Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt Nam ( Vinasa) vừa phát động chương trình hợp tác doanh nghiệp phần mềm Việt - Nhật trong phiên Đại hội toàn quốc lần II của hiệp hội diễn ra trong hai ngày 17 và 18-6-2005 tại TP.HCM. Theo đánh giá của Vinasa, Nhật Bản sẽ là thị trường gia công xuất khẩu phần mềm lớn nhất của VN trong thời gian tới.
Bắt đầu từ năm 2003, Vinasa đã liên tục tổ chức các doanh doanh nghiệp đi phát triển thị trường tại Nhật Bản và tìm kiếm đối tác, tham gia Hội chợ gia công phần mềm JETRO và ký các thoả thuận hợp tác với hai Hiệp hội CNTT lớn nhất của Nhật là JISA ( Hiệp hội dịch vụ CNTT Nhật Bản) và ANIA (Hiệp hội CNTT toàn quốc Nhật Bản). Vinasa và hai Hiệp hội này đã tổ chức các buổi hội thảo hợp tác Việt - Nhật và sắp xếp đưa các doanh nghiệp phần mềm Nhật đến tìm hiểu, gặp gỡ đối tác tại Việt Nam.
Sắp tới, Vinasa sẽ tổ chức đưa kỹ sư CNTT của các doanh nghiệp hội viên sang thực tập, bồi dưỡng tại doanh nghiệp phần mềm Nhật theo chương trình học bổng AOTS, biên soạn cẩm nang hợp tác với doanh nghiệp CNTT Nhật Bản, vận động chính phủ hai nước triển khai thành lập trường Đại học CNTT Nhật Bản tại Việt Nam, đồng thời hợp tác với VJTEC mở rộng chương trình sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản.
Ngành công nghiệp phần mềm VN cũng được dự báo là phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực do công tác đào tạo không theo kịp nhu cầu phát triển của ngành và do các công ty nước ngoài thu hút mất một bộ phận nhân lực có trình độ cao. Hạ tầng cơ sở CNTT và VT phát triển không theo kịp và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách phát triển CNTT quốc gia thiếu đồng bộ, ban hành chậm hoặc triển khai không hiệu quả, đặc biệt là thiếu chính sách phát triển thị trường trong nước và đầu tư CNTT dàn trải, không hiệu quả cũng là vấn đề các doanh nghiệp đang lo lắng. Mặt khác, tình trạng xâm phạm bản quyền phần mềm vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt là đối với phần mềm thương mại của các doanh nghiệp trong nước.
(theo Tuổi Trẻ)
Bắt đầu từ năm 2003, Vinasa đã liên tục tổ chức các doanh doanh nghiệp đi phát triển thị trường tại Nhật Bản và tìm kiếm đối tác, tham gia Hội chợ gia công phần mềm JETRO và ký các thoả thuận hợp tác với hai Hiệp hội CNTT lớn nhất của Nhật là JISA ( Hiệp hội dịch vụ CNTT Nhật Bản) và ANIA (Hiệp hội CNTT toàn quốc Nhật Bản). Vinasa và hai Hiệp hội này đã tổ chức các buổi hội thảo hợp tác Việt - Nhật và sắp xếp đưa các doanh nghiệp phần mềm Nhật đến tìm hiểu, gặp gỡ đối tác tại Việt Nam.
Sắp tới, Vinasa sẽ tổ chức đưa kỹ sư CNTT của các doanh nghiệp hội viên sang thực tập, bồi dưỡng tại doanh nghiệp phần mềm Nhật theo chương trình học bổng AOTS, biên soạn cẩm nang hợp tác với doanh nghiệp CNTT Nhật Bản, vận động chính phủ hai nước triển khai thành lập trường Đại học CNTT Nhật Bản tại Việt Nam, đồng thời hợp tác với VJTEC mở rộng chương trình sát hạch kỹ sư CNTT theo chuẩn Nhật Bản.
Ngành công nghiệp phần mềm VN cũng được dự báo là phải đối mặt với sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực do công tác đào tạo không theo kịp nhu cầu phát triển của ngành và do các công ty nước ngoài thu hút mất một bộ phận nhân lực có trình độ cao. Hạ tầng cơ sở CNTT và VT phát triển không theo kịp và làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính sách phát triển CNTT quốc gia thiếu đồng bộ, ban hành chậm hoặc triển khai không hiệu quả, đặc biệt là thiếu chính sách phát triển thị trường trong nước và đầu tư CNTT dàn trải, không hiệu quả cũng là vấn đề các doanh nghiệp đang lo lắng. Mặt khác, tình trạng xâm phạm bản quyền phần mềm vẫn chưa được cải thiện, đặc biệt là đối với phần mềm thương mại của các doanh nghiệp trong nước.
(theo Tuổi Trẻ)
Có thể bạn sẽ thích