật đặc biệt là tư tưởng Thiền trong đó. Đúng là Thiền tông bắt nguồn từ Ấn Độ, được phát triển tại Trung Hoa nhưng đạt đến đỉnh cao thì chỉ có trên đất Nhật. Cách người Nhật vận dụng Thiền tông vào đời sống rất hay, vừa gần gũi bình dị nhưng không làm mất đi tư tưởng cao quý của Phật giáo.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top