Khu vườn này được xây dựng năm 1992 để kỷ niệm 100 năm thành lập thành phố Himeji (Nhật). Vườn Koko-en gồm 9 khu vườn riêng biệt, nằm trên chính khu đất cũ nơi Nishi-Oyashiki (khu nhà cánh tây của lãnh chúa) và các khu nhà của các samurai khác từng tồn tại. Vị trí này đã được xác nhận chính thức nhờ qua 7 cuộc khai quật khảo cổ.
Giáo sư Makoto Nakamura thuộc Đại học Kyoto đã theo dõi sát sao quá trình quy hoạch và thiết kế khu vườn này. Cái tên "Koko-en" là từ "Koko-do", tên của ngôi trường tỉnh thứ sáu của Nhật Bản thành lập năm 1692 tại Himeji bởi lãnh chúa cuối cùng của Himeji, lãnh chúa Sakai.
Tất cả 9 khu vườn biệt lập này cho thấy tinh thần chủ chốt của thời kỳ Edo. Dưới đây là một vài trong số những gì tráng lệ nhất có ở đây. Trước hết, ta phải kể đến Oyashiki-no-niwa (nghĩa là "khu vườn trong nhà lãnh chúa"). Kế đến, đó là Cha-no-niwa, vườn trà, trong có một nhà trà đạo vô cùng trau chuốt tinh xảo, tại đó ta có thể thưởng thức một lễ trà đạo đúng chất cổ truyền. Gần đấy là nhiều bức tường bùn có mái ngói, là bản sao của những bức tường cổ xưa từng nằm ở đây.
Tại đây cũng có Cổng Nagaya, tạo cho người xem cảm giác lịch sử đích thực về thời kỳ Edo. Từ Nagare-no-hiraniwa có thể tận hưởng cảnh đẹp tuyệt vời của cổng chính và cánh tây của lâu đài Himeji. Khi tản bộ dọc khu vườn, du khách có thể tận hưởng những hàng cây tuyệt đẹp cùng hoa lá bốn mùa, những ghềnh thác và lối đi lót gỗ tùng Nhật Bản.
Du khách sẽ cảm nhận được lịch sử và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên của khu vườn này, toạ lạc ở phía tây lâu đài Himeji.
Bức tường dầu: Hầu hết tường của lâu đài đều trát thạch cao trắng. Nhưng "abura-kabe" hay "bức tường dầu" lại có màu nâu. Nó làm bằng đất sét và cát trộn với dầu, vẫn đứng vững trong suốt hơn 400 năm. Ảnh trên cho thấy bức tường dầu màu sậm nằm giữa hai mảng tường thạch cao trắng. Chú ý cánh cổng: chỉ cao 1m5, vừa đủ để người đi qua phải cúi thấp trong tư thế không thể tự vệ.
Những chiếc cột chính : Quan sát từ bên ngoài ta thấy ngôi tháp chính có 5 tầng. Nhưng thực ra có 6 tầng và một sân bên trong. Tháp có hai cột chính với đường kính mỗi cột lên đến 1m. Đế của cây cột phía đông đã được thay mới, còn cột phía tây được thay mới trong thời cải cách Chiêu Hoà (Showa, 1956 - 1964). Cũng trong thời kỳ này, người ta đã cho gia cố lại lâu đài, nhưng vẫn giữ lại được 70% gỗ cũ của công trình.
Những đường cong nan quạt: Những bức tường đá của lâu đài có một đường cong nhẹ ở góc. Chúng trông như những chiếc quạt nan đang xoè. Đó là lý do vì sao những đường cong này được gọi là "đường cong nan quạt".
Đền thờ Shinto (Thần đạo) Osakabe: Đền ở tầng trên cùng của tháp chính, xây trên đỉnh ngọn núi mà lâu đài ngày nay toạ lạc. Khi xây dựng lâu đài, người ta đã di chuyển nó đến nơi khác. Sau đó, họ cảm thấy đã bị thiên nhiên trừng phạt nên đã đặt lại ngôi đền vào trong tháp chính.
Quan sát từ đỉnh tháp chính : Phía nam, ở cuối trục đường chính là nhà ga JR Himeji, quanh đó là nơi con kênh lớp ngoài cùng có thời từng chảy qua. Vào những ngày đẹp trời, có thể trông thấy những hòn đảo trên biển Seto đằng sau phía nhà ga.
LỊCH SỬ XÂY DỰNG LÂU ĐÀI HIMEJI
Năm 1333, Norimura Akamatsu - lãnh chúa vùng Harima xây dựng một pháo đài. Đến năm 1346, con trai của ông, Sadanori xây thêm các khu nhà ở và công trình khác. Sau đó, các lãnh chúa Kotera và Kuroda chiếm quyền kiểm soát vùng này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng lâu đài chính được xây vào giữa thế kỷ 16, khi Shigetaka Kuroda và con trai Mototaka nắm quyền trong vùng.
Khi Shigetaka Kuroda kiểm soát vùng này, Hideyoshi Hashiba đã đến Himeji để xây cho riêng mình một lâu đài ba tầng. Về sau, Hideyoshi Hashiba và sau nữa là Iesada Kinoshita đã thành công trong việc kiểm soát lâu đài. Sau cuộc nội chiến Sekigahara, lãnh chúa Terumasa Ikeda, con nuôi của Shogun Ieyasu Tokugawa đã đến lâu đài này để điều hành.
Năm 1601, Ikeda cho đào ba con kênh quanh lâu đài và hoàn tất toàn bộ hệ thống lâu đài với 5 tầng như ngày nay vào năm 1609. Công việc này kéo dài trong 9 năm với 25 triệu ngày công. Con kênh ngoài cùng ngày nay nằm ngay phía bắc của ga tàu JR Himeji. Sau thời Ikeda, Tadamasa Honda xây thêm một số công trình ở cánh phía tây. Lâu đài tuyệt vời này đã được hoàn tất toàn bộ vào năm 1618.
Sau thời của gia tộc Honda, có các lãnh chúa khác như gia tộc Matsudaira, Sakakibara... Cuối cùng, Tadazumi Sakai nắm quyền lãnh chúa năm 1749. Hậu duệ của ông có tham gia vào cuộc Cải cách Meiji (Minh Trị) năm 1868, khi thời đại Shogun (Mạc Phủ) đã chấm dứt. Đặc biệt trong lâu đài còn có một ngôi trường do lãnh chúa Sakai xây dành để giáo dục các con mình. Khi Tadaumi Sakai chuyển tới Himeji, ngôi trường cũng được chuyển theo từ Maebashi tới Himeji. Ban đầu trường được xây tại phía bắc cổng Shosha, về sau chuyển về dựng phía trước cổng Otemon năm 1816.
(Theo SGTT)
Giáo sư Makoto Nakamura thuộc Đại học Kyoto đã theo dõi sát sao quá trình quy hoạch và thiết kế khu vườn này. Cái tên "Koko-en" là từ "Koko-do", tên của ngôi trường tỉnh thứ sáu của Nhật Bản thành lập năm 1692 tại Himeji bởi lãnh chúa cuối cùng của Himeji, lãnh chúa Sakai.
Tất cả 9 khu vườn biệt lập này cho thấy tinh thần chủ chốt của thời kỳ Edo. Dưới đây là một vài trong số những gì tráng lệ nhất có ở đây. Trước hết, ta phải kể đến Oyashiki-no-niwa (nghĩa là "khu vườn trong nhà lãnh chúa"). Kế đến, đó là Cha-no-niwa, vườn trà, trong có một nhà trà đạo vô cùng trau chuốt tinh xảo, tại đó ta có thể thưởng thức một lễ trà đạo đúng chất cổ truyền. Gần đấy là nhiều bức tường bùn có mái ngói, là bản sao của những bức tường cổ xưa từng nằm ở đây.
Tại đây cũng có Cổng Nagaya, tạo cho người xem cảm giác lịch sử đích thực về thời kỳ Edo. Từ Nagare-no-hiraniwa có thể tận hưởng cảnh đẹp tuyệt vời của cổng chính và cánh tây của lâu đài Himeji. Khi tản bộ dọc khu vườn, du khách có thể tận hưởng những hàng cây tuyệt đẹp cùng hoa lá bốn mùa, những ghềnh thác và lối đi lót gỗ tùng Nhật Bản.
Du khách sẽ cảm nhận được lịch sử và tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên của khu vườn này, toạ lạc ở phía tây lâu đài Himeji.
Bức tường dầu: Hầu hết tường của lâu đài đều trát thạch cao trắng. Nhưng "abura-kabe" hay "bức tường dầu" lại có màu nâu. Nó làm bằng đất sét và cát trộn với dầu, vẫn đứng vững trong suốt hơn 400 năm. Ảnh trên cho thấy bức tường dầu màu sậm nằm giữa hai mảng tường thạch cao trắng. Chú ý cánh cổng: chỉ cao 1m5, vừa đủ để người đi qua phải cúi thấp trong tư thế không thể tự vệ.
Những chiếc cột chính : Quan sát từ bên ngoài ta thấy ngôi tháp chính có 5 tầng. Nhưng thực ra có 6 tầng và một sân bên trong. Tháp có hai cột chính với đường kính mỗi cột lên đến 1m. Đế của cây cột phía đông đã được thay mới, còn cột phía tây được thay mới trong thời cải cách Chiêu Hoà (Showa, 1956 - 1964). Cũng trong thời kỳ này, người ta đã cho gia cố lại lâu đài, nhưng vẫn giữ lại được 70% gỗ cũ của công trình.
Những đường cong nan quạt: Những bức tường đá của lâu đài có một đường cong nhẹ ở góc. Chúng trông như những chiếc quạt nan đang xoè. Đó là lý do vì sao những đường cong này được gọi là "đường cong nan quạt".
Đền thờ Shinto (Thần đạo) Osakabe: Đền ở tầng trên cùng của tháp chính, xây trên đỉnh ngọn núi mà lâu đài ngày nay toạ lạc. Khi xây dựng lâu đài, người ta đã di chuyển nó đến nơi khác. Sau đó, họ cảm thấy đã bị thiên nhiên trừng phạt nên đã đặt lại ngôi đền vào trong tháp chính.
Quan sát từ đỉnh tháp chính : Phía nam, ở cuối trục đường chính là nhà ga JR Himeji, quanh đó là nơi con kênh lớp ngoài cùng có thời từng chảy qua. Vào những ngày đẹp trời, có thể trông thấy những hòn đảo trên biển Seto đằng sau phía nhà ga.
LỊCH SỬ XÂY DỰNG LÂU ĐÀI HIMEJI
Năm 1333, Norimura Akamatsu - lãnh chúa vùng Harima xây dựng một pháo đài. Đến năm 1346, con trai của ông, Sadanori xây thêm các khu nhà ở và công trình khác. Sau đó, các lãnh chúa Kotera và Kuroda chiếm quyền kiểm soát vùng này. Một số nhà nghiên cứu cho rằng lâu đài chính được xây vào giữa thế kỷ 16, khi Shigetaka Kuroda và con trai Mototaka nắm quyền trong vùng.
Khi Shigetaka Kuroda kiểm soát vùng này, Hideyoshi Hashiba đã đến Himeji để xây cho riêng mình một lâu đài ba tầng. Về sau, Hideyoshi Hashiba và sau nữa là Iesada Kinoshita đã thành công trong việc kiểm soát lâu đài. Sau cuộc nội chiến Sekigahara, lãnh chúa Terumasa Ikeda, con nuôi của Shogun Ieyasu Tokugawa đã đến lâu đài này để điều hành.
Năm 1601, Ikeda cho đào ba con kênh quanh lâu đài và hoàn tất toàn bộ hệ thống lâu đài với 5 tầng như ngày nay vào năm 1609. Công việc này kéo dài trong 9 năm với 25 triệu ngày công. Con kênh ngoài cùng ngày nay nằm ngay phía bắc của ga tàu JR Himeji. Sau thời Ikeda, Tadamasa Honda xây thêm một số công trình ở cánh phía tây. Lâu đài tuyệt vời này đã được hoàn tất toàn bộ vào năm 1618.
Sau thời của gia tộc Honda, có các lãnh chúa khác như gia tộc Matsudaira, Sakakibara... Cuối cùng, Tadazumi Sakai nắm quyền lãnh chúa năm 1749. Hậu duệ của ông có tham gia vào cuộc Cải cách Meiji (Minh Trị) năm 1868, khi thời đại Shogun (Mạc Phủ) đã chấm dứt. Đặc biệt trong lâu đài còn có một ngôi trường do lãnh chúa Sakai xây dành để giáo dục các con mình. Khi Tadaumi Sakai chuyển tới Himeji, ngôi trường cũng được chuyển theo từ Maebashi tới Himeji. Ban đầu trường được xây tại phía bắc cổng Shosha, về sau chuyển về dựng phía trước cổng Otemon năm 1816.
(Theo SGTT)
Có thể bạn sẽ thích