Xã hội Người nước ngoài tại Nhật Bản khốn đốn vì bị bỏ rơi trong đại dịch covid-19

Xã hội Người nước ngoài tại Nhật Bản khốn đốn vì bị bỏ rơi trong đại dịch covid-19

Trong đại dịch corona lần này, có thể nói thân phận “người nước ngoài” ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này cũng có những khó khăn riêng bởi một lý do duy nhất “không phải là người bản xứ”. Người nước ngoài tại Nhật cũng không phải là một ngoại lệ. Dù cũng làm việc và đóng thuế như người Nhật đi nữa thì chỉ vì lý do “không mang quốc tịch Nhật” nên người nước ngoài đang chịu nhiều thiệt thòi.Chúng tôi lược dịch và giới thiệu bài viết của về vấn đề này được đăng trên trang Diamond online.

tokyou-machi.jpg
Bài viết có tên “CƯ DÂN NƯỚC NGOÀI BỊ BỎ RƠI TRONG VẤN ĐỀ HỖ TRỢ CORONA, LIỆU NHẬT BẢN CÓ THỂ BỎ MẶC HỌ KHÔNG ?” vớii nội dung như sau:

  • THÔNG TIN VỀ VIỆC CẤP TIỀN HỖ TRỢ CHỈ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN BẰNG TIẾNG NHẬT:
Vào ngày 22 tháng 4, chính quyền thành phố Tokyo đã bắt đầu nhận đơn đăng ký “tiền hỗ trợ ngăn chặn sự lan rộng bệnh truyền nhiễm”. Thành phố sẽ cấp 500.000 yen ( 1 triệu yen trong trường hợp có hai cửa hàng trở lên ) cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu của thành phố về việc tạm ngưng sử dụng các cơ sở và rút ngắn giờ làm việc.

Tuy nhiên, cổng thông tin hướng dẫn mà thống đốc Koike đã công bố tại cuộc họp báo hoàn toàn không có công bố liệu người nước ngoài có phải là đối tượng hay không. Cũng không có hướng dẫn bằng tiếng Anh hay các ngôn ngữ khác. Đăng ký trực tuyến chỉ bằng tiếng Nhật.

“Hiện tại tôi đang đóng cửa hàng lúc 8 giờ tối, như thành phố yêu cầu. Tôi cũng bắt đầu ứng phó bằng cách bán cho khách mang về nhưng lượng khách giảm đến 80%. Chúng tôi cũng đóng thuế giống như người Nhật, vì vậy tôi cũng muốn được cấp tiền hỗ trợ.” Người khiếu nại điều này là ông A, một người Trung Quốc kinh doanh một nhà hàng Trung Quốc ở Shin-Okubo, Shinjuku trong 12 năm.

Vì không thể kiếm được thông tin từ trang cổng thông tin hướng dẫn, ông A đã thử gọi điện lên trung tâm tư vấn. Câu trả lời của một người phụ trách của thành phố là “Không có ghi chép nào đề cập đến việc loại trừ vì có quốc tịch nước ngoài trong yêu cầu đăng ký. Tạm thời ông hãy đăng ký thử xem?”

Tuy nhiên, ông A không giấu nỗi lo lắng của mình và nói rằng :” Tôi không biết liệu thực sự có được hỗ trợ hay không”. Trên thực tế, không ít chủ cửa hàng người nước ngoài không thuộc đối tượng nhận trợ cấp.

Về cơ bản, tiền hỗ trợ ngăn chặn sự lan rộng của dịch bệnh sẽ chỉ được thanh toán cho các trường hợp chấp hành yêu cầu của thành phố như ngừng kinh doanh hoặc đóng cửa hàng trước 8 giờ tối.

Tuy nhiên, các điều kiện cặn kẽ như vậy không được truyền đạt đầy đủ giữa các chủ cửa hàng người nước ngoài. Họ hiểu lầm rằng tất cả các cửa hàng ăn uống sẽ được nhận trợ cấp ,có khá nhiều cửa hàng kéo dài tình trạng mở cửa mà không có khách cho đến cả sau 8 giờ tối.

  • NHỮNG NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI BỊ BỎ RƠI:
Nhà nước và chính quyền địa phương đã đưa ra nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau cho các doanh nghiệp và cá nhân bị ảnh hưởng bởi virus Corona, nhưng không bên nào có thông báo cho người nước ngoài. Ông B, người Nepal sống ở quận Shinjuku, nhà hàng nơi ông làm bị đóng cửa do tuân thủ tuyên bố tình trạng khẩn cấp, lương của ông đã bị cắt giảm.

“Tôi đã nghe nói rằng có sự hỗ trợ từ chính phủ ở Nhật, nhưng tôi không hiểu rõ chi tiết là gì. Tôi không gặp nhiều khó khăn với tiếng Nhật khi làm việc, nhưng thông tin công bố của quận có nhiều từ chuyên môn viết bằng chữ Hán nên hơi khó đối với tôi. ( Theo Ông B )

Do đó, tôi có nhờ một người quen là người Nhật liên lạc giúp tôi tại quầy “hỗ trợ bán lẻ khẩn cấp” do Hội đồng phúc lợi quận Shinjuku cung cấp. Đây là một hệ thống cho vay trong phạm vi 100.000 Yên mà không phải trả lãi.

Thông thường, vì chỉ có cư dân vĩnh trú hoặc vợ hoặc chồng của họ mới là đối tượng nên ông B không thể vay. Tuy nhiên, ông tạm thời nhẹ nhõm khi được nói rằng “Vì lần này là trường hợp đặc biệt do Corona nên chúng tôi sẽ gặp gỡ trao đổi với những người nước ngoài có tư cách lưu trú khác rồi xem xét sau”. Ông B đã ngay lập tức hẹn trao đổi nhưng tình trạng rất đông, có vẻ như việc thực hiện cho vay sẽ vào cuối tháng 6.

Số lượng cư dân nước ngoài tại Nhật Bản hiện nay đã tăng lên đến 2,93 triệu người ,họ đang ở tại Nhật với nhiều tư cách lưu trú khác nhau. “Du học” hay “Thực tập kỹ năng” , “kỹ thuật” của kỹ sư hay IT, phiên dịch và giáo viên ngôn ngữ là “tri thức nhân văn – nghiệp vụ quốc tế”, đầu bếp là “kỹ năng”, được trải rộng trên tất cả các lĩnh vực. Tư cách này sẽ đươc gia hạn trong khoảng 1 năm hoặc 3 năm. Đó là cách nhiều người sống ở Nhật trong 10, 20 năm. Giống như ông B như đề cập ở trên , tư cách lưu trú như thế này ngoài trường hợp cư dân vĩnh trú chiếm khoảng 60% trong tổng số hơn 1,7 triệu người, nhưng họ được cho là “thời gian lưu trú ngắn”, được đánh giá là không thể trả nợ, nên có khả năng họ sẽ nằm ngoài những đối tượng được cho vay khẩn cấp.

Tập đoàn Tài chính Nhật Bản cũng tiến hành “khoản vay đặc biệt cho bệnh truyền nhiễm virus Corona mới” , người nước ngoài đương nhiên về cơ bản chỉ có cư dân vĩnh trú, đối với trường hợp thị thực vài năm thì sẽ được xem xét riêng biệt theo từng trường hợp. Điều này cũng không được công bố trong hướng dẫn cho người nước ngoài trên trang chủ. “Quỹ khẩn cấp thương mại và công nghiệp” của quận Shinjuku dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ , người nước ngoài không phải là cư dân vĩnh trú cũng là đối tượng, nhưng hướng dẫn hoàn toàn bằng tiếng nhật, hầu hết người nước ngoài không biết đến sự tồn tại của hệ thống này.

“Trợ cấp điều chỉnh việc làm” của Bộ y tế, Lao động và Phúc lợi trong đó hỗ trợ việc nghỉ việc cũng tương tự.

Không có ghi chép liên quan đến người nước ngoài trong trong sách hướng dẫn đăng ký có tổng cộng đến 24 trang. Có lẽ là vì đang quá tải nên điện thoại cũng không thể kết nối được. Theo Văn phòng Thanh Tra Tiêu chuẩn Lao động,không ai biết đến việc người nước ngoài cũng là đối tượng.

Đã rất lâu kể từ khi những người lao động nước ngoài trở thành lực lượng hỗ trợ xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, chính quyền đã không thông báo cho họ rằng thực sự có một hệ thống để bảo vệ họ và khiến họ đang bị bỏ rơi trong cơn khủng hoảng này.


● DU HỌC SINH NƯỚC NGOÀI CÓ THỂ BỊ DỒN VÀO ĐƯỜNG CÙNG:

"Ngày càng có nhiều câu hỏi về việc người nước ngoài có thể nhận được 100.000 yên tiền mặt hay không.". Đây là những gì Makoto Iwahashi, người phụ trách trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài “POSSE”, một tổ chức phi lợi nhuận nói.

Để đối phó với sự lây lan của virus Corona mới, chính phủ đã quyết định trợ cấp 100.000 yên tiền mặt và được đưa tin ngay lập tức rằng người nước ngoài cũng là đối tượng nhận trợ cấp. Tuy nhiên, có một số người nước ngoài không thể nắm bắt được thông tin này. .

"Kể từ tháng 3, chúng tôi đã nhận được hơn 200 câu hỏi từ người nước ngoài. Ngày càng nhiều người nước ngoài gặp khó khăn khi sống ở Nhật Bản, bao gồm cả du học sinh nước ngoài đã giảm thời gian làm việc tại các nhà hàng." ( Theo ông Iwahashi )

Ngay cả những chuỗi nhà hàng quán ăn lớn nơi vận hành nhờ vào nhân lực người nước ngoài, đã có trường hợp không trả tiền trợ cấp đóng cửa ngừng kinh doanh. Nhiều người nước ngoài thậm chí còn không biết hệ thống như vậy tồn tại. Trợ cấp ngưng kinh doanh bất kể quốc tịch hay tư cách lưu trú đều có quyền được nhận. Vì lý do này, ông Ishihashi khuyên họ rằng “Trước tiên hãy làm thủ tục xin hỗ trợ đóng cửa ngừng kinh doanh.”

“Ngoài tiền thuê nhà, du học sinh còn phải nộp tiền học phí trả góp mỗi tháng. Việc giảm công việc làm thêm là vấn đề sống còn, cũng có người chỉ có 40.000 đến 50.000 yen tiền mặt trong tay.” ( Theo ông Iwahashi ).

Nếu họ không đóng học phí và bỏ học, khi đó họ sẽ mất tư cách lưu trú “du học” . Để tránh tình trạng đó, họ đã phải xoay xở rời khỏi căn hộ đang thuê và vào nhà người bạn của mình để không mất tiền thuê nhà. Sau đó, bạn của họ đã bị nhân viên bất động sản mắng “ Có người khác với người ký hợp đồng đang sinh sống”

Do đó, việc sống trong nhà của một người bạn trở nên khó khăn hơn, họ dần bị dồn vào đường cùng,nhưng cũng quá thiếu sót thông tin hay trợ giúp của các cơ quan hành chính để có thể thoát khỏi tình trạng này.

Trợ cấp sinh hoạt cũng là biện pháp cuối cùng trong những lúc như vậy, nhưng “chỉ có cư dân vĩnh trú mới là đối tượng. Trợ cấp này không được công nhận cho du học sinh hay những người có thị thực lao động” ( Theo ông Iwahashi )

  • CHỦ DOANH NGHIỆP NGẠI NHẬN HỖ TRỢ VÌ LO SỢ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TƯ CÁCH LƯU TRÚ:
Một số người nước ngoài đã bị sa thải do thảm họa Corona nhưng vẫn không thể nhận được trợ cấp thất nghiệp.

“Có nhiều trường hợp giáo viên ngôn ngữ không tham gia bảo hiểm lao động vì họ được coi là ủy thác nghiệp vụ chứ không phải là hợp đồng lao động. Trong đó, cũng có trường hợp không thông báo cho chính đương sự những sự thật như vậy”. Ông Iwahashi nói.

Ngoài ra, trong số những người nước ngoài điều hành các nhà hàng nhỏ và cửa hàng tạp hóa, có khá nhiều người ngại đăng ký ngay cả khi họ biết các biện pháp hỗ trợ.

Họ sợ rằng “nếu bị lỗ thì chẳng phải sẽ bị ảnh hưởng xấu đến việc gia hạn tư cách lưu trú với tư cách là người quản lý hay sao ?” “ Nếu đăng ký hỗ trợ liên quan đến Corona, chẳng phải sẽ bị cho là tình hình kinh doanh không tốt và không thể gia hạn được hay sao ? . Trong tình huống khẩn cấp này, hệ thống liên quan đến người nước ngoài không theo kịp thực tế, các biện pháp truyền đạt thông tin không đủ.

“Nhật bản đã chấp nhận dư học sinh và người lao động nước ngoài mà không chuẩn bị hệ thống an sinh xã hội. Tôi nghĩ rằng ách tắc đó đã được làm rõ do Corona.” ( Ông Iwahashi )

Tôi nghĩ rằng hiện tại thậm chí hoàn toàn không bắt kịp việc trợ giúp cho người Nhật Bản, thì kể cả cơ quan hành chính lẫn toàn thể xã hội không còn hơi sức đâu mà màng đến việc lo cho người nước ngoài nữa.

Mặc dù vậy, vì số lượng người nước ngoài đã đươc tăng lên bởi chính sách quốc gia để bù đắp cho tình trạng thiếu lao động, chẳng phải nhà nước nên để mắt hơn đến nhưng người nước ngoài đang ở trong hoàn cảnh khó khăn hay sao ?



BÀN THÊM:

Vấn đề có những điểm không rõ ràng trong hệ thống hành chính của Nhật Bản đã gây khó khăn cho người nước ngoài là điều không thể phủ nhận. Nhưng việc tác giả bài viết phàn nàn rằng không có hướng dẫn bằng tiếng nước ngoài dành cho người nước ngoài thì có lẽ là đòi hỏi quá đáng. Lý do là vì một khi muốn sinh sống lâu dài, làm việc ở Nhật thì bản thân người nước ngoài đó phải tự trau dồi tiếng Nhật để “nhập gia thì tùy tục”. Trường hợp vì lý do gì đó (cu trú ngắn hạn, vì loại hình công việc v.v...) mà không thể tự trang bị khả năng tiếng Nhật cho bản thân thì phải tự lo bằng cách yêu cầu các công ty quản lý (có phiên dịch) hay tự thuê phiên dịch để tìm hiểu.Người nước ngoài không thể đòi hỏi chính phủ Nhật phải có văn bản bằng tiếng nước mình được.

Ngoài ra, người nước ngoài sống ở Nhật cần tự thân vận động tự tìm hiểu thông tin cần thiết cho bản thân chứ không thể mọi thứ ngồi chờ chính phủ Nhật “thông báo”, “giải thích” được. Đơn cử, vấn đề nhiều người nước ngoài không dám xin hỗ trợ vì lo ảnh hưởng đến tư cách lưu trú cũng xảy ra do bản thân một số người nước ngoài không chịu tìm hiểu thông tin mà thôi.

Có thể nói tiếng Nhật nói riêng và kiến thức tổng hợp về văn hóa xã hội Nhật Bản là những yếu tố có ảnh hưởng lớn đến đời sống của người nước ngoài tại Nhật Bản.
 

Bài viết liên quan

ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
ĐIỂM TIN NHẬT BẢN 0
Your content here
Top