Chuyện về những nàng geisha

Chuyện về những nàng geisha

Nói đến những sắc thái văn hóa truyền thống của dân tộc Nhật, chúng ta liên tưởng ngay đến các hiệp sĩ (samurai), phong cách trà đạo và... các nàng geisha - một thành phần xã hội đã tồn tại trên 250 năm, nay vẫn còn ẩn chứa những nét đẹp sau lớp áo kimono đã qua một thời vàng son, hư ảo...

Gesisha hát múa để kiếm sống... [/SIZE



sha3112.jpg



Geisha hay nghệ giả, theo ngôn ngữ Nhật, là những người sống bằng nghệ thuật. Họ không phải là vũ nữ, càng không phải là gái làng chơi như có người nhầm lẫn. Họ có nhiều kỹ năng khác nhau như đàn hát, múa, kể chuyện, pha trà..., được đào luyện kỹ và sống trong một khuôn khổ nhất định. Hiểu theo nghĩa chặt chẽ thì nghề geisha xuất hiện từ đầu thế kỷ 17, nghĩa là cách nay hơn 250 năm... Hai “tiền thân” của geisha là Saburuko, xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 7 và Shirabyoshi, tồn tại vào những năm 1185-1333 thuộc Công nguyên.

Saburuko (người phục vụ) là hệ quả những đổi thay sâu sắc trong xã hội Nhật vào cuối thế kỷ thứ 7. Hoàn cảnh xã hội đã đẩy nhiều phụ nữa khỏi đời sống gia đình và kiếm sống trên đường phố. Phần lớn trong số họ xuất thân từ những tầng lớp thấp kém, nhưng cũng có những người có tài năng và được hưởng thụ một nền giáo dục hoàn hảo. Vào thời này, các Saburuko có tài múa, hát tuồng được mời đến phục vụ cho giai tầng quý tộc trong xã hội.

Shirabyoshi lúc đầu chỉ là tên của một vũ khúc. Về sau, nó được đặt cho các cô gái thường biểu diễn vũ khúc này để kiếm sống. Khi cấu trúc xã hội Nhật bị phá vỡ, sự sa sút của nhiều gia đình quý tộc khiến cho nhiều cô gái biến thành Shirabyoshi để có thể tồn tại. Vốn có một nền học vấn cao, họ nổi tiếng với tài múa hát và làm thơ.

Nhiều người nhận được sự nâng đỡ của những gia đình thuộc tầng lớp thượng lưu, trong đó có hai dòng họ quý tộc nổi tiếng là Fujiwara và Taira. Trong quá trình tồn tại như một thành phần xã hội được chú ý nhiều, họ còn biết hát các bản ballad chuyên soạn dựa vào kinh Phật du nhập từ Trung Quốc.

Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, các khu vui chơi giải trí ra đời ở Nhật, theo mô hình các khu giải trí do nhà Minh thành lập ở Trung Quốc. Sang thế kỷ 18, sự phồn thịnh và tính văn hóa cao ở những nơi này đã làm phát sinh một thành phần mới gọi là “Geiko”. Họ xuất thân từ Osaka và Kyoto, lúc đầu là nam giới, nhưng về sau, nữ giới hầu như chiếm lĩnh “trận địa” và trở thành những geisha đầu tiên trong lịch sử Nhật. Sự xuất hiện của những cô gái này gắn liền với sự ra đời của cây đàn shamisen, tên ban đầu là jabisen

Từ giữa thế kỷ 18, geisha là hiện thân của một kỹ nghệ vui chơi trong xã hội Nhật, mục đích chính là làm vui giới đàn ông thừa tiền lắm của. Họ không phải là gái làng chơi, nhưng trong đời sống cá nhân, họ có thể có mối quan hệ lâu dài với một người đàn ông nhất định nào đó về các mặt nghệ thuật, kinh tế và tính dục.




gei3112.jpg

Nếu lấy chồng, Geisha phải về quê...

Về sau, với sự phát triển của xã hội, các geisha có một tầm hoạt động rộng rãi hơn. Họ phục vụ trong các trà ốc (O-chaya: quán trà) hay các nhà hàng sau khi đã trải qua những khóa huấn luyện kỹ năng như múa cổ điển, ca hát, đàn shamisen, cắm hoa, nghệ thuật mặc kimono, trà đạo, thư pháp, chuốc rượu... Một geisha thành công phải là người biết phô diễn vẻ đẹp, sự duyên dáng, tài năng nghệ thuật, sự tinh tế trong ứng xử với mọi người.

Để được trở thành geisha, đối tượng phải là con của một geisha hoặc được một trà ốc nhận vào làm. Trong quá khứ nhiều cô gái đẹp, còn nhỏ tuổi, bị mồ côi hay sống trong những gia đình quá nghèo túng, thường được thân nhân mang bán cho các trà ốc. Các cơ sở này phải đầu tư một khoản tiền lớn để huấn luyện họ và cho họ mặc những bộ kimono màu sắc sặc sỡ. Nhiều khi đích thân người chủ quán (okamisan) huấn luyện họ. Khi đạt đến một trình độ nhất định, những cô gái trên được gọi là maiko, được xem như những geisha tập sự. Họ có nhiệm vụ tháp tùng các geisha để tiếp tục học việc và tập làm quen với nghề.

Thông thường khi đến tuổi 20, một maiko sẽ tự quyết định trở thành geisha hay không. Nếu lấy chồng, họ sẽ phải bỏ nghề.

Tuy không có luật lệ nào quy định, nhưng trong quan hệ với người đàn ông là khách thường xuyên của một nhà hàng hay trà ốc, vị trí của geisha được phân định rõ rệt với vai trò người vợ trong gia đình người khách ấy. Trong nền văn hóa Nhật, các geisha không hề là mối đe dọa đối với đời sống gia đình của bất cứ người khách nào. Điều này cũng dễ hiểu, vì mối quan hệ giữa họ với nhau không dựa vào tình cảm yêu đương. Các bà vợ thường biết rõ những cô geisha nào phục vụ chồng mình tại các nơi công cộng, đôi lúc, họ chạm mặt nhau trên đường đi.

Ngoài những việc trên, các geisha có thể cố vấn cho khách về những vấn đề trong lãnh vực thương mại mà ông ta đang tham gia. Họ biểu diễn trong tiệc cưới của con gái các khách hàng và tham dự lễ tang nếu chẳng may khách hàng của họ qua đời...

Người Lao Động – Theo KTNN

 
Sửa lần cuối bởi điều hành viên:

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top