This is a mobile optimized page that loads fast, if you want to load the real page, click this text.

Lao động đi Nhật không phải nộp tiền bảo lãnh

Bình luận (27)

trantrunghieu

New Member
"nếu họ trốn ra làm ngoài thì vẫn có thể gia hạn thị thực hoặc là thị thực của họ đã được cấp phép quá thời hạn tu nghiệp ah? " hỏi câu gì buồn cười quá vậy.Trốn có nghĩa là trốn, bắt được là về nước đó bạn.
 

-nbca-

dreamin' of ..
trantrunghieu nói:
" hỏi câu gì buồn cười quá vậy.Trốn có nghĩa là trốn, bắt được là về nước đó bạn.

Thì mình thấy vẫn có thông tin về vụ TNS "trốn" ra ngoài làm nên mới hỏi vậy (kỳ cục lắm sao mà cười)? Muốn làm được thì trước tiên họ phải có visa ở lại chứ nhỉ! Trường hợp bị bắt không biết là có bị phạt không, nếu có thì phạt bao nhiêu, cho người mang visa hay người/cơ quan tổ chức bảo lãnh cho visa đó?

Tò mò về vấn đề này nên rất mong có người chỉ giáo cho!
 

kamikaze

Administrator
Nói đơn giản trốn ra ngoài là nằm ngoài vòng pháp luật rồi. Cư trú, làm việc bất hợp pháp. Bị bắt thì cũng là tội cư trú bất hơp pháp và cách xử của Nhật là tống khứ lên máy bay cho về nước(vì giam cũng đâu có ích lợi gì chỉ tốn tiền của nhà tù thôi)
 

fonist

Moderator
Xuất khẩu lao động sang Nhật: Cánh cửa thêm rộng

(Dân trí) - Từ ngày 1/7, lao động Việt Nam sang Nhật Bản không phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng. Đây là tin vui đối với nhiều người lao động, bởi trước đó khoản tiền bảo lãnh hợp đồng là một cửa ải khó vượt qua.

Theo luật xuất nhập cảnh mới của Nhật Bản có hiệu lực từ ngày 1/7, lao động Việt Nam sang Nhật Bản không phải đóng tiền bảo lãnh hợp đồng. Theo quy định mới tại luật xuất nhập cảnh của Nhật Bản, khoản tiền đặt cọc này sẽ bị nghiêm cấm thu. Nếu tổ chức tiếp nhận lao động Việt Nam sang Nhật phát hiện doanh nghiệp (DN) trong nước có thu khoản tiền này thì doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị từ chối cung ứng lao động sang Nhật.
Xem toàn bài...
 

kamikaze

Administrator
Re: Xuất khẩu lao động sang Nhật: Cánh cửa thêm rộng

Không thắt chặt luật về việc bỏ trốn, vi phạm hợp đồng v.v... thì việc ra luật bỏ bảo lãnh này chỉ làm cho thị trường này thêm rối loạn. Số người VN cư trú bất hợp pháp, số vụ vi phạm luật của người VN sẽ tăng lên.

Hơn nữa thiếu gì cách để tránh cái tên "tiền bảo lãnh" chứ!
 

-nbca-

dreamin' of ..

Đó là xử tội cư trú bất hợp pháp, còn tội làm việc bất hợp pháp thì sao ạh?

Có thể không phạt người vi phạm (vì cũng như nắm tóc kẻ trọc đầu thôi), còn công ty tiếp nhận lao động cư trú bất hợp pháp và công ty bảo lãnh cho visa cuối của người đó không bị một chế tài nào xử lý ạh? Nếu họ bị phạt thì chắc chắn công ty đã bảo lãnh visa cho người lao động sẽ phải quản lý chặt chẽ việc cư trú, cũng như công ty mới sẽ không muốn tiếp nhận lao động cư trú bất hợp pháp!? - từ đó sẽ hạn chế được việc "trốn ra" của lao động nhập cư.

Chỉ là chút suy nghĩ của cá nhân, còn cụ thể sự thực thế nào chờ các tiền bối giải đáp giúp ạh.
 

kamikaze

Administrator

-Tội làm bất hợp pháp thì cũng sẽ bị yêu cầu cho về nước và không được gia hạn visa trong lần tới chẳng hạn.

-Có đấy chứ. Công ty bảo lãnh và công ty thuê lao động bất hợp pháp bị xử lý đại khái là sẽ không được bảo lãnh hay thuê người nước ngòai nữa.

Lý do không giải quyết triệt để được là vì luật pháp mâu thuẫn như một mớ bòng bòng với nhau. Một mặt thì yêu cầu các công ty bảo lãnh và thuê mướn người nước ngòai có biện pháp để "ép " họ làm đúng nghề, không bỏ ra ngòai v.v.. Mặt khác lại cấm không cho ai có những hành vi gọi là vi phạm nhân quyền như giữ hộ chiếu, quản lý việc đi lại v.v... Ngòai ra việc "bảo đảm quyền được tự do lựa chọn công việc" cũng được áp dụng với người nước ngòai!

Nhiều khi đối với cục quản lý XNC là phạm tội nhưng đối với cảnh sát lại là không. Và ngược lại. Vì thế đã tạo nên một mớ rối tung lên không thể nào xử lý được cả.

Đấy là chưa kể dù có phạm tội gì ở Nhật đi nữa thì về VN vẫn là lý lịch trắng tinh!
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Văn hóa xã hội 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here