Xã hội Bạn sẽ trả lời như thế nào nếu con bạn hỏi rằng "Nước Nhật có nghèo khó không ?"

Xã hội Bạn sẽ trả lời như thế nào nếu con bạn hỏi rằng "Nước Nhật có nghèo khó không ?"

Sự nghèo khổ của trẻ em ... Đó là cụm từ mà chúng ta thường nghe trên các bản tin, hầu hết mọi người đều không nhận ra điều đó vì xung quanh họ không có trẻ em nghèo khổ. Hãy xem xét vấn đề nghèo đói ở Nhật Bản.

"Nhà ăn cho trẻ em " mà thường nghe những ngày này ... Tình hình thực tế là gì?

1804th0.jpg


Nhiều người có thể đã nghe đến thuật ngữ nhà ăn dành cho trẻ em. Đây là một cộng đồng cung cấp bữa ăn cho trẻ em trong khu vực địa phương, và được điều hành bởi các tổ chức phi lợi nhuận NPO và cư dân địa phương. Ngoài ra, cái tên này còn được biết đến rộng rãi vì chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn FamilyMart, đang phát triển "Nhà ăn cho trẻ em Famima".

Theo một cuộc khảo sát do Trung tâm Hỗ trợ Nhà ăn Trẻ em Quốc gia NPO Musubie công bố vào tháng 12 năm ngoái, có 4960 nhà ăn cho trẻ em trên toàn quốc tính đến năm 2020, đây là mức tăng lớn thứ hai sau mức tăng 1423 nhà ăn từ năm 2018 đến 2019.

Nhà ăn của trẻ em có hai vai trò chính. Nó có vai trò là cơ sở cho trao đổi khu vực và đóng vai trò như một biện pháp chống lại tình trạng nghèo khổ ở trẻ em. Nó được sinh ra để giúp những trẻ em không thể ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng vì lý do tài chính hoặc gia đình. Nguồn gốc của các nhà ăn được cho là từ tổ chức "Kimagure Yaoya Dandan" ở quận Ota-ku, Tokyo vào năm 2012.

Mỗi khi bắt gặp một chủ đề như vậy, tôi lại tự hỏi, "Ở Nhật Bản có những trẻ em ở không thể ăn uống thỏa thích hay sao ?" Tôi nghe những đứa trẻ cũng nói, "Nhật Bản nghèo đến vậy sao ? Con không có những người bạn như vậy xung quanh mình."

Cụm từ "nghèo tương đối" được đưa ra khi thảo luận về tình trạng nghèo khổ ở trẻ em. Điều này đề cập đến tình trạng khó khăn so với mức sống của cả nước và tỷ lệ hộ gia đình có thu nhập thấp hơn một nửa thu nhập tiêu chuẩn của một hộ gia đình. Kể từ khi chính phủ công bố số liệu lần đầu tiên vào năm 2009, không thể tránh khỏi việc gần đây chúng ta đã nghe đến từ "sự nghèo khổ của trẻ em". Từ đây, chính phủ đã xúc tiến việc sửa đổi "Luật Khuyến khích ứng phó với nghèo đói của trẻ em" và kích hoạt phong trào hỗ trợ cho vấn đề trẻ em nghèo.

Theo "Điều tra cơ bản về đời sống quốc gia năm 2019" do Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản công bố vào tháng 7 năm 2020, tỷ lệ nghèo của trẻ em (17 tuổi trở xuống) là 13,5%. Kết quả là cứ bảy người thì có một người rơi vào cảnh nghèo đói. Người ta nói rằng con số đã được cải thiện 0,4 điểm so với cuộc khảo sát trước đó vào năm 2015, nhưng người ta đã chỉ ra rằng trong thảm họa Corona này, tình hình có thể đang tồi tệ hơn bây giờ.

Nhật Bản có "tầng lớp người nghèo" ở mức nhiều trên thế giới

OF3pa1aWCcRom2JxRnlEAcCZvfwZH0Am8nCMggTkGtFhAoVxdV8vULpVxiniB9fOYOP4ginYQhbiv-9jzTFV-CvD2UBrfO...jpg


Tỷ lệ nghèo tương đối được tính dựa trên tiêu chuẩn xác định thu nhập mới của OECD là 15,7% và tỷ lệ nghèo ở trẻ em là 14,0%. Theo công bố năm 2017, tỷ lệ nghèo tương đối của Nhật Bản đứng thứ bảy sau Israel, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile, Mexico và Estonia. Nhân tiện, thấp nhất là Iceland, Đan Mạch và Cộng hòa Séc.

Tỷ lệ nghèo tương đối cao có nghĩa là sự chênh lệch trong nước lớn. Tại Nhật Bản, sự chênh lệch tiếp tục được nới rộng, vượt quá mức trung bình của OECD kể từ năm ngoái. Trong số tỷ lệ nghèo tương đối là 15,7%, một nửa trong số đó, 48,3%, là các hộ gia đình đơn thân. Theo điều tra dân số quốc gia, trong cuộc điều tra năm 1990, có 550.177 hộ gia đình là bà mẹ đơn thân chiếm 1,36% tổng số và 101.705 hộ gia đình có bố đơn thân chiếm 0,25% tổng số hộ. 25 năm sau, trong cuộc điều tra năm 2015, 754.724 hộ gia đình là bà mẹ đơn thân chiếm 1,42% tổng số, và 84.003 hộ gia đình có bố đơn thân chiếm 0,16% tổng số. Sự gia tăng các hộ gia đình làm mẹ đơn thân là điều đáng chú ý.

20210412-00033258-gonline-000-1-view.jpg


Theo "Điều tra thống kê cơ bản về cơ cấu tiền lương trong năm 2020" của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi, mức lương tăng khi cả nam giới và nữ giới khi già đi, nhưng mức tăng là chậm hơn đối với nữ giới so với nam giới. Chênh lệch thu nhập do giới tính còn lớn, thông qua đó có thể thấy được hoàn cảnh khó khăn của các gia đình làm mẹ đơn thân.

Thay đổi mức lương của phụ nữ theo nhóm tuổi

20-24 tuổi 209.400 yên (nam: 214.600 yên)
25-29 tuổi 233.400 yên (nam: 252.600 yên)
30-34 tuổi 246.800 yên (nam: 289.200 yên)
35-39 tuổi 258.500 yên (nam: 328.300 yên)
40-44 tuổi 268.300 yên (nam: 360.700 yên)
45-49 tuổi 271.100 yên (nam: 387.900 yên)
50-54 tuổi 274.700 yên (nam: 419.600 yên)
55-59 tuổi 271.100 yên (nam: 420.100 yên)


Nghèo đói → Chênh lệch giáo dục → Nghèo đói… Chuỗi tiêu cực không thể dừng lại

Một người phụ nữ tự mình làm việc nhà, làm việc và nuôi con, thu nhập bấp bênh. Không hiếm trường hợp trẻ em ở một mình, không có cha mẹ cho đến đêm. Nếu có người lớn, thì sẽ có thể hỏi những điều chưa hiểu trong bài tập, nhưng cũng có thể thấy có những trường hợp ngay cả việc hỏi cũng không thể, dẫn đến việc không có thói quen học tập.

6e7ceee527401ba270342b594323069d.jpg


Theo "Báo cáo nghiên cứu về khảo sát tình trạng nghèo ở trẻ em trong năm 2019" của Văn phòng Nội các Nhật Bản, sự chênh lệch của các hộ gia đình không nghèo và hộ gia đình nghèo đã trả lời "đến trung học cơ sở" hoặc "đến trung học phổ thông "cho câu hỏi "nguyện vọng của phụ huynh mong muốn việc học của con với 3,8 lần là con số lớn nhất ở các khu vực. Mặc dù có sự khác biệt tùy theo vùng miền, nhưng thực tế là hiện nay cho dù việc học lên đại học đang dần đựoc cho là điều đuơng nhiên, các hộ nghèo chỉ có thể nghĩ đến mức giáo dục tối thiểu.

■ Tỷ lệ phần trăm số người được hỏi trả lời rằng họ muốn nhận con em mình học trung học cơ sở / trung học phổ thông

Tỉnh Osaka: Hộ không nghèo 12,8% /Hộ không nghèo 31,6%
Tỉnh Hiroshima: Hộ không nghèo 7,1% /Hộ không nghèo 24,7%
Tỉnh Okinawa: Hộ không nghèo 3,7% / Hộ không nghèo 14,0%
Thành phố Hirosaki, tỉnh Aomori: Hộ không nghèo 15,1% / Hộ không nghèo 24,9%
Thành phố Kawagoe, tỉnh Saitama: Hộ không nghèo 6,4% / Hộ không nghèo 20,1%
Thành phố Tajimi, tỉnh Gifu: Hộ không nghèo 22,5% / Hộ không nghèo 44,2%
Thành phố Kakogawa, tỉnh Hyogo: Hộ không nghèo 14,5% / Hộ không nghèo 33,6%
Thành phố Kagoshima, tỉnh Kagoshima: Hộ không nghèo 10,0% / Hộ không nghèo 33,6%


Chênh lệch về giáo dục dẫn đến chênh lệch về thu nhập và tạo ra một chuỗi tiêu cực dẫn đến tình trạng không thể thoát nghèo.

Chúng ta có thể làm gì để đối phó với những vấn đề xã hội như vậy ? Giống như các tổ chức phi lợi nhuận NPO điều hành các nhà ăn dành cho trẻ em,tổ chức các hoạt động thực sự ... đó vẫn là một rào cản khá lớn. Vì vậy, tôi rất mong được sự quan tâm và đóng góp. Có 5 nguồn tài chính cho các hoạt động của NPO nhằm vào các vấn đề xã hội : phí thành viên, quyên góp, trợ cấp, thu nhập kinh doanh và các khoản vay. Trong số này, đóng góp là quan trọng nhất.

Theo Văn phòng Nội các Nhật Bản, tính đến ngày 28 tháng 2 năm 2021, có 50.991 tổ chức NPO đã được chứng nhận. Các khoản đóng góp cho các tổ chức này cũng có lợi ích về thuế, giảm bớt trở ngại cho việc đóng góp. Bạn muốn giải quyết vấn đề xã hội nào? Việc thử thực hiện suy nghĩ đó bằng hình thức quyên góp thì sao ?

( Nguồn tiếng Nhật )
 

Đính kèm

  • df.jpg
    df.jpg
    44.6 KB · Lượt xem: 208

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top