Theo số liệu thống kê thương mại tháng 10 ( báo cáo sơ bộ ) do Bộ Tài chính công bố vào ngày 17, cán cân thương mại, được tính bằng cách lấy tổng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu đã đạt mức thâm hụt 2,1623 nghìn tỷ yên. Đây là mức thâm hụt lớn nhất kể từ năm 1979, nguyên nhân là do giá tài nguyên tăng và đồng yên mất giá.
Cán cân thương mại đã ở mức thâm hụt trong 15 tháng liên tiếp. So với mức thâm hụt 1,1 nghìn tỷ yên trong tháng 10 năm 2013, mức thâm hụt lần này đã tăng mức đáng kể. Tỷ giá hối đoái trung bình trong tháng 10 giảm xuống còn khoảng 145 yên =1 đô la, giảm khoảng 34 yên so với cùng tháng năm ngoái và điều này cũng gây ra tác động đáng kể đến hàng nhập khẩu, chiếm tỷ trọng lớn trong các giao dịch bằng đô la.
Tổng giá trị nhập khẩu tăng 53,5% so với cùng kỳ năm ngoái lên 11,1638 nghìn tỷ yên, mức cao nhất từ trước đến nay . Than và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Australia tăng 2,5 lần và dầu thô từ Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tăng 97,1%. Sự mất giá của đồng yên đã thúc đẩy giá tài nguyên cao.
Tổng giá trị xuất khẩu tăng 25,3% lên 9,015 nghìn tỷ yên, cao nhất từ trước đến nay. Xuất khẩu mặt hàng ô tô chủ yếu dành cho thị trường Mỹ đã tăng 81,0%, trong khi nhiên liệu khoáng sản như dầu diesel cho Úc đã tăng 76,2% . Các bộ phận điện tử như chất bán dẫn xuất khẩu cho Hàn Quốc cũng tăng 20,1%, đây là mức tăng phản tác dụng so với năm trước khi sản xuất giảm do đại dịch Corona và đồng Yên yếu hơn cũng góp phần cho điều này.
( Nguồn tiếng Nhật )
Có thể bạn sẽ thích