Theo một cuộc khảo sát chung do Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp thực hiện, 60% trường đại học đã không cảnh báo du học sinh học tập tại Nhật Bản về việc cấm mang công nghệ cho mục đích quân sự khi trở về nước. Chính phủ đang tăng cường các biện pháp đối phó với sự rò rỉ công nghệ do du học sinh , nhưng các trường đại học đang cho thấy rõ mức độ nhận thức rủi ro thấp.
Việc mang công nghệ dẫn đến sự phát triển của vũ khí hủy diệt hàng loạt được quy định trong "Luật Ngoại hối và Ngoại thương" . Hướng dẫn của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp khuyến nghị
(1) Thực hiện cam kết bằng văn bản và cảnh báo sự chú ý tại thời điểm nhập học để không mang công nghệ được quy định ra ngoài
(2) Xác nhận có hay không việc mang công nghệ ra ngoài và thực hiện cảnh báo chú ý tại thời điểm tốt nghiệp
nên được thực hiện.
Phương pháp cảnh báo chú ý được ủy thác cho mỗi trường đại học, chẳng hạn như giải thích riêng biệt hoặc phổ biến bằng văn bản.
Trong tháng 4, hai Bộ đã tiến hành kiểm tra tổng số 327 trường đại học, bao gồm các trường đại học quốc gia, trường đại học công lập có ngành khoa học và thông tin, và 320 trường đại học đã phản hồi. Khi được hỏi liệu có bất kỳ cảnh báo nào khi về nước hay không, 41,9% (36 trường) trường đại học quốc gia, 71,8% (28 trường) trường công lập và 66,7% (130 trường) trường tư thục trả lời rằng họ chưa thực hiện. Nhìn chung, khoảng 61% trường đã không thực hiện cảnh báo .
Chính phủ hy vọng thông qua việc cảnh báo sẽ có hiệu quả trong việc ngăn chặn mang công nghệ được quy định ra ngoài Nhật Bản . Một quan chức thuộc trường đại học tư nhân ở Tokyo, nơi không tiến hành cảnh báo, cho biết, "Tôi biết điều đó là cần thiết, nhưng những rủi ro về an ninh mới được chỉ ra gần đây và việc chuẩn bị vẫn chưa bắt kịp. Tôi muốn thay đổi điều đó." . Bộ Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ cho biết, "Những nỗ lực đang tiến bộ qua từng năm, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo rằng cần phải nỗ lực triệt để."
Số lượng du học sinh tại Nhật Bản ( tính đến ngày 1 tháng 5 năm ngoái) là 279.597 người, và gần một nửa đến từ Trung Quốc. Mỹ đang tăng cường cảnh giác rằng Trung Quốc có thể sử dụng du học sinh để mang công nghệ trở về nước. Giáo sư Masahiko Hosokawa của Đại học Meisei, người quen thuộc với vấn đề rò rỉ công nghệ, chỉ ra rằng "nếu công nghệ theo quy định bị rò rỉ, Nhật Bản có thể bị loại khỏi khuôn khổ nghiên cứu chung với Mỹ, quốc gia có cảm giác khủng hoảng cao".
( Nguồn tiếng Nhật )
Có thể bạn sẽ thích