Số người trầm cảm, nhốt mình lại trong phòng, cô lập với thế giới bên ngoài tại Nhật Bản đang tăng lên. Việc này kéo theo một hệ lụy là những trường hợp chết cô độc không ai biết cũng tăng theo. Đây là một vấn đề nhức nhối của Nhật Bản. Thông tin Nhật Bản xin lược dịch và giới thiệu bài viết liên quan về cái chết cô đơn của một người đàn ông 40 tuổi tại Nhật.
Bài viết có tựa đề tạm dịch là “Thực trạng 20 cô lập nhìn thấy từ căn phòng của người đàn ông 40 tuổi đã chết cô độc”.
Một ngày nọ trong mùa đông lạnh lẽo và khắc nghiệt, ôngJoto Hisayosi-một nhân viên dọn dẹp đặc biệt, đã tới một khu chưng cư nọ là hiện trường cần dọn dẹp đặc biệt. Một lúc sau khi ông có mặt thì một bà lão xuất hiện .Theo bà ta thì tại chung cư đó có một người đã chết cô độc sau những tháng ngày bị trầm cảm và bà muốn nhờ ông dọn dẹp hiện trường. Nạn nhân là con trai của chị gái bà(Tức là là cháu gọi bà bằng dì). Nạn nhân tên Takahashi( đã được đổi tên). Nạn nhân đã chết cô độc tại chung cư hiện trường ở độ tuổi khá trẻ, tầm hơn 40 tuổi.
Một tháng trôi qua sau khi chết(mới được phát hiện):
Những người dân lân cận nhận thấy mùi bất thường bốc ra từ phía trước phòng nạn nhân nên đã chạy đến báo cho phòng quản lý chung cư. Sau đó, sau khi nhận được cấp báo,cảnh sát đã phá khóa vào phòng kiểm tra, nhưng đã quá muộn nạn nhân đã trút hơi thở cuối cùng tại phòng được trang bị lò sưởi nằm trong góc . Không rõ nguyên nhân cái chết, nhưng theo cảnh sát thì nạn nhân đã chết được một tháng.
Hiện tượng bố mẹ già ở độ tuổi 80 nuôi con trầm cảm tầm 50 tuổi được gọi là "Vấn đề 8050" đã trở thành vấn đề xã hội. Con số 30000 cái chết cô độc mỗi năm cũng không phải là không có quan hệ với vấn đề này. Bản thân tôi cũng là một người trầm cảm. Tôi viết về chủ đề những cái chết cô độc trong thời gian dài nhưng mỗi lần phỏng vấn người thân và gia đình tại hiện trường tôi lại nhận ra đa số nạn nhân đã từng bị trầm cảm như tôi. Điều này khiến tôi vô cùng đau lòng.
Thật đáng tiếc, những cái chết cô độc sau một quãng thời gian dài trầm cảm đại diện cho vấn đề 8050 đã trở thành hiện tưởng xảy ra như cơm bữa hàng ngày.
Theo dì của Takahashi, khu đất này từng là nhà của vợ chồng chị gái và con trai của bà Takahashi đã sinh sống, nhưng mẹ ông đã chết không lâu sau khi cha ông qua đời.
Takahashi đã bị trầm cảm ít nhất 20 năm trước kể khi mẹ ông qua đời. Vì vậy, sau khi người mẹ qua đời, ông dường như được người dì đang sống ở xa chăm sóc. Mẹ của Takahashi hẳn đã lo lắng về cái chết của con trai mình sau khi chết. Ngay trước khi chết, người mẹ đã để lại một tài sản nhỏ cho con trai mình, dì của Takahashi, em gái ông. Ông Takahashi đã rút tiền từ dì mỗi tháng và tiếp tục sống cô lập sau khi bố mẹ qua đời.
Khi ông Joto mở cánh cửa và bước vào phòng, dưới sàn toàn là túi mua đồ từ cửa hàng tiện lợi, hộp cơm trưa bằng nhựa và túi giấy đựng đồ ăn vặt.Các bồn rửa và nhà vệ sinh có màu đen sì, cùng với nấm mốc và bụi bẩn từ nhiều năm đọng lại. Trong căn phòng của những người chết cô đơn, bồn tắm và bồn rửa ở trạng thái như này là rất phổ biến.
Bản thân không thể tự mình chăm sóc chính mình:
Bạn sẽ không thể tự chăm sóc chính mình sẽ khiến người đó rơi vào tình trạng lơ là, và mất đi sự sẵn sàng và năng lượng cơ thể để dọn dẹp vệ sinh.
Trong phòng phía sau, các giá để đồ bằng sắt có chiều cao đến lưng được đặt sát nhau. Trên giá là TV, máy tính cá nhân và bảng điều khiển trò chơi được phủ đầy bụi.
Đối diện với Tivi là bàn sưởi. Không gian “ăn,mặc, ở” được bố trí thành một chỗ để chủ nhân có thể chui vào bàn sưởi vừa ăn vừa ngủ, vừa chơi game.
Ông Joto dự đoán rằng Takahashi sẽ rất ít khi rời khỏi căn phòng này trừ khi ông đi ra ngoài để mua thức ăn.
Nhà bếp bụi bặm, không có dấu hiệu sử dụng ít nhất trong vài năm và hoàn toàn không nấu nướng gì.
"Tôi nghĩ rằng phạm vi cuộc sống hàng ngày của ông ấy là chỉ ngồi và sử dụng ở khu vực ở phía trước của bàn sưởi. Đôi khi sẽ là đi vệ sinh và ngồi trong phòng tắm và tắm nếu anh ấy muốn. Thức ăn thì cũng dừng lại ở chỗ mua cơm hộp ở siêu thị gần đó. Những thứ khác có thể được mua trực tuyến tại Amazon, do không đổ rác hàng ngày, vì vậy những chiếc hộp sẽ bị vứt đi ngay gần lối vào của căn phòng ".
Nguyên nhân sống khép kín của ông Takahashi vẫn chưa được xác định, nhưng dường như ông đã biến căn phòng lớn nhất thành không gian sống sau khi bố mẹ ông qua đời."Tôi nghĩ Takahashi bắt đầu mua thức ăn cho bản thân mình sau khi mẹ anh ấy qua đời.Nếu có tiền, sẽ không cần phải lo lắng về chi phí sinh hoạt và những đồ bạn muốn đều có thể dễ dàng mua qua các trang mua bán điện tử miễn là nó không quá xa xỉ và đắt tiền. Nếu đội mũ và đeo khẩu trang, thì có thể đến một siêu thị gần đó. Nếu can đảm hơn thì có thể vào McDonald.
Tuy nhiên, do xung quanh còn có rất nhiều người nên hầu như không thể vứt rác lung tung cùng với việc không dọn dẹp, vì thế căn phòng dần trở nên mất vệ sinh. Rất hiếm khi ra ngoài và thể lực dần suy giảm, và hầu hết là ăn uống thiếu chất. Trước khi mẹ ông ấy mất thì hầu như là ăn uống đầy đủ, nhưng khi sống một mình thì thói quen ăn uống và đồ ăn vặt, đồ ngọt đã bào mòn cơ thể.”
Đống mì gói dự trữ, đống rác từ thức ăn sẵn đã nói lên thực tế đó.
Bản thân tôi cũng là một người trầm cảm, sống khép kín. Tôi cũng thấu hiểu đến tậm tim gan lối sống của đàn ông. Thời gian sống khép kín càng dài thì việc có thể làm trong phòng càng giảm xuống. Do đó, nhịp sống đêm ngày bị đảo lộn và chỉ lướt mạng chơi game mà thôi.
Trong một thế giới nhỏ, trong một căn phòng có ít không gian, bạn chỉ có thể làm được những việc như vậy. Văn phòng nội các định nghĩa trầm cảm, sống khép kín theo nghĩa rộng rằng khép kín không chỉ là hành động chỉ thu mình trong phòng mà còn bao gồm cả trường hợp trên 6 tháng không đi đâu ngoài văn phòng làm việc và cửa hàng tiện lợi gần nhà.
Trầm cảm, khép kín cũng có thể ra ngoài:
Người ta thường cho rằng trầm cảm, khép kín sẽ cảm thấy khó khăn ngay cả việc ra khỏi nhà. Nhưng thực tế thì trầm cảm, khép kín cũng vẫn có thể đi đến những nơi gần nhà với điều kiện là không có giao tiếp như đi mua thức ăn v.v..
Tuy nhiên, trong trường hợp của tôi, khi tôi ra ngoài vào ban ngày, tôi cảm thấy như có ai đó đang theo dõi, vì vậy tôi đã trốn và đi lén vào ban đêm.
Bản thân tôi đi ra siêu thị và những nơi khác bằng xe của bố mẹ tôi, nhưng nội tâm của tôi là một loạt các xung đột. Tôi đã bị trầm cảm và sống khép kín trong những ngày học cấp hai và vẫn sống với bố mẹ. Dù cũng khó khăn nhưng tôi kết nối với thế giới bên ngoài thông qua bố mẹ. Và mối quan hệ với xã hội đã bị cắt đứt sau khi ba mẹ qua đời. Và thời gian càng trôi qua, sự thiếu kiên nhẫn càng lớn.
Tôi tự hỏi nếu tôi cũng sống khép kín cả mấy chục năm như nạn nhân lần này thì tình cảnh sẽ ra sao?Chắc tôi cũng chết cô độc như anh ta. Tôi và anh ta cũng chỉ khác nhau một chín một mười mà thôi.
Cha mẹ sẽ già đi và một ngày nào đó sẽ chết. Tuy nhiên, cũng không dễ gì để lấy lý do đó rồi “lúc đó” sẽ kiếm sự giúp đỡ bên ngoài . Trong trường hợp xấu nhất là có thể chết đói sau khi cha mẹ mất. Theo một người cung cấp hỗ trợ cho việc sống cô lập, cũng có trường hợp những người trẻ tuổi bị bỏ rơi và chết trẻ và cô đơn, trong khi sở hữu hơn 5 triệu yên tiền mặt của cha mẹ để lại.
Điều mà tôi cảm thấy với tư cách là một người đã từng trầm cảm là không phải chúng tôi bằng lòng với thực trạng.Tôi luôn lo lắng về tương lai và những gì tôi sẽ làm trong tương lai. Tôi bị hành hạ bản thân bởi sự tức giận, buồn bã và cáu kỉnh thiếu kiên nhẫn về lý do tại sao tôi lại bị đẩy vào tình cảnh này.
Đối với chúng tôi, những ngày chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi trong xã hội là địa ngục, sống mà như đã chết. Một cuộc sống biệt lập như vậy ngày càng dẫn đến lối sống buông tha, kéo theo một cuộc sống bất ổn và không lành mạnh, tự hành hạ bản thân một cách vô ý thức.
Một ngày nào đó, việc chu cấp của dì có thể dừng lại, và điều gì sẽ xảy ra với anh ta sau đó? Có lẽ sự lo lắng như vậy sẽ vẫn nằm trong tâm trí của Takahashi.
Số người trầm cảm sống cô lập tuổi từ 40 đến 64 tuổi trêntoàn quốc là tuổi với 631.000 người :
Vào tháng 4 năm 2019, văn phòng Nội các lần đầu tiên báo cáo rằng có số người” sống khép kín theo nghĩa rộng” nhốt mình trong nhà trên 6 tháng trên toàn quốc là 613.000 người.
Trừ khi sắp tới chính phủ thực hiện các biện pháp triệt để , như đã được nêu ra trong vấn đề 8050, những trường hợp mà số phận sau khi bố mẹ qua đời của những người trung cao tuổi trầm cảm,sống khép kín là chết đói hay chết trong cô độc, cũng sẽ tăng lên.
Theo báo cáo thứ 4 về tình trạng cái chết cô độc do Hiệp hội bảo hiểm ngắn hạn Nhật Bản công bố, tuổi trung bình của những người chết cô độc là 61 tuổi, và tỷ lệ tử vong cô đơn ở độ tuổi chưa được xem là cao tuổi hơn 50%. Số trường hợp chết dưới 60 tuổi chiếm khoảng 40% cả nam và nữ. Điều đó có nghĩa là nhiều người chết trẻ và cô độc.
Tất nhiên, những cái chết cô độc không chỉ giới hạn ở việc sống cô lập. Nhưng, tỷ lệ chết cô đơn liên quan đến sống cô độc chiếm số nhiều và đang tăng lên hàng năm.
Là một phóng viên về những cái chết cô độc, và quan trọng nhất là đã từng là một người bị trầm cảm sống cô lập trước đây, suy nghĩ với cách nhìn liên quan đến “tính mạng”,tôi không thể không cảm thấy nguy hiểm trong tình huống này.
Rút cuộc thì năm ngoái chính phủ cũng buộc phải công khai thực trạng sống cô lập trung niên. Đã làm được như vậy rồi thì thiết nghĩ điểm đến cuối cùng là nắm lấy thực trạng để có đối sách là một vấn đề cấp bách cần giải quyết.
(Nguồn bài viết bằng tiếng Nhật)
Bàn thêm:
Có thể nói trầm cảm, tự kỷ là sản phẩm của xã hội, van hóa Nhật Bản.
Trầm cảm, tự kỷ cùng với dân số già đã dẫn đến việc những trường hợp chết trong cô đơn lạnh lẽo tăng lên. Đây là một vấn đề nhức nhối của xã hội Nhật Bản.
Chừng nào người Nhật chưa tự vùng lên cởi bỏ được sự bó buộc của các quan niệm cố hữu đã lỗi thời thì có lẽ chưa thể tìm ra giải pháp triệt để cho những vấn đề như thế này.
Với người Việt Nam đang sống ở Nhật thì các bạn nên quan sát, để ý bởi lẽ biết đâu một ngày nào đó hàng xóm của chính bạn lại “lặng lẽ ra đi một mình” và bạn chỉ biết khi thấy xe cảnh sát hụ còi tới kiểm tra hay khi mùi hôi bốc ra. Nếu có chuyện này xảy ra thì cũng đừng ngạc nhiên vì đây là vấn đề thường ngày của xã hội Nhật Bản!
Bài viết có tựa đề tạm dịch là “Thực trạng 20 cô lập nhìn thấy từ căn phòng của người đàn ông 40 tuổi đã chết cô độc”.
Một ngày nọ trong mùa đông lạnh lẽo và khắc nghiệt, ôngJoto Hisayosi-một nhân viên dọn dẹp đặc biệt, đã tới một khu chưng cư nọ là hiện trường cần dọn dẹp đặc biệt. Một lúc sau khi ông có mặt thì một bà lão xuất hiện .Theo bà ta thì tại chung cư đó có một người đã chết cô độc sau những tháng ngày bị trầm cảm và bà muốn nhờ ông dọn dẹp hiện trường. Nạn nhân là con trai của chị gái bà(Tức là là cháu gọi bà bằng dì). Nạn nhân tên Takahashi( đã được đổi tên). Nạn nhân đã chết cô độc tại chung cư hiện trường ở độ tuổi khá trẻ, tầm hơn 40 tuổi.
Một tháng trôi qua sau khi chết(mới được phát hiện):
Những người dân lân cận nhận thấy mùi bất thường bốc ra từ phía trước phòng nạn nhân nên đã chạy đến báo cho phòng quản lý chung cư. Sau đó, sau khi nhận được cấp báo,cảnh sát đã phá khóa vào phòng kiểm tra, nhưng đã quá muộn nạn nhân đã trút hơi thở cuối cùng tại phòng được trang bị lò sưởi nằm trong góc . Không rõ nguyên nhân cái chết, nhưng theo cảnh sát thì nạn nhân đã chết được một tháng.
Hiện tượng bố mẹ già ở độ tuổi 80 nuôi con trầm cảm tầm 50 tuổi được gọi là "Vấn đề 8050" đã trở thành vấn đề xã hội. Con số 30000 cái chết cô độc mỗi năm cũng không phải là không có quan hệ với vấn đề này. Bản thân tôi cũng là một người trầm cảm. Tôi viết về chủ đề những cái chết cô độc trong thời gian dài nhưng mỗi lần phỏng vấn người thân và gia đình tại hiện trường tôi lại nhận ra đa số nạn nhân đã từng bị trầm cảm như tôi. Điều này khiến tôi vô cùng đau lòng.
Thật đáng tiếc, những cái chết cô độc sau một quãng thời gian dài trầm cảm đại diện cho vấn đề 8050 đã trở thành hiện tưởng xảy ra như cơm bữa hàng ngày.
Theo dì của Takahashi, khu đất này từng là nhà của vợ chồng chị gái và con trai của bà Takahashi đã sinh sống, nhưng mẹ ông đã chết không lâu sau khi cha ông qua đời.
Takahashi đã bị trầm cảm ít nhất 20 năm trước kể khi mẹ ông qua đời. Vì vậy, sau khi người mẹ qua đời, ông dường như được người dì đang sống ở xa chăm sóc. Mẹ của Takahashi hẳn đã lo lắng về cái chết của con trai mình sau khi chết. Ngay trước khi chết, người mẹ đã để lại một tài sản nhỏ cho con trai mình, dì của Takahashi, em gái ông. Ông Takahashi đã rút tiền từ dì mỗi tháng và tiếp tục sống cô lập sau khi bố mẹ qua đời.
Khi ông Joto mở cánh cửa và bước vào phòng, dưới sàn toàn là túi mua đồ từ cửa hàng tiện lợi, hộp cơm trưa bằng nhựa và túi giấy đựng đồ ăn vặt.Các bồn rửa và nhà vệ sinh có màu đen sì, cùng với nấm mốc và bụi bẩn từ nhiều năm đọng lại. Trong căn phòng của những người chết cô đơn, bồn tắm và bồn rửa ở trạng thái như này là rất phổ biến.
Bản thân không thể tự mình chăm sóc chính mình:
Bạn sẽ không thể tự chăm sóc chính mình sẽ khiến người đó rơi vào tình trạng lơ là, và mất đi sự sẵn sàng và năng lượng cơ thể để dọn dẹp vệ sinh.
Trong phòng phía sau, các giá để đồ bằng sắt có chiều cao đến lưng được đặt sát nhau. Trên giá là TV, máy tính cá nhân và bảng điều khiển trò chơi được phủ đầy bụi.
Đối diện với Tivi là bàn sưởi. Không gian “ăn,mặc, ở” được bố trí thành một chỗ để chủ nhân có thể chui vào bàn sưởi vừa ăn vừa ngủ, vừa chơi game.
Ông Joto dự đoán rằng Takahashi sẽ rất ít khi rời khỏi căn phòng này trừ khi ông đi ra ngoài để mua thức ăn.
Nhà bếp bụi bặm, không có dấu hiệu sử dụng ít nhất trong vài năm và hoàn toàn không nấu nướng gì.
"Tôi nghĩ rằng phạm vi cuộc sống hàng ngày của ông ấy là chỉ ngồi và sử dụng ở khu vực ở phía trước của bàn sưởi. Đôi khi sẽ là đi vệ sinh và ngồi trong phòng tắm và tắm nếu anh ấy muốn. Thức ăn thì cũng dừng lại ở chỗ mua cơm hộp ở siêu thị gần đó. Những thứ khác có thể được mua trực tuyến tại Amazon, do không đổ rác hàng ngày, vì vậy những chiếc hộp sẽ bị vứt đi ngay gần lối vào của căn phòng ".
Nguyên nhân sống khép kín của ông Takahashi vẫn chưa được xác định, nhưng dường như ông đã biến căn phòng lớn nhất thành không gian sống sau khi bố mẹ ông qua đời."Tôi nghĩ Takahashi bắt đầu mua thức ăn cho bản thân mình sau khi mẹ anh ấy qua đời.Nếu có tiền, sẽ không cần phải lo lắng về chi phí sinh hoạt và những đồ bạn muốn đều có thể dễ dàng mua qua các trang mua bán điện tử miễn là nó không quá xa xỉ và đắt tiền. Nếu đội mũ và đeo khẩu trang, thì có thể đến một siêu thị gần đó. Nếu can đảm hơn thì có thể vào McDonald.
Tuy nhiên, do xung quanh còn có rất nhiều người nên hầu như không thể vứt rác lung tung cùng với việc không dọn dẹp, vì thế căn phòng dần trở nên mất vệ sinh. Rất hiếm khi ra ngoài và thể lực dần suy giảm, và hầu hết là ăn uống thiếu chất. Trước khi mẹ ông ấy mất thì hầu như là ăn uống đầy đủ, nhưng khi sống một mình thì thói quen ăn uống và đồ ăn vặt, đồ ngọt đã bào mòn cơ thể.”
Đống mì gói dự trữ, đống rác từ thức ăn sẵn đã nói lên thực tế đó.
Bản thân tôi cũng là một người trầm cảm, sống khép kín. Tôi cũng thấu hiểu đến tậm tim gan lối sống của đàn ông. Thời gian sống khép kín càng dài thì việc có thể làm trong phòng càng giảm xuống. Do đó, nhịp sống đêm ngày bị đảo lộn và chỉ lướt mạng chơi game mà thôi.
Trong một thế giới nhỏ, trong một căn phòng có ít không gian, bạn chỉ có thể làm được những việc như vậy. Văn phòng nội các định nghĩa trầm cảm, sống khép kín theo nghĩa rộng rằng khép kín không chỉ là hành động chỉ thu mình trong phòng mà còn bao gồm cả trường hợp trên 6 tháng không đi đâu ngoài văn phòng làm việc và cửa hàng tiện lợi gần nhà.
Trầm cảm, khép kín cũng có thể ra ngoài:
Người ta thường cho rằng trầm cảm, khép kín sẽ cảm thấy khó khăn ngay cả việc ra khỏi nhà. Nhưng thực tế thì trầm cảm, khép kín cũng vẫn có thể đi đến những nơi gần nhà với điều kiện là không có giao tiếp như đi mua thức ăn v.v..
Tuy nhiên, trong trường hợp của tôi, khi tôi ra ngoài vào ban ngày, tôi cảm thấy như có ai đó đang theo dõi, vì vậy tôi đã trốn và đi lén vào ban đêm.
Bản thân tôi đi ra siêu thị và những nơi khác bằng xe của bố mẹ tôi, nhưng nội tâm của tôi là một loạt các xung đột. Tôi đã bị trầm cảm và sống khép kín trong những ngày học cấp hai và vẫn sống với bố mẹ. Dù cũng khó khăn nhưng tôi kết nối với thế giới bên ngoài thông qua bố mẹ. Và mối quan hệ với xã hội đã bị cắt đứt sau khi ba mẹ qua đời. Và thời gian càng trôi qua, sự thiếu kiên nhẫn càng lớn.
Tôi tự hỏi nếu tôi cũng sống khép kín cả mấy chục năm như nạn nhân lần này thì tình cảnh sẽ ra sao?Chắc tôi cũng chết cô độc như anh ta. Tôi và anh ta cũng chỉ khác nhau một chín một mười mà thôi.
Cha mẹ sẽ già đi và một ngày nào đó sẽ chết. Tuy nhiên, cũng không dễ gì để lấy lý do đó rồi “lúc đó” sẽ kiếm sự giúp đỡ bên ngoài . Trong trường hợp xấu nhất là có thể chết đói sau khi cha mẹ mất. Theo một người cung cấp hỗ trợ cho việc sống cô lập, cũng có trường hợp những người trẻ tuổi bị bỏ rơi và chết trẻ và cô đơn, trong khi sở hữu hơn 5 triệu yên tiền mặt của cha mẹ để lại.
Điều mà tôi cảm thấy với tư cách là một người đã từng trầm cảm là không phải chúng tôi bằng lòng với thực trạng.Tôi luôn lo lắng về tương lai và những gì tôi sẽ làm trong tương lai. Tôi bị hành hạ bản thân bởi sự tức giận, buồn bã và cáu kỉnh thiếu kiên nhẫn về lý do tại sao tôi lại bị đẩy vào tình cảnh này.
Đối với chúng tôi, những ngày chúng tôi cảm thấy bị bỏ rơi trong xã hội là địa ngục, sống mà như đã chết. Một cuộc sống biệt lập như vậy ngày càng dẫn đến lối sống buông tha, kéo theo một cuộc sống bất ổn và không lành mạnh, tự hành hạ bản thân một cách vô ý thức.
Một ngày nào đó, việc chu cấp của dì có thể dừng lại, và điều gì sẽ xảy ra với anh ta sau đó? Có lẽ sự lo lắng như vậy sẽ vẫn nằm trong tâm trí của Takahashi.
Số người trầm cảm sống cô lập tuổi từ 40 đến 64 tuổi trêntoàn quốc là tuổi với 631.000 người :
Vào tháng 4 năm 2019, văn phòng Nội các lần đầu tiên báo cáo rằng có số người” sống khép kín theo nghĩa rộng” nhốt mình trong nhà trên 6 tháng trên toàn quốc là 613.000 người.
Trừ khi sắp tới chính phủ thực hiện các biện pháp triệt để , như đã được nêu ra trong vấn đề 8050, những trường hợp mà số phận sau khi bố mẹ qua đời của những người trung cao tuổi trầm cảm,sống khép kín là chết đói hay chết trong cô độc, cũng sẽ tăng lên.
Theo báo cáo thứ 4 về tình trạng cái chết cô độc do Hiệp hội bảo hiểm ngắn hạn Nhật Bản công bố, tuổi trung bình của những người chết cô độc là 61 tuổi, và tỷ lệ tử vong cô đơn ở độ tuổi chưa được xem là cao tuổi hơn 50%. Số trường hợp chết dưới 60 tuổi chiếm khoảng 40% cả nam và nữ. Điều đó có nghĩa là nhiều người chết trẻ và cô độc.
Tất nhiên, những cái chết cô độc không chỉ giới hạn ở việc sống cô lập. Nhưng, tỷ lệ chết cô đơn liên quan đến sống cô độc chiếm số nhiều và đang tăng lên hàng năm.
Là một phóng viên về những cái chết cô độc, và quan trọng nhất là đã từng là một người bị trầm cảm sống cô lập trước đây, suy nghĩ với cách nhìn liên quan đến “tính mạng”,tôi không thể không cảm thấy nguy hiểm trong tình huống này.
Rút cuộc thì năm ngoái chính phủ cũng buộc phải công khai thực trạng sống cô lập trung niên. Đã làm được như vậy rồi thì thiết nghĩ điểm đến cuối cùng là nắm lấy thực trạng để có đối sách là một vấn đề cấp bách cần giải quyết.
(Nguồn bài viết bằng tiếng Nhật)
Bàn thêm:
Có thể nói trầm cảm, tự kỷ là sản phẩm của xã hội, van hóa Nhật Bản.
Trầm cảm, tự kỷ cùng với dân số già đã dẫn đến việc những trường hợp chết trong cô đơn lạnh lẽo tăng lên. Đây là một vấn đề nhức nhối của xã hội Nhật Bản.
Chừng nào người Nhật chưa tự vùng lên cởi bỏ được sự bó buộc của các quan niệm cố hữu đã lỗi thời thì có lẽ chưa thể tìm ra giải pháp triệt để cho những vấn đề như thế này.
Với người Việt Nam đang sống ở Nhật thì các bạn nên quan sát, để ý bởi lẽ biết đâu một ngày nào đó hàng xóm của chính bạn lại “lặng lẽ ra đi một mình” và bạn chỉ biết khi thấy xe cảnh sát hụ còi tới kiểm tra hay khi mùi hôi bốc ra. Nếu có chuyện này xảy ra thì cũng đừng ngạc nhiên vì đây là vấn đề thường ngày của xã hội Nhật Bản!
Có thể bạn sẽ thích