“Bây giờ đã an tâm”

“Bây giờ đã an tâm”

Công ty Kyoshin Việt Nam sau mười năm hoạt động đã có đến chín lần điều chỉnh giấy phép xin tăng vốn đầu tư và được Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Tp.HCM (Hepza) đánh giá là một trong những doanh nghiệp Nhật hoạt động thành công.

Báo giới đã có cuộc trò chuyện với ông Sakae Oikawa, Tổng giám đốc công ty mẹ Kyoshin Kogyo, vừa đến thăm Việt Nam.

Ông cảm thấy thế nào sau mười năm hoạt động tại Việt Nam?

Có thể nói, đến giờ này chúng tôi thật sự an tâm vì đã quyết định đúng khi chọn Việt Nam là nơi duy nhất đầu tư xây dựng nhà máy ở nước ngoài.

Vì sao đến bây giờ ông mới thật sự an tâm?

Khoảng mười năm trước, cũng giống như nhiều doanh nghiệp Nhật khác, chúng tôi xem Việt Nam là vùng đất mới để đầu tư xây dựng nhà máy. Khi ấy, mọi thông tin về Việt Nam chúng tôi biết rất sơ sài thông qua việc tìm hiểu từ các công ty Nhật đi trước. Có thể nói Việt Nam ở thời điểm ấy còn nhiều thiếu thốn cho việc đầu tư sản xuất, vì hệ thống thông tin liên lạc và cơ sở hạ tầng vận chuyển còn yếu kém…

Thế nhưng, Kyoshin vẫn quyết định đầu tư với lý do nơi đây có nguồn nhân lực dồi dào, cần cù với chi phí thấp và người dân địa phương có những nét tương đồng với văn hóa Nhật. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp Nhật khác đầu tư sang Trung Quốc do thị trường rộng lớn cộng với nhiều chính sách ưu đãi hơn và nguồn nhân lực không thua kém gì so với Việt Nam.

Tuy vậy, không ít doanh nghiệp Nhật đã đầu tư tại Trung Quốc giờ đây đang có xu hướng chuyển đầu tư qua nơi khác, trong đó có Việt Nam. Có một số nguyên nhân làm cho thị trường đầu tư Trung Quốc trở nên kém hấp dẫn hơn với các nhà đầu tư Nhật, đó là làn sóng chống Nhật ở Trung Quốc và xu hướng tăng giá của đồng nhân dân tệ trong thời gian qua.

Riêng ông cảm thấy thế nào về xu hướng này?

Chúng tôi chuyên sản xuất các linh kiện điện tử để cung ứng cho ngành sản xuất lắp ráp xe hơi, xe máy và ngành điện tử nên cũng thường xuyên theo dõi những bước đi của các đơn vị mua hàng của công ty cũng như cập nhật thông tin qua những công ty Nhật khác.

Theo tôi, Trung Quốc lâu nay vẫn là điểm đến của nhiều nhà đầu tư Nhật và hiện nay hầu hết các công ty Nhật vẫn tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc, nhưng họ đồng thời đang đi tìm một số thị trường khác thuận lợi hơn, đỡ rủi ro hơn.

Quả thật, Việt Nam đang nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách những quốc gia và lãnh thổ chiếm được lòng tin của giới đầu tư Nhật. Hiện có rất nhiều nhà đầu tư lớn của Nhật dự định đầu tư tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam với quy mô lớn.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số tập đoàn lớn hoạt động trong ngành điện tử, xe hơi đã có những động thái đầu tư này. Những chuyển hướng này của các công ty Nhật sẽ rất thuận lợi cho việc kinh doanh, sản xuất của Kyoshin tại Việt Nam.

Theo ông, đầu tư vào Việt Nam hiện nay, nhà đầu tư sẽ gặp những thuận lợi và khó khăn gì so với thời điểm trước?

Nhìn chung trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài.

Có thể nói, mười năm trước Việt Nam còn nghèo, cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc kinh doanh rất yếu kém, giờ đây những hạn chế đó đã được cải thiện mặc dù vẫn còn yếu hơn so với một số nước trong khu vực. Nhất là hạ tầng giao thông tại Tp.HCM chưa phát triển theo kịp nhu cầu nên việc vận chuyển hàng hóa còn chậm và các thủ tục hành chính còn rườm rà.

Điều chúng tôi lo lắng nhất hiện nay là một trong những lợi thế trước đây của Việt Nam nay đã không còn. đó là lực lượng lao động đã dần khan hiếm. Kyoshin Việt Nam ngày càng phát triển, có nhu cầu mở rộng sản xuất, nhưng hơn một năm qua việc tuyển dụng lao động phổ thông cũng như có tay nghề cao tại công ty rất khó khăn.

Điều này không chỉ xảy ra với công ty chúng tôi mà nhiều công ty Nhật khác có dự án đầu tư tại Tp.HCM đều gặp phải. Nhiều công nhân đã được công ty tuyển dụng, đào tạo và làm việc tại nhà máy nhưng chỉ một thời gian ngắn đã bỏ đi theo những lời mời gọi của các công ty khác với mức lương được hứa hẹn là cao hơn.

(Theo TBKTSG)
 

Bài viết liên quan

Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Số vụ phá sản của các công ty trong tháng 4 đạt mức cao nhất trong 11 năm ,do thiếu hụt lao động và giá cả tăng cao.
Nhật Bản : Số vụ phá sản của các công ty trong tháng 4 đạt mức cao nhất trong 11 năm ,do thiếu hụt lao động và giá cả tăng cao.
Tokyo Shoko Research đã công bố vào ngày 12 rằng số vụ phá sản của các công ty trong tháng 4 là 828 vụ , tăng 5,7% so với cùng kỳ năm ngoái, mức cao nhất trong 11 năm kể từ mức 914 vụ vào năm...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : 7,19 triệu thị thực được cấp cho người nước ngoài . Con số cao thứ hai kể từ trước Corona.
Nhật Bản : 7,19 triệu thị thực được cấp cho người nước ngoài . Con số cao thứ hai kể từ trước Corona.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã thông báo rằng số lượng thị thực được cấp cho người nước ngoài bởi tất cả các phái bộ ở nước ngoài vào năm 2024 là 7.196.373 người , tăng khoảng 3,03 triệu người so với...
Thumbnail bài viết: Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân...Trong khi một số người vui mừng, những người khác lại nói rằng "không hiệu quả".
Dư luận đang chia rẽ về kế hoạch trợ cấp bằng tiền mặt cho tất cả người dân của chính phủ. Một số người có thể nghĩ rằng việc cắt giảm thuế sẽ hiệu quả hơn, xét đến những vấn đề phát sinh từ các...
Thumbnail bài viết: 5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
5,84 triệu bệnh nhân mất trí nhớ , tại sao Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao nhất trong số các nước phát triển?
Số lượng người cao tuổi mắc chứng mất trí nhớ tiếp tục tăng theo từng năm và dự kiến sẽ vượt quá 5,84 triệu vào năm 2040. Nhật Bản có tỷ lệ mất trí nhớ cao Mất trí nhớ là một trong những vấn...
Thumbnail bài viết: Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Nhật Bản : Cán cân thanh toán quốc tế đạt thặng dư kỷ lục 30 nghìn tỷ yên , cập nhật năm thứ hai liên tiếp, tác động của đồng yên yếu.
Bộ Tài chính công bố vào ngày 12 rằng thặng dư tài khoản vãng lai, thể hiện tình hình giao dịch hàng hóa, dịch vụ và đầu tư với các quốc gia ở nước ngoài, đã tăng 16,1% so với năm trước lên...
Thumbnail bài viết: Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
Lý do khiến cước điện thoại di động liên tiếp tăng, KDDI theo chân Docomo. Softbank và Rakuten sẽ ra sao ?
NTT Docomo và KDDI lần lượt công bố các gói giá mới vào tháng 5 năm 2025. Nhìn vào nội dung, có vẻ như giá đã tăng so với các gói giá tương tự hiện có. Không còn nghi ngờ gì nữa, tình hình lạm...
Thumbnail bài viết: Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Thuế và chi phí an sinh xã hội là gánh nặng . Tỷ lệ gánh nặng quốc gia của Nhật Bản có cao hơn các quốc gia khác không?
Theo ngân sách năm tài chính 2025 do Liên đoàn các Hiệp hội Bảo hiểm Y tế Quốc gia công bố vào ngày 23 tháng 4, tỷ lệ phí bảo hiểm trung bình cho năm tài chính này là 9,34%, tăng 0,03 điểm so với...
Thumbnail bài viết: Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đổi tên công ty thành "NTT" từ ngày 1 tháng 7 , logo công ty cũng thay đổi.
Nippon Telegraph and Telephone (NTT) đã thông báo vào ngày 9 tháng 5 rằng công ty sẽ đổi tên thành "NTT Corporation" từ ngày 1 tháng 7. Ngoài ra, công ty sẽ cải tiến nhận diện công ty (CI) và logo...
Thumbnail bài viết: Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Điều tra tình hình thực tế về chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản (ấn bản năm 2025).
Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), được biết đến là một cơ quan quốc tế do độ tin cậy của dữ liệu mà viện này cung cấp, thường xuyên công bố nhiều báo cáo khác nhau về xu hướng...
Thumbnail bài viết: Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Số lượng du khách nước ngoài đến Nhật Bản vượt quá 10 triệu lần đầu tiên trong một quý ! Du lịch trong nước có thực sự có tác động kinh tế không ?
Tôi cảm thấy rằng số lượng khách du lịch nước ngoài đã tăng lên gần đây, nhưng liệu đó có thực sự là điều tích cực cho nền kinh tế không? Bạn đã bao giờ có một câu hỏi đơn giản như vậy chưa? Theo...
Your content here
Top