Giáo dục Giáo viên mầm non Nhật Bản: Không có thời gian đi vệ sinh, không được trả lương ngoài giờ

Giáo dục Giáo viên mầm non Nhật Bản: Không có thời gian đi vệ sinh, không được trả lương ngoài giờ

Nhật Bản là đất nước có hệ thống giáo dục khá phát triển. Tuy thế đằng sau sự phát triển này vẫn ẩn chứa nhiều vấn đề nan giải. Thông tin Nhật Bản lược dịch và giới thiệu bài viết về điều kiện làm việc vô cùng khắc nghiệt của giáo viên mầm non tại Nhật Bản.

yochien.png
Bài viết có tên là “ Hỗ trợ với các trường mầm non bị bỏ quên. Giáo viên không có thời gian đi vệ sinh. Không được nhận tiền tăng ca ngoài giờ. Tình trạng nghỉ việc sớm xảy ra như cơm bữa”. Nội dung chính như sau:



Giữa bối cảnh người ta đang kêu gọi cải thiện đời sống của giáo viên mầm non, mẫu giáo để nhằm xóa bỏ tình trạng trẻ em không thể đến trường thì việc hỗ trợ cho giáo viên mẫu giáo đã bị lãng quên. Những biện pháp cải thiện đang được chính phủ tiến hành chỉ nhằm vào đối tượng là nhà trẻ và mẫu giáo được chính phủ hay chính quyền địa phương công nhận. Còn trường mẫu giáo tư thục lại bị loại ra khỏi danh sách.


Chuyến thực địa của nhóm săn tin “nhiệm vụ đặc biệt của bạn” thuộc báo phía tây Nhật Bản cho biết nhiều nhà trẻ, mẫu giáo tư thục gặp khó khăn do ảnh hưởng của việc giảm trẻ em. Giáo viên phải làm tăng ca không lương do thiếu nhân lực. Tình trạng nghỉ việc sớm xảy ra như cơm bữa. Các chuyên gia chỉ ra rằng “Nhiều giáo viên đang phải gánh vác khối lượng công việc nhiều với tư cách là một giáo viên mầm non cần phải gánh vác”.

"Tôi không thể nghỉ giải lao, thậm chí không thể đi vệ sinh, tôi đã nghĩ rằng tôi sẽ không chịu được nếu cứ liên tục như thế". Cựu giáo viên mầm non (27 tuổi) của một trường mẫu giáo tư thục ở Fukuoka, đã rời nơi cô làm việc trong 5 năm vào tháng 3 này cho biết.

Lớp cô làm chủ nhiệm có 31 cháu. Trong đó có 3 cháu bị dị tật bẩm thường hay la hét hay tự tiện ra khỏi lớp và cần được chăm sóc cẩn thận. Chỉ có một mình cô chủ nhiệm nên nếu lo cho 1 cháu nào đó thì sẽ không còn thời gian để ý đến các cháu khác.


+Bị chất vấn “Cô có trông con tôi cẩn thận không đó?”:

Đôi khi phụ huynh có hỏi rằng "liệu con của tôi có được trông nom cẩn thận hay không?". Bữa trưa thì thường phải tranh thủ ăn lúc cho các cháu ăn.Vệ sinh thì chỉ có thể đi khi nhờ được giáo viên lớp bên cạnh trông hộ. Cô đã liên tục yêu cầu nhà trường bổ nhiệm thêm một giáo viên trợ giảng, nhưng vẫn không được đáp ứng cho đến trước khi nghỉ việc.

Gánh nặng coi trẻ ngoài giờ khá lớn. Sau khi gửi hầu hết trẻ em mẫu giáo bằng xe buýt, thì phải trông trẻ gửi them ngoài giờ đến 6 giờ tối. Sau đó là hội nghị và chỉ đạo cấp dưới. Những dịp có sự kiện đặc biệt thì giờ là từ 7 giờ sáng đến 11 giờ tối, và không được trả thêm phí ngoài giờ. Mặc dù trở thành giáo viên mầm non là giấc mơ của tôi từ thời còn học cấp 3, tôi buộc phải nghỉ việc vì nhiều áp lực tinh thần như không thể kìm được nước mắt trước mặt bọn trẻ. Và sau đó là thôi việc luôn.

Vào tháng 5, văn phòng thanh tra tiêu chuẩn lao động trung ương Fukuoka đã đưa ra khuyến nghị sửa lỗi vi phạm luật tiêu chuẩn lao động. Nhà trường đã trả toàn bộ số tiền cho tất cả các giáo viên mầm non, trong ít nhất hai năm không được trả lương ngoài giờ.



+80% không được trả lương ngoài giờ:

Vấn đề này không chỉ xảy ra ở nhà trẻ này. Trong một cuộc khảo sát do hiệp hội giáo viên trường tư thục quốc gia (hiệp hội giáo viên tư nhân quốc gia) thực hiện năm ngoái đối với giáo viên của các trường mẫu giáo tư thục và các trường học trẻ em được chứng nhận tại 7 quận trên toàn quốc, 80% số người được hỏi nói rằng “lương ngoài giờ không được trả”. Bối cảnh có nhiều trường mẫu giáo đang trong tình trạng kinh doanh khó khăn do tỷ lệ sinh giảm và sự gia tăng của các gia đình có thu nhập kép. Đây là một vấn đề không thể bỏ qua, nhưng nếu phải trả tiền làm thêm giờ khi làm việc, hầu hết các trường mẫu giáo đều rơi vào khó khăn kinh tế và không duy trì hoạt động nổi.

Một môi trường làm việc kém dẫn đến sự nghỉ việc. Theo một cuộc khảo sát do trung tâm giáo dục và y tế dành cho trẻ em thuộc Đại học Nagasaki thực hiện vào năm 2017, với đối tượng là 2325 giáo viên thuộc 171 trường mầm, mẫu giáo được công nhận thì 31% số người được hỏi cho biết họ muốn nghỉ việc. Những lý do phổ biến nhất là về “tiền lương” và phải làm thêm giờ nhiều”. 58% số người được hỏi trả lời rằng họ không có giáo viên trợ giảng hỗ trợ cho trẻ em khuyết tật, điều này cho phản ánh thực trạng thiếu giáo viên nghiêm trọng.


+Cần được đảm bảo ở cấp quốc gia:

Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ trong năm 2004, trong số các giáo viên nghỉ việc có tới 61% là giáo viên dưới 30 tuổi. So với tỷ lệ này ở bậc tiểu học là 8% thì sẽ thấy thực trạng bỏ việc sớm của giáo viên mầm non là vấn đề nghiêm trọng.


Trong khi người ta chú trọng hỗ trợ các nhà trẻ mẫu giáo bằng các chính sách như cho con đi nhà trẻ từ 0 tuổi thông qua khẩu hiệu “Khuyến khích nữ giới tham gia các hoạt động xã hội” nhằm tạo ra điều kiện cho nữ giới có thể đi làm dễ dàng và hơn nữa là các nhà trẻ và mẫu giáo đều có chức năng như nhau thì lại có một bộ phận nhà trẻ (tư thục) bị bỏ rơi.


Giáo sư Toshiaki Tanaka (Khoa giáo dục mầm non) của trường đại học cơ sở Kyushu, cho biết “Vấn đề tiền lương liên quan trực tiếp đến chất lượng chăm sóc trẻ em. Nếu đất nước coi trọng giáo dục mầm non, thì cần đưa ra quy định về về tiền lương, bao gồm cả tiền lương làm tăng ca ngoài giờ cho các trường mầm non, mẫu giáo. Nó nên được đảm bảo ở cấp quốc gia. "


+Bàn thêm:

Thiếu nhân lực đang là vấn đề nghiêm trọng mà Nhật Bản phải đối phó. Lĩnh vực giáo dục mầm non cũng không phải là ngoại lệ. Ngoài ra, vì chính phủ không có chính sách hỗ trợ thích đáng cho những người làm việc trong lĩnh vực này nên số giáo viên mầm non bỏ việc ngày càng tăng lên.


Giáo dục mầm non không được quan tâm đúng mức đã dẫn đến hệ quả là các bà mẹ không yên tâm để sinh con. Dẫn đến việc giảm sinh đã trầm trọng lại càng trầm trọng hơn, khiến cho dân số Nhật càng già đi và giảm xuống nhanh chóng.


Một nghịch ly đang diễn ra đó là ở Nhật có nhiều nhà trẻ phải đóng cửa vì không quá ít trẻ được gửi dẫn đến thiếu hụt về tài chính. Nhưng song song lại cũng có khá nhiều gia đình muốn gửi con lại không gửi được. Có lẽ đã đến lúc Nhật Bản cần cải cách toàn diện về giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top