Doanh nghiệp Chọn người kế nghiệp: Bài toán khó của các tập đoàn lớn tại Nhật Bản trong đại dịch (phần 1)

Doanh nghiệp Chọn người kế nghiệp: Bài toán khó của các tập đoàn lớn tại Nhật Bản trong đại dịch (phần 1)

Chọn người kế nghiệp là một bài toán khó cho các doanh nghiệp lớn bất cứ nơi đâu. Các doanh nghiệp Nhật Bản cũng không phải là ngoại lệ. Chúng tôi lược dịch và giới thiệu trường hợp của một số tập đoàn lớn của Nhật như Softbank, Uniqlo, Toyota.. Hy vọng rằng thông qua loạt bài viết này bạn đọc có thể hiểu được nỗi trăn trở, tham vọng của những người đứng đầu các tập đoàn này đồng thời cũng phần nào hiểu được văn hóa kinh doanh của người Nhật.

masayoshison.jpg

I/ MASAYOSHI SON: TUYÊN BỐ “CHUYỂN GIAO CÔNG VIỆC Ở TUỔI 60” BÂY GIỜ RA SAO?

“Lựa chọn người kế nghiệm” chính là công việc quan trọng nhất đối với giám đốc.Nhiều nhà quản lý đã nhấn mạnh điều này. Hơn nữa, thật khó để quyết định trong trường hợp doanh nhận đó lại là người sáng lập một doanh nghiệp lớn đã phát triển để đại diện cho Nhật Bản từ lúc còn trắng tay.

Masayoshi Son , 62 tuổi, hiện đang là Chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của SoftBank Group (SBG) cũng là một trong số đó. Lần đầu tiên tôi gặp ông Son là vào năm 1986, năm thứ 5 kể từ khi thành lập Softbank Nhật Bản (tiền thân của SBG) , khi ông 29 tuổi.

Tất nhiên là khi này tóc ông còn nhiều. Thế nhưng thể trạng của ông thì lại hoàn toàn không tốt. Thực tế, vào năm thứ hai sau khi thành lập công ty, ông Son bị bệnh viêm gan mãn tính và được bác sĩ tuyên bố là “chỉ còn sống được 5 năm”, nhưng ông đã quay trở lại chức giám đốc sau khi nhập viện nhiều lần trong vòng 3 năm rưỡi.

Những người đã đừng tứng trên bờ vực của cái chết sẽ nghĩ rằng họ cần phải đốt cháy cuộc sống của bản thân sau này. Người sáng lập Daiei, Isao Nakauchi, người được triệu tập với tư cách là một binh nhì trong thế chiến II, đã chịu đựng cơn đói, dường như đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết vào đêm trước thế chiến tại Philippin . Inamori Kazuo, người sáng lập của Kyocera, vào thời điểm đó năm 12 tuổi cũng bị nói là sẽ chết vì bệnh lao ( triệu chứng ban đầu thâm nhiễm phổi ), đã luôn nghĩ rằng mình sẽ chết trên giường bệnh. Trải nghiệm cận kề cái chết này đã trở thành “điểm khởi đầu trong triết lý kinh doanh” của hai người.

Ngay từ thời điểm thành lập, ông Son đã tuyên bố : “ Tôi sẽ thành danh ở độ tuổi 20, tiết kiệm ít nhất 100 tỷ Yên làm vốn kinh doanh ở độ tuổi 30, cạnh tranh ở tuổi 40, hoàn thành công việc kinh doanh ở độ tuổi 50 và để người kế nghiệm tiếp quản kinh doanh ở tuổi 60” . Ông Son thỉnh thoảng có những câu đùa như thế này. “Không ít người nghĩ rằng tôi khoe khoang khoác lác, nhưng mọi người có biết từ “khoác lác” được dịch sang tiếng anh là gì không ? Là tầm nhìn.”

Chắc chắn một điều khi chúng ta nhìn lại cuộc đời kinh doanh của ông Son, ông đã biến lời nói của mình thành hiện thực trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, “để người kế nhiệm tiếp quản công việc kinh doanh ở tuổi 60” thì vẫn chưa được thực hiện. Ông Son sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 63 vào tháng 8 năm 2020, nhưng ông vẫn cai quản SBG với tư cách chủ tịch và giám đốc điều hành cho đến nay. Năm 2015, ông Son đã có suy nghĩ nghiêm túc về việc chuyển giao công việc trước khi bị nói là một “ông già khó tính” , và đã bổ nhiệm cho phó giám đốc Nikesh Arora ( cựu phó giám đốc của Google ) là người kế nhiệm. Nhưng ngay năm sau đó, ông Arora đã quyết định rời khỏi công ty. Ông Son đã cho biết tại Đại hội cổ đông định kỳ lần thứ 36 được tổ chức vào tháng 6 năm 2016.

“Khi tôi nghĩ rằng mình đã khô héo, khát vọng muốn tiếp tục làm giám đốc thêm một thời gian nữa lại trỗi dậy trong tôi. Tôi thực sự xin lỗi ông Nikesh khi đã đưa ra phát biểu này. Tôi sẽ tiếp tục giữ chức vụ này ít nhất từ 5~10 năm nữa.” “Tôi sẽ giao việc kinh doanh cho người kế nhiệm vào năm tôi 60 tuổi” , ông Son đã tuyên bố như vậy, thế nhưng khi thời điểm đó đến, ông lại “thay lòng”. Chắc chắn vào thời điểm này, có lẽ ông đã dự đoán được tương lai tươi sáng vẫn tiếp diễn.

Nhưng tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Từ nửa cuối năm tài khóa 2019, kinh doanh và tình hình tài chính bắt đầu xấu đi mạnh mẽ. Vào ngày 13 tháng 4 năm 2020, SBG đã phát biểu đánh giá lỗ lãi kinh doanh giảm xuống còn 1,35 nghìn tỷ yen ( thặng dư của kỳ trước đó là 2,353 nghìn tỷ Yên ) và lỗ lãi cuối cùng đạt 750 tỷ Yên ( thặng dư của kỳ trước đó là 1,411 nghìn tỷ yên ), dự báo về việc kinh doanh hợp nhất cho năm tài chính kết thúc vào tháng 3. Ảnh hưởng của virus Corona đã làm suy giảm sự quản lý của công ty liên doanh đầu tư vào công ty và hạ thấp giá trị doanh nghiệp.

Ông Son có thể vượt qua tình hình khó khăn này không ? Nếu tiếp tục đích thân kinh doanh, giá trị đích thực của chiến lược thể hiện ý chí quyết tâm tiếp tục kinh doanh sẽ là yếu tố được để ý đến.

Mong ông một lần nữa lên tiếng khoác lác, à không, là tầm nhìn, và thực hiện nó. Trớ trêu thay, tên của công ty đầu tư mạo hiểm dưới cái ô của nó đã ghi nhận khoản lỗ đầu tư khoảng 1,8 nghìn tỉ Yên trong năm tài khóa kết thúc vào tháng 3 năm 2020, là quỹ đầu tư “Vision fund”.

-Chọn người kế nghiệp: Bài toán khó của các tập đoàn lớn tại Nhật Bản trong đại dịch (phần 2)
 
Sửa lần cuối:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top