Chị ơi em cảm thấy câu này vẫn chưa sát lắm thì phảiChỗ "Bản quyền cá nhân", với cả nó : 著作権法で許される「私的複製」を逸脱しており đâu phải là 'làm sai lệch sự cho phép" đâu nhỉ ? :-?
Với dịch thiếu のだ nữa Dịu nhỉ
Theo jindo hiểu : cái コピーすることは đang (đã) 逸脱して cái 私的複製」, (và 著作権法で許される là bổ nghĩa cho 私的複製)
逸脱して: Đi chệch hướng, đi lệch khỏi... ( jindo dịch theo ngôn từ của mình >> đi vượt ra khỏi... )
複製 : phục chế, tái tạo, sao chép...
私的複製 : (sự) sao chép của cá nhân ( riêng tư ) .. ( jindo dịch là quyền sao chép cá nhân(riêng tư))
著作権法で許される私的複製 : quyền sao chép riêng tư (của cá nhân) đã được Luật bản quyền cho phép(công nhận)
>>... đang đi vượt ra ngoài "Quyền sao chép riêng" đã được Luật bản quyền cho phép,...
Dịu thế nào?
Dịu cũng nghĩ vậy, chỉ có chỗ 私的複製 thì vẫn bảo lưu "sao chép cá nhân" <- "sự" chứ không phải "quyền".
Một mặt, tiếng Nhật cũng không có chữ 権 (quyền).
Mặt khác, Dịu nghĩ Luật Bản quyền sẽ quy định là:
1. Những hành vi sau sẽ bị coi là "vi phạm bản quyền": .....
2. Ngoài những hành vi trên, những hành vi khác không được coi là "vi phạm bản quyền". Hoặc, những hành vi: ... không được coi là "vi phạm bản quyền".
Luật Bản quyền nội dung chắc sẽ bảo vệ cho quyền tác giả, quyền sở hữu là chủ yếu, chứ chắc ko quy định rằng cá nhân khác có quyền sử dụng tác phẩm, vật sở hữu của người khác thế nào.
và JIndo nghĩ rằng trong Luật cũng ko có câu kiểu như :
2. Ngoài những hành vi trên, những hành vi khác không được coi là "vi phạm bản quyền". Hoặc, những hành vi: ... không được coi là "vi phạm bản quyền".
Chỉ có dạng : Những hành vi sau đây sẽ là hành vi vi phạm Luật Bản quyền... thôi chứ ?
ý jindo là trong luật có thể viết là :
-Cho phép người sử dụng... thế này thế kia..
Chứ ko có dạng :
-Ngoài những hành vi trên, những hành vi khác không được coi là "vi phạm bản quyền". Hoặc, những hành vi: ... không được coi là "vi phạm bản quyền".
Vi phạm về bản quyền một tác phẩm
Sao chép nguyên văn một phần hay toàn bộ tác phẩm đã có từ trước nhưng không có giấy cho phép của người hay giới có bản quyền.
Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng toàn bộ ý tưởng chi tiết cũng như thứ tự trình bày của một tác phẩm bị sao chép. Dạng vi phạm này khó phát hiện hơn nhưng vẫn có thể cho là một dạng vi phạm bản quyền nếu như có bằng chứng là "bản sao" bắt chước theo nguyên mẫu.
Bản văn không bị sao chép nguyên văn nhưng bị thông dịch lại các ý tưởng sáng tạo (thành ngôn ngữ khác hay thành các dạng khác).
Lưu ý:
Một tác phẩm sẽ không bị xem là vi phạm bản quyền nếu nó là sự tổng hợp có tính sáng tạo riêng từ nhiều hệ thống tác phẩm khác về ý (ý văn, ý nhạc, ý tưởng). Tuy nhiên, để kết luận rằng một tác phẩm là không hay có vi phạm bản quyền, trường hợp này, thường rất phức tạp và đôi khi phải có sự can thiệp của các luật sư và toà án.
Việc hoàn toàn hủy bỏ quyền được phép có bản sao dùng cho mục đích cá nhân đang được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm quốc tế (IFPI) yêu cầu và sau đó là việc truy tìm cứng rắn hơn các vi phạm về quyền tác giả.
-読み取る và 読み込む= thường được dùng như sau.
読み取る có nghĩa là "đọc (hiểu) " ,"chụp" nội dung.
読み込む là sao chép thông tin từ chỗ này qua chỗ khác.
Xem ví dụ sau đây
CDが汚れて、上手く読み取りできず、結局CDから好きな音楽をパソコンに読み込むことができませんでした。
Vì đĩa CD bị bẩn nên(máy )không đọc được (dữ liệu)、rút cuộc thì không thể copy những bản nhạc yêu thích từ CD vào máy tính được.
Cái cụm 神経をとがらせている hiểu thế có ổn không nhỉ?
書籍電子化 自炊代行業者にNO!著作権侵害?
Điện tử hóa sách: Nói KHÔNG với người làm đại lý "tự chế"! Vi phạm bản quyền tác giả?
自ら書籍を電子化する「自炊」を代行する業者が増えるなか、店舗内にある裁断済みのコミックとスキャナーを有料で使えるサービスが昨年末に登場し、著作権をめぐる議論が改めて巻き起こった。インターネット上で批判が集中したことから業者は一時的にサービスを休止したが、21日から「業務を変更して」再開する予定。自炊業者の興隆に対し、一部の大手出版社は、「購入者以外の電子化は認められていない」と書籍の奥付に明記する対抗策を打ち出し始めている。(猪谷千香)
Trong khi những người làm đại lý "tự chế" điện tử hóa sách của cá nhân khách hàng tăng lên, thì từ cuối năm trước đã xuất hiện dịch vụ thu phí để khách hàng có thể sử dụng truyện tranh đã tách rời từng tờ cũng như máy scanner có trong hiệu sách, và những tranh luận xung quanh quyền tác giả lại một lần nữa nổ ra. Vì bị chỉ trích nhiều trên mạng internet nên những người làm dịch vụ này đã tạm thời ngừng dịch vụ, nhưng dự định từ ngày 21/1 sẽ "thay đổi kinh doanh" và mở cửa trở lại. Trước tình hình những người làm kinh doanh "tự chế" đang tăng lên, một số nhà xuất bản lớn bắt đầu thực hiện chính sách đối phó là gắn vào phía trong cuốn sách một quy định rõ ràng rằng "Việc điện tử hóa sách này bởi bất cứ ai khác ngoài người mua là không được công nhận". (Igaya Chika)
We use cookies and similar technologies for the following purposes:
Do you accept cookies and these technologies?
We use cookies and similar technologies for the following purposes:
Do you accept cookies and these technologies?